Trở lại sau 2 năm tổ chức trực tuyến, VUS TESOL 2022 thu hút sự tham gia của gần 3.000 người đến từ khắp địa bàn TP.HCM, các tỉnh thành trên toàn quốc cũng như từ các quốc gia như: Philippines, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tanzania, Peru, Afghanistan, Uzbekistan, Anh, Ecuador, Áo.
Chị Ngô Thuận Anh - Giáo viên tại Trường THPT Nhân Việt, quận 12, TP.HCM chia sẻ: “Mình từng tham gia VUS TESOL phiên bản online trong mùa dịch, và hôm nay rất háo hức khi có mặt tại hội nghị phiên bản offline. Hội nghị đã đóng góp thiết thực cho việc xây dựng mạng lưới liên hệ của các giáo viên, vì công việc giảng dạy không chỉ mang tính chất cá nhân mà còn cần có sự chung tay của cả cộng đồng.”
VUS TESOL 2022 thông qua việc kết nối các chuyên gia quốc tế và trong khu vực đã giúp cộng đồng giáo viên giảng dạy Anh ngữ có thời gian để lắng nghe các chia sẻ, nhìn lại những thách thức trong thời gian qua. Bên cạnh đó hội nghị chỉ ra những thành tựu đã đạt được trước tác động trực tiếp trong giai đoạn hậu đại dịch cũng như từ cách mạng công nghệ 4.0 và toàn cầu hóa.
Hội nghị có 20 phiên thảo luận về các ý tưởng liên quan đến việc giảng dạy Anh ngữ như phương pháp đọc chọn lọc, áp dụng công nghệ trong dạy và học, chuyển đổi linh hoạt giữa trực tiếp và trực tuyến, thu hút học viên bằng các trò chơi trong lớp học, áp dụng quy trình RTP trong việc dạy kỹ năng đọc, áp dụng “lớp học đảo ngược” (Flipped Classroom) hay mô hình 3xP (three times practice) trên các nền tảng truyền thống và kỹ thuật số.
Bà Vũ Thị Tú Anh - Phó Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên - Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích việc sáng tạo trong những chương trình nhà trường, lớp học và việc vào cuộc của giáo viên trong thiết kế và tạo ra hoạt động giảng dạy phù hợp. Điều này đòi hỏi sự tích cực tham gia của giáo viên trong quá trình tự bồi dưỡng và tích cực tương tác với công nghệ để có thể làm chủ quá trình dạy học của mình”.
“Vì thế, tôi muốn ghi nhận nỗ lực của mỗi cá nhân có mặt tại hội nghị VUS TESOL ngày hôm nay vì sự phát triển nghề nghiệp của các bạn và phát triển tinh thần tập thể để đưa nền giáo dục tiếng Anh ở Việt Nam tiến lên với sự đổi mới và phát triển công nghệ.” - bà Tú Anh chia sẻ tại phiên khai mạc của hội nghị.
Bên cạnh đó, bà Tú Anh cũng cho rằng hội nghị VUS TESOL là một sự kiện chuyên môn rất có ý nghĩa. Trước hết là về tính lịch sử với 17 năm tổ chức cũng như về số lượng, quy mô, thành phần người tham dự đa dạng. Thứ hai, hội nghị tập trung vào hoạt động bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên nói chung và giáo viên giảng dạy tiếng Anh. Đây cũng là hoạt động trọng tâm mang tính quyết định đến việc đảm bảo công tác dạy học cũng như đổi mới giáo dục ngoại ngữ hiện nay.
Hội nghị VUS TESOL hưởng ứng sáng kiến từ Chính phủ trong khuôn khổ các chương trình thúc đẩy “Mô hình cộng đồng học tập ngoại ngữ” (Foreign Language Learning Community System), góp phần tăng hiệu quả của hợp tác công và tư. Trong đó, VUS - một hệ thống giáo dục hàng đầu cùng tham gia và đóng góp xây dựng một nền tảng trực tuyến mạnh mẽ để phát triển và cung cấp các tài nguyên giáo dục mở.
Bên cạnh nền tảng vững chắc về nghiệp vụ, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho giáo viên cũng là mối quan tâm trọng yếu. Thầy Matthew Ritmaz với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm tại VUS Phú Mỹ Hưng, tham gia hội nghị với vai trò là diễn giả chia sẻ: “Chủ đề của hội nghị lần này ấn tượng vì mang đến các vấn đề cập nhật mới nhất về nội dung, kiến thức, công nghệ đồng thời còn tập trung về khía cạnh cảm xúc của các giáo viên hiện nay như: Tương lai ETL: Tư duy mới về phát triển nghiệp vụ và nâng cao sức khỏe tinh thần cho giáo viên dẫn dắt bởi thầy Steven Happel - Quản lý đào tạo cấp cao tại VUS; Chủ đề Giáo dục năng lực Cảm xúc - Xã hội trong công việc và cuộc sống của diễn giả Andrew Duenas. Thông qua đó, các giáo viên thêm tự tin và vững vàng tâm lý nhằm bảo đảm hiệu quả và chất lượng giảng dạy trong mỗi giờ lên lớp..”
