Bãi biển Myrtle là một điểm đến nổi tiếng vào mùa hè nhưng nơi đây cũng là nhà của gần 40 loài cá mập.
Cô bé Sara chia sẻ: “Mặc dù cháu biết mình đang ở môi trường sống của chúng nhưng cháu không nghĩ là mình lại ở ngay cạnh một con cá mập như vậy”.
Trường hợp của Sara không phải là hy hữu. Hồi tháng 5 năm nay, một bé gái 6 tuổi đang bơi ở bãi biển Kalama của Hawaii cũng giáp mặt một con cá mập nhưng đã trốn thoát kịp thời.
Các vụ gặp cá mập dường như đang tăng lên đột biến, tuy nhiên các vụ tấn công hiếm khi xảy ra. Các nhà nghiên cứu cho biết, mới chỉ có một vụ cá mập tấn công được ghi nhận trên các bãi biển của Nam Carolina vào năm 2021.
Các chuyên gia cảnh báo những người đi tắm biển nên chú ý khu vực xung quanh nơi mình bơi, ví dụ như những khu vực nước nông thường là nơi cá mập hay hoạt động.
Ngoài ra, mọi người nên cố gắng bơi theo nhóm, tránh di chuyển thất thường và đeo đồ trang sức sáng bóng bởi vì cá mập có thể nhầm chúng với vảy cá.
Còn với Sara, cô bé cho biết vẫn sẽ đi bơi bởi vì trường hợp cô mới gặp là hiếm xảy ra, chỉ cần chú ý hơn một chút khu vực xung quanh mình.
Đăng Dương(Theo Independent, ABC)
Một người lướt sóng dũng cảm đã sống sót sau cuộc tấn công của cá mập bằng cách đấm vào mặt ‘sát thủ đại dương’ 2 lần.
" alt=""/>Mẹ hốt hoảng xem lại đoạn video cá mập bơi bên cạnh con gáiTôi và cô bạn chơi thân với nhau từ hồi học trung học. Một mùa hè, tôi tình cờ gặp và thầm yêu anh trai của bạn. Anh lớn hơn chúng tôi 3 tuổi, là sinh viên đại học ở thành phố, thường chỉ về nhà vào mùa hè. Từ lúc đó, tôi hay kiếm cớ đến nhà bạn học bài, để được gặp anh.
Hoàn cảnh của chúng tôi khác nhau rất xa. Bố mẹ anh làm kinh doanh, nhà đầy đủ vật chất. Trong khi bố tôi mất sớm, nhà còn mẹ, tôi và em gái. Mẹ tôi là người trông coi thư viện cho xã. Khó khăn lắm mẹ mới lo đủ tiền ăn học cho chị em tôi.
Tôi và cô bạn thân đỗ đại học, lên cùng thành phố với anh. Cô ấy ở cùng anh trai, còn tôi thuê trọ với một người bạn khác. Tôi tìm nơi trọ gần chỗ anh để được gặp anh nhiều hơn. Lấy cớ mới lên thành phố, còn nhiều bỡ ngỡ, chuyện gì tôi cũng hỏi anh và luôn được anh giúp đỡ nhiệt tình. Đi học về muộn, tôi cũng gọi anh tới đón. Lúc tôi thiếu tiền học, tôi cũng vay anh, rồi trả lại đầy đủ.
Người ta thường nói lửa gần rơm lâu ngày cũng bén quả không sai, ít nhất là với trường hợp của tôi. Tôi cảm thấy tình cảm của mình dành cho anh ngày một lớn, nên quyết định nói thật với anh. Thật không ngờ, anh nhận lời. Khỏi phải nói, tôi hạnh phúc thế nào.
Suốt thời gian yêu nhau, tôi đề nghị anh giấu kín gia đình và cả em gái anh. Ra trường được 1 năm, anh nói muốn đưa tôi về giới thiệu gia đình. Tôi đồng ý ngay lập tức. Trước ngày tôi về ra mắt gia đình anh, tôi đã nói bóng gió về chuyện này. Tôi không rõ cô bạn tôi biết nhưng cố tình làm ngơ hay thực sự không biết gì.
