NEWSNEWS

Đưa văn hóa dân tộc vào nhạc trẻ: Không đủ nội lực thì đừng cố?

Chương trình TheĐưavănhóadântộcvàonhạctrẻKhôngđủnộilựcthìđừngcố24h.com.vn vn Heroes - Thần tượng đối thần tượng 2021 chứng kiến sự trỗi dậy của những sản phẩm âm nhạc ứng dụng hoặc lấy cảm hứng từ văn hóa dân tộc. Đó là Giao duyên, Ngồi tựa mạn thuyền của Quân A.P, Weeza và Dsmall; Cầu duyên của Cara và CM1X; Nhất chi mai của Lona và Kent;…

Cặp VP Bá Vương và TDK vốn ít danh tiếng hơn các đội khác, nhờ kiên trì với các tiết mục lấy cảm hứng văn hóa như Quan trọng là mình có nhau, Hai đứa điên, Cục đá, Biệt phủ,… mà trở thành tâm điểm của chương trình, được dự đoán là ứng cử viên cho vị trí quán quân. VP Bá Vương là học trò của ca sĩ Hoàng Thùy Linh - nghệ sĩ có dấu ấn nổi bật ứng dụng văn hóa dân tộc trong nhạc trẻ.

{ keywords}
Lona - Á hậu Kiều Loan trình diễn "Nhất chi mai".

Đưa văn hóa dân tộc vào nhạc trẻ là xu hướng mới  

Album Hoàng của Hoàng Thùy Linh kết hợp DTAP ra mắt tháng 10/2019, sau 8 năm kể từ album thứ 2. Sản phẩm không có chuyện sốc, tin giật gân nhưng tạo được hiệu ứng mạnh với công chúng và giới chuyên môn, thắng 4 giải Cống Hiến, 8 giải Làn sóng xanh, phá nhiều kỷ lục.

Thành công của album Hoàng mở lối cho trào lưu nhạc trẻ ứng dụng hoặc lấy cảm hứng từ văn hóa dân tộc. Ca sĩ trẻ Hà Myo, Cara, Hoàng Duyên, Linh Cáo,... hăng hái thể nghiệm trong các sản phẩm mới nhất. Quách Mai Thy phát huy sở trường dân gian đương đại qua các bài Ngọc Hoa tự khúc, Chờ chàng, Mục hạ vô nhân… thành công. Mảng Rap có đến vài chục bài ứng dụng hoặc lấy cảm hứng văn hóa.      

Âm nhạc chuyển tải văn hóa dân tộc vốn đã có từ lâu, qua những tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy, Quốc Trung, ca sĩ Hà Trần, Ngọc Khuê, Tùng Dương,… Tuy nhiên, album Hoàng của Hoàng Thùy Linh và DTAP vẫn mang tính tiên phong, đánh dấu giai đoạn mà nhạc trẻ ứng dụng văn hóa dân tộc một cách mới mẻ, trẻ trung, mang tinh thần thời đại.

Trong thời đại công nghệ, các thành tố văn hóa dân tộc được ứng dụng thể hiện không chỉ ở phần nghe như giọng hát, âm nhạc mà cả phần nhìn như bối cảnh, trang phục,… trong video. Nhà nghiên cứu sử độc lập Tôn Thất Minh Khôi nhận định: “Không chỉ album như Hoàng, một MV ballad thuần túy như Không thể cùng nhau suốt kiếp vẫn thấy rõ sự ứng dụng văn hóa dân tộc từ bối cảnh, trang phục, di tích đến những lát cắt trong cuộc đời của hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương ở phần video.

{ keywords}
"Bà chúa thanh xuân" trong MV "Duyên âm".

Tuy vậy, hàm lượng văn hóa được kết hợp tùy thuộc vào mỗi sản phẩm. Anh Minh Khôi cho rằng không nên quy định hay đong đếm hàm lượng văn hóa bao nhiêu mới đủ để gọi là âm nhạc ứng dụng văn hóa dân tộc. Việc phát hành sản phẩm có chiến lược riêng nên điều quan trọng là nghệ sĩ trẻ xác định mình chọn thành tố văn hóa nào, cho mục đích gì và thể hiện ra sao.

Đông đảo nghệ sĩ trẻ thuộc thế hệ Z thông qua ứng dụng hoặc lấy cảm hứng thể