Tháng 4,ữngkẻcoibắtnạttrênmạnglàthúđội tuyển quốc gia việt nam Wei Qian (nhà báo) đã sử dụng QQ, một ứng dụng nhắn tin phổ biến của Trung Quốc, để liên lạc với một nhóm những kẻ thích bắt nạt trên mạng xã hội. Đây là một phần của dự án báo cáo cho tạp chí Sanlian Lifeweek. Wei đã chia sẻ những trải nghiệm của mình trong bài viết trên Sixth Tone. Thực tế, cô không phải người đầu tiên và duy nhất thực hiện dự án nhắm vào những kẻ bắt nạt trên mạng xã hội. Vào năm 2016, beauty blogger Em Ford đã thực hiện một bộ phim tài liệu ngắn mang tên "Troll Hunters" (tạm dịch: săn tìm kẻ bắt nạt), trong đó cô cố gắng tìm cách đối đầu trực diện với những kẻ bắt nạt mình. Săn tìm kẻ quấy rốiSau khi thuê một thám tử theo dõi, Ford cuối cùng đã sắp xếp một cuộc gặp với kẻ quấy rối mình ở bãi đậu xe bên dưới căn hộ của hắn.
"Tại sao anh lại nhắn những lời lẽ xúc phạm đến người khác", Ford hỏi, giọng run lên vì giận dữ. "Cho vui thôi", kẻ bắt nạt đáp lại một cách dửng dưng. Wei Qian không tiến xa như Ford. Ngay từ đầu, cô đã biết rất khó, nếu không muốn nói là không thể nào thuyết phục một kẻ bắt nạt trực tuyến gặp mình ngoài đời. "Xác định địa chỉ của họ là chuyện bất khả thi. Ngay cả cảnh sát cũng khó xác định được thủ phạm trong nhiều vụ bắt nạt trực tuyến", Wei bày tỏ. Nữ nhà báo quyết định tập trung tiếp cận trực tuyến. Đầu tiên, cô xem lại các vụ bắt nạt trực tuyến nổi tiếng trong những năm trước và lướt qua các trang chứa thông điệp thù hận nhằm tìm ra một mẫu tiêu biểu: những kẻ đặc biệt tàn nhẫn, tái phạm và những người cuối cùng chịu nói lời xin lỗi. Tổng cộng, Wei và nhóm của mình đã gửi gần 150 tin nhắn riêng tư tới những kẻ chuyên quấy rối trên Internet để yêu cầu phỏng vấn. Chỉ có 8 người hồi đáp. Mọi người đều có định kiến nhất định về nhóm này: cho rằng họ có thể không có việc làm hoặc thiếu giao tiếp xã hội, những kẻ này dựa vào môi trường trực tuyến để trút giận và là một phần của thế giới ngầm đen tối của xã hội.
Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2017 do các nhà nghiên cứu tại Stanford và Cornell thực hiện đã phát hiện rằng bắt nạt trên mạng không chỉ giới hạn ở những người chống đối xã hội. Các cuộc phỏng vấn của Wei cũng ủng hộ quan điểm này. Một người được phỏng vấn đặc biệt hợp tác cho biết anh ta có một công việc tốt, có vợ và những đứa con. Nhưng mỗi đêm, anh ta đăng những lời lẽ gây hấn trên các nền tảng mạng xã hội. Người này nhắm mục tiêu đến người dùng là phụ nữ, gọi họ là "đĩ" và "bọn lừa đảo hẹn hò" không có lòng tự trọng. "Anh ta cho tôi xem những tin nhắn một cách tự nhiên, như thể chuyện đó chẳng có gì to tát. Khi tôi hỏi sâu hơn về xuất thân, mối quan hệ của anh với bố mẹ và những phụ nữ trong cuộc đời, anh từ chối trả lời và đáp: 'Đừng cố phân tích tâm lý tôi'", Wei kể. Chân dung kẻ bắt nạtMột số người đồng ý cho Wei phỏng vấn đang ở độ tuổi rất trẻ, gồm 4 thanh thiếu niên khoảng 15-18 tuổi. Họ đều có xu hướng hoạt động tích cực trên Bilibili, một nền tảng chia sẻ video lớn nhất nhì Trung Quốc, phổ biến nhất với người trẻ. Theo dõi hoạt động trên QQ của họ, nhóm của Wei nhận thấy họ có xu hướng đi bình luận gây hấn vào cuối tuần, khi nghỉ làm hoặc rảnh rỗi sau các buổi học. Đắm chìm trong không gian kỹ thuật số từ bé, nhóm này có xu hướng thờ ơ với các mối quan hệ đời thực. Những đứa trẻ bắt nạt không chỉ có ở Trung Quốc. Ginger Gorman, nhà báo người Australia, từng lưu ý trong cuốn sách "Troll Hunting" năm 2019 của mình rằng những kẻ lừa đảo trực tuyến thường là trẻ em từ 11 đến 16 tuổi, sử dụng Internet quá mức và ít có sự giám sát của cha mẹ. Một số nhà nghiên cứu tin bắt nạt trên mạng có thể là do "sự thiếu đồng cảm", rằng bộ não con người được thiết kế để tương tác trực tiếp chứ không phải giao tiếp trực tuyến. Trong một thế giới nơi mọi người sử dụng văn bản và biểu tượng cảm xúc để truyền đạt thông tin, thật khó để tưởng tượng mục tiêu tấn công của họ là một con người thực sự có máu, thịt, cảm xúc và niềm vui. Một nghiên cứu năm 2014 tại Đại học Manitoba đã phát hiện ra rằng bắt nạt trực tuyến thường liên quan đến "bộ tứ đen tối" của các đặc điểm tính cách: chủ nghĩa xảo quyệt, tự ái, bệnh tâm thần và bạo dâm.
Nhưng một số người được Wei phỏng vấn dường như khó có thể phân loại theo cách ấy. Một trong số đó là người đàn ông 27 tuổi, chỉ nói biệt danh của mình là “Full Stop”, cho biết mình là kỹ sư giám sát đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ. Là một kẻ bắt nạt trực tuyến lâu năm, anh ta cởi mở về động cơ của mình, có thể khiến người ngoài bối rối. Ví dụ, Full Stop từng dành nửa năm để bắt nạt game thủ yêu thích của mình với mục đích tăng sự nổi tiếng của người đó. "Những bình luận của anh ta thường rất ác ý, chỉ cần đọc lên đã thấy choáng ngợp. Nhưng khi chúng tôi nói chuyện, Full Stop dường như dần mất cảnh giác. Anh kể cho tôi nghe về gia đình và các mối quan hệ, thậm chí còn phàn nàn về công việc như thể chúng tôi là bạn bè", Wei kể. Vào cuối dự án, Wei bắt đầu tin rằng có thể không có thứ gọi là "những kẻ bắt nạt trên mạng", họ chỉ là những con người túng thiếu, lo lắng, cô đơn và bối rối. "Tôi thậm chí bắt đầu cảm có lỗi với Full Stop. Nếu đã thực sự coi tôi như một người bạn, anh ấy sẽ phản ứng thế nào khi câu chuyện lộ ra? Anh ấy liệu có cảm thấy bị phản bội?". Ngay sau khi hoàn thành dự án của mình, Wei đã đăng xuất khỏi QQ và không đăng nhập lại trong nửa năm. Ngừng kết nối cũng là khuyến nghị của nhiều nhà tâm lý học: Ngừng sử dụng nền tảng là cách tốt nhất để nạn nhân bị bắt nạt trên mạng tự bảo vệ mình. Nhưng Wei không thể trốn tránh vấn đề này mãi được, một phần vì những bi kịch liên quan đến bắt nạt trên mạng vẫn tiếp tục xảy ra. Trong tháng 11, một giáo viên ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc đã chết vì một cơn đau tim đột ngột sau một sự cố "đột nhập" ác ý trong một lớp học trực tuyến. "Cuối cùng tôi cũng lấy hết can đảm để mở QQ. Chỉ có Full Stop nhắn tin cho tôi, và cậu ấy gọi tôi là 'chị': 'Chị có khỏe không? Chị đã xuất bản bài viết của mình chưa? Tôi nhớ chị rất nhiều'". (Theo Zing) |