Nhưng khi tôi đến nhà với tư cách bạn gái của anh trai, cô bạn tỏ vẻ không thoải mái lắm. Bố anh đón chúng tôi với nụ cười tươi, còn mẹ cơm nước dưới bếp nên không nói chuyện nhiều. Từ lúc đến nhà cho đến khi về, tôi không phải làm việc gì, mặc dù đã ngỏ ý giúp đỡ.
Kể từ hôm đó, cô bạn thường xuyên làm những điều khiến tôi cảm thấy thử thách và khó chịu. Khi thì mượn tôi 20 triệu đồng nhưng mãi không trả. Khi nói với tôi rằng có một người đàn ông thích tôi, muốn tiến đến hẹn hò với tôi. Rồi có khi rủ tôi đi mua sắm nhưng người trả tiền là tôi.
Tôi không kể hết cho người yêu, vì tôi cho đó là những "thử thách" cô ấy dành cho tôi. Nhưng mọi chuyện thay đổi khi tôi nghe được cuộc nói chuyện giữa hai anh em.
Cô ấy cho rằng tôi không xứng với anh, chê nhà tôi nghèo và khẳng định lấy tôi, anh không có "tiền đồ" gì. Cô còn bịa đặt tôi đi lại với người đàn ông khác. Và nếu anh lấy tôi, cô sẽ không đến dự đám cưới, cũng coi như không có chị dâu.
Tôi bị sốc, chẳng lẽ từ trước đến nay cô ấy chơi với tôi chỉ vì lòng thương hại chứ không hề tôn trọng? Chê tôi như vậy, nhưng sao vẫn chơi với tôi suốt bao nhiêu năm? Câu nói anh không có "tiền đồ" khi lấy tôi làm vợ khiến tôi rất đau lòng.
Tôi những tưởng có được em gái chồng là bạn thân thì chuyện tình cảm sẽ tốt đẹp hơn, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.
Liệu tôi nên từ bỏ tình yêu của mình, hay tiếp tục bất chấp sự phản đối của em gái anh? Thực sự giờ đây, tôi không biết phải làm thế nào?
Độc giả giấu tên
Năm 2008, ông Fu Daxin, 69 tuổi, một người sống ở vùng nông thôn tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc vì quá nghèo nên đã quyết định tìm cho mình một nơi tốt hơn để nghỉ hưu – ông cố ý để mình phải ngồi tù.
Dùng một con dao gọt hoa quả để đe doạ nạn nhân trong nỗ lực thực hiện một vụ cướp ở nhà ga xe lửa Bắc Kinh, ông Fu đã được ở tù theo đúng ý nguyện và được ăn cơm tù trong gần 2 năm.
Bây giờ - 13 năm sau khi vụ việc của ông Fu gây xôn xao dư luận Trung Quốc, ông đã có một cuộc sống bình yên mà ông chưa từng mơ tới.
“Tôi đã được tự do và có thể mua bất cứ thứ gì tôi thích. Bây giờ tôi hài lòng với cuộc sống của mình” – ông Fu chia sẻ với tờ nhật báo Tuổi trẻ Trung Quốc tại nhà riêng ở quận Qidong.
Ngôi nhà của ông, trị giá 100.000 tệ (358 triệu đồng), được một người cháu xây cho cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Bây giờ, ông Fu đã có tiền mua những món ăn ưa thích như cá, gạo nếp, mỳ nhờ khoản trợ cấp hàng năm cho người già không có con và mất sức lao động.
Hồi năm 2008, ông chỉ nhận được khoản trợ cấp 600 tệ (2,1 triệu đồng) mỗi năm. Ông Fu cho biết, số tiền quá ít ỏi nên ông hầu như ông không đủ ăn.
“Tức là tôi chỉ có 1,6 tệ mỗi ngày. Tôi có thể ăn gì đây? Trong khi giá gạo khi ấy là 3 tệ, còn thịt lợn là 26 tệ/kg”.
