Tìm hiểu kĩ càngTrước khi quyết định ra nước ngoài làm việc, bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị kĩ càng về mọi mặt. Việc xác định điểm đến có thể tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Ngôn ngữ bạn có thể nói; Thời gian bạn muốn ở lại; Các yêu cầu thị thực (visa) tại nước đó; Ngành nghề bạn muốn làm việc; Loại hình công việc mong muốn (ngắn hạn hay dài hạn, toàn thời gian hay bán thời gian…); Mức lương bạn mong đợi; Chi phí để bạn chuyển đến đó sống và làm việc;…
Một khi đã xác định cụ thể từng yếu tố, bạn sẽ không chỉ chọn được đất nước phù hợp nhất mà còn có thể lập kế hoạch triển khai chi tiết nhằm biến ý tưởng thành hiện thực.
|
Nguồn hình: Freepik |
Chọn làm việc ở đâu?
Tiềm năng ở mỗi nơi sẽ khác nhau về số lượng đầu việc, khả năng thu nhập, mức chi phí và giá cả sinh hoạt, cơ hội tích luỹ tài chính, nhu cầu giải trí hay lối sống.
Dưới đây là danh sách những quốc gia và vùng lãnh thổ phổ biến, thường được nhiều bạn trẻ cân nhắc đầu tiên khi muốn làm việc tại nước ngoài:
Singapore:đây là điểm đến tuyệt vời cho những ai muốn tìm nơi thuận lợi để phát triển sự nghiệp. Nếu bạn có trình độ chuyên môn cao, sẽ có rất nhiều công ty với chính sách đãi ngộ nhân tài tốt đang chờ. Các ngành nghề nên cân nhắc là y tế, tài chính - ngân hàng, kỹ thuật, công nghệ, du lịch - khách sạn.
Nhật Bản:Xếp vào hàng quốc gia có nền kinh tế phát triển trên toàn thế giới, Nhật Bản luôn mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ muốn chuyển đến tham gia làm việc trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, kỹ thuật, điện tử, kế toán tài chính…
Hồng Kông:Nếu thực sự có kỹ năng và chuyên môn giỏi, bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc với mức lương hấp dẫn trong các ngành nghề như tài chính ngân hàng, luật, công nghệ thông tin, giáo dục hoặc bán lẻ.
Đài Loan:đây là nơi dễ làm việc và không khác biệt nhiều với Việt Nam nên có thể xem là “miền đất hứa” cho những ai muốn ra nước ngoài phát triển sự nghiệp. Hãy để mắt đến các ngành nghề “hot” có nhu cầu nhân lực lớn tại Đài Loan như công nghệ thông tin, điện tử, du lịch, truyền thông đa phương tiện…
Ngoài ra, Úc, Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức cũng là những “miền đất mơ ước” của nhiều người Việt Nam khi tìm việc ở nước ngoài. Những người làm việc ở các quốc gia này đa phần là du học sinh, nhân tài được săn tuyển hoặc người lao động được công ty cử đi.
Lợi ích khi làm việc ở nước ngoài
Có rất nhiều lý do để cân nhắc về một công việc ở nước ngoài.
Đầu tiên là tăng cường “sức mạnh” cho CV. Nếu có thể tìm được “bãi đáp” ở nước ngoài, điều này không những giúp bạn mở rộng kinh nghiệm làm việc mà còn cải thiện nhận thức về văn hoá, tính linh hoạt, kỹ năng giao tiếp cùng hàng loạt kỹ năng khác được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Đồng thời, bằng cách khiến cho các kỹ năng và kinh nghiệm của mình được nhà tuyển dụng ở nhiều nước khác biết đến, bạn sẽ mở ra cho mình hàng loạt cơ hội, ở nhiều địa điểm làm việc khác nhau.
Bên cạnh đó, bạn sẽ trưởng thành và học hỏi được nhiều thêm. Ngoài những kỹ năng bạn học được trong quá trình làm việc, bạn có thể “hưởng lợi” từ mọi thứ mà nền văn hoá này cung cấp, chưa kể là bạn chắc chắn sẽ thông thạo thêm ngoại ngữ mới.
Triển vọng công việc cũng sẽ tốt hơn. Với nhiều nước đang thiếu hụt nhân sự giỏi (về vài kỹ năng đặc thù hoặc cho ngành nghề nhất định), chuyên môn của bạn hẳn sẽ được tìm kiếm và trọng dụng. Nếu đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường lao động trong nước, mở rộng phạm vi tìm việc ra nước ngoài cũng là cách bạn giúp mình tự gia tăng cơ hội tìm thấy công việc mơ ước.
Tìm bằng cách nào?
Một số địa chỉ mà bạn cần thường xuyên truy cập để có thể tiếp cận được thông tin tuyển dụng như: Trang tuyển dụng của công ty mà bạn đang theo dõi hoặc yêu thích; Các trang web việc làm có giới thiệu việc làm quốc tế; Các trang web việc làm có trụ sở tại quốc gia bạn muốn đến; Các công ty/trung tâm giới thiệu việc làm.
Vài gợi ý để nhanh chóng tìm được việc
Chọn một quốc gia: Muốn xác định đúng nơi tốt và phù hợp nhất thì bạn cần tìm hiểu rất nhiều - cả về vấn đề lối sống lẫn chi phí, thêm vào đó là những thủ tục hành chính, yêu cầu thị thực và văn hoá làm việc.
Tìm hiểu xem công việc nào đang để mở:Hãy khám phá danh sách những kỹ năng mà nơi bạn dự định chuyển đến đang thiếu hụt nhân sự, cũng như đâu là các ngành nghề quan trọng có khả năng mở ra nhiều cơ hội nhất.
Làm rõ mục tiêu làm việc ở nước ngoài vào CV:Bên cạnh việc ghi rõ vào CV nguyện vọng hoặc mục tiêu muốn di chuyển ra nước ngoài làm việc, bạn cũng cần đảm bảo rằng định dạng, bố cục, nội dung (gồm cả ngôn ngữ và chính tả) trình bày trong đó phù hợp với yêu cầu điển hình quốc gia đang muốn đến.
|
Nguồn hình: Freepik |
Tìm kiếm đúng chỗ:Ngoài việc tìm kiếm trên những trang việc làm quốc tế lẫn trong nước, bạn còn có thể trực tiếp ứng tuyển vào các vị trí mà các công ty chủ động mở ra.
Tìm kiếm cả những cơ hội ngắn hạn:Hầu hết các quốc gia sẽ cung cấp hình thức visa du lịch kết hợp làm việc, cho phép bạn vừa sống vừa làm việc trong khi tìm kiếm công việc lâu dài. Đây là lựa chọn cực kỳ phổ biến của nhiều người tại các nước như Úc và New Zealand, nơi mà những công việc như trồng trọt, hái trái cây và thu hoạch mùa vụ có nhu cầu tuyển dụng cao.
(Nguồn: CareerBuilder)
" alt=""/>Chuẩn bị gì khi muốn tìm việc ở nước ngoài?