VUS TESOL 2022 khép lại kỳ hội nghị thứ 18, đánh dấu hành trình 17 năm không ngừng đổi mới để mang đến những chương trình giáo dục và chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế. Đồng thời, thông qua hội nghị, hệ thống còn tạo nên một diễn đàn nơi các giáo viên có thể được gặp gỡ, giao lưu trao đổi, xây dựng niềm say mê với nghề. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng của giảng dạy ngoại ngữ.
Độc giả quan tâm đến Hội nghị VUS TESOL và các chương trình của hệ thống VUS tham khảo thông tin tại: https://vus.link/VusNews
Ngọc Minh
" alt=""/>VUS TESOL 2022 quy tụ gần 3.000 giáo viên và nhân sự ngành giáo dụcThực tập còn là quãng thời gian quý giá bởi giúp các bạn sinh viên nâng cao và hoàn thiện kỹ năng. Thông qua các hoạt động giao tiếp, ứng xử, thuyết trình hay làm việc nhóm trong khi thực tập, sinh viên có thể dần trau dồi và rèn luyện, hoàn thiện kỹ năng mềm của bản thân.
“Một kỳ thực tập chỉn chu và nghiêm túc thật sự trau dồi thêm cho bản thân em rất nhiều điều, từ kiến thức chuyên môn đến kỹ năng mềm. Những thứ học trên ghế nhà trường chỉ là nền tảng, khi ứng dụng vào công việc lại có vô vàn biến số mà nếu bản thân không trực tiếp thực hành, em không thể lường trước được những tình huống bất ngờ. Thật sự việc thực hành mang lại cho bản thân em nhiều kiến thức thực tế bổ ích”, Nguyễn An Ninh, sinh viên ngành Vật lý Y khoa chia sẻ.
Cơ sở vật chất chuẩn quốc tế phục vụ thực hành ở ĐH Nguyễn Tất Thành
Việc vừa học kiến thức lý thuyết trên giảng đường vừa thực hành, thực tập sẽ giúp sinh viên sớm tiếp xúc với những công việc liên quan đến ngành học, từ đó hiểu được những việc bản thân cần làm sau khi tốt nghiệp, thông qua đó xây dựng được cho mình một nền tảng vững chắc về kinh nghiệm làm việc.
Để có cơ hội thực hành từ sớm, các bạn sinh viên có thể sắp xếp kế hoạch học tập và tìm một công việc thực tập phù hợp. Ngoài ra, ngay từ thời điểm chọn ngành, chọn trường; các bạn có thể tham khảo đàn anh, đàn chị để chọn “bến đỗ” lý tưởng, nơi có đầy đủ cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu học tập song song thực hành cho sinh viên.
Hiểu được tầm quan trọng của việc thực hành, thực tập, đặc biệt trong khối ngành liên quan đến sức khoẻ, trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã rất chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo.
Được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành Vật lý Y khoa hệ đại học chính quy, trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã có những bước đi tiên phong trong việc đầu tư chương trình đào tạo cùng phòng thí nghiệm chuẩn quốc tế phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, giảng viên.
Trong khuôn khổ Dự án hợp tác kỹ thuật giữa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) VIE-6030, trong đó đối tác chính là ĐH Nguyễn Tất Thành, IAEA đã tài trợ cho ngành Vật lý Y khoa của Đại học Nguyễn Tất Thành một số thiết bị thực hành chuyên ngành ở cả ba lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh, Y học hạt nhân và Xạ trị. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã đầu tư xây dựng các hệ thiết bị thực hành chuyên ngành hiện đại, phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên và đáp ứng nhu cầu của xã hội về chất lượng đào tạo.
Ngoài ra, sinh viên học ngành Vật lý Y khoa tại ĐH Nguyễn Tất Thành còn có cơ hội tham gia thực tập tại các bệnh viện có hợp tác chiến lược với trường, một trong số đó phải kể đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Nhà trường cũng chú trọng đến việc trang bị các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm… tạo điều kiện thuận lợi tối đa để các bạn học tập, nghiên cứu, cập nhật các tài liệu trong nước và quốc tế, dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.
Hiện ngành Vật lý Y khoa của trường ĐH Nguyễn Tất Thành vẫn đang nhận hồ sơ xét tuyển thông qua nhiều phương thức, trong đó phương thức xét học bạ có thời hạn đến hết 29/8/2022.
Doãn Phong
" alt=""/>Môi trường thực học, thực hành hiện đại ở ĐH Nguyễn Tất Thành