Bây giờ, ông đã nhận được số tiền trợ cấp gấp hàng chục lần - 9.360 tệ (33,5 triệu đồng). Theo thống kê, mức thu nhập trung bình ở khu vực nông thôn của Trung Quốc vào năm ngoái là 17.131 tệ (hơn 61 triệu đồng).
Ông Fu cho biết quãng thời gian trong tù là quãng thời gian hạnh phúc của ông vì được ăn ngon, khám sức khoẻ và có thời gian nghỉ ngơi. |
Hành động của ông Fu năm 2008 được truyền cảm hứng bởi một câu chuyện hồi tháng 8 cùng năm đó. Một người đàn ông vì bệnh tật cũng cố tình phạm tội để được ngồi tù.
Từ ý tưởng đó, ông Fu quyết định đi thu gom phế liệu để có tiền mua vé tàu tới Bắc Kinh. Ông mất 10 ngày để đi tàu hoả tới Bắc Kinh để thực hiện hành vi phạm tội.
Lúc đầu, ông chọn một viên cảnh sát nhưng ông đi quá chậm để đuổi kịp anh ta. Đối tượng thứ 2 mà ông nhắm vào là một người phụ nữ đang cầm trên tay 300 tệ nhưng người phụ nữ này nghĩ rằng ông Fu bị tâm thần nên đã tránh ông.
Sau đó, ông cố gắng giật túi xách của một nữ sinh viên nhưng không thể chế ngự cô. Ông đã rút con dao gọt hoa quả của mình ra và yêu cầu cô gái hét lên “cướp”. Điều này đã thu hút sự chú ý của một cảnh sát đứng gần đó.
Một phiên toà đã xử ông 2 năm tội trộm cướp. Sau khi vào tù, ông được ăn những bữa ăn dinh dưỡng hơn, có trứng vào mỗi buổi sáng và được ăn thịt hằng ngày. Ông cũng có thời gian để nghỉ ngơi, đọc sách, chơi cờ và xem tivi. Vì đã ngoài 60 tuổi nên ông không phải lao động. Ông cũng được kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
“Tôi thích món bánh bao nhất” – ông nói. Trong tù, ông được ăn 3 bữa mỗi ngày vì thế ông tăng 5kg trong 3 tháng đầu tiên.
Ông Fu rất vui trong quãng thời gian 2 năm nay, nhưng vào tháng 3 năm 2010, ông được ra tù sớm 6 tháng. Ông chia sẻ rằng rất nhớ quãng thời gian ở đây.
Ngay sau đó, ông được chuyển đến viện dưỡng lão ở thị trấn Lingguan, nơi ông được ăn ở miễn phí bằng trợ cấp của Chính phủ nhưng 1 năm sau, ông rời khỏi đây vì cảm thấy đồ ăn không ngon như ở trong tù.
“Sau khi chuyển ra, tôi có thể ăn bất cứ thứ gì tôi muốn” – ông nói.
Căn nhà ông được người cháu và chính quyền xây cho dù không đẹp nhưng cũng có vài món đồ đạc và một chiếc điều hoà cũ nhưng ông hiếm khi sử dụng để tiết kiệm tiền.
Hiện tại, cuộc sống của ông tương đối thoải mái, tuy nhiên ông vẫn muốn nhận được các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng như có thêm các loại thuốc điều trị bệnh tim mạch vành và thoát vị đĩa đệm.
Ông cũng đã viết di chúc, chuẩn bị cho một đám tang rất đơn giản trong tương lai. Nhưng ông cho biết mong muốn trong đám tang sẽ có một ban nhạc hát một bài opera trong 2 đêm. Lời bài hát nói về những gì ông đã làm, đặc biệt là cách mà ông tự đưa mình vào nhà tù ở Bắc Kinh.
Đăng Dương(Theo SCMP)
Alfred Melbourne, một cựu tù nhân người Mỹ, đã quyết tâm làm lại cuộc đời bằng việc thành lập các trang trại thực phẩm hữu cơ và tạo công ăn, việc làm cho những đứa trẻ có nguy cơ dính vào vòng lao lý.
" alt=""/>Đi cướp để được ngồi tù, cụ ông thoát cảnh nghèo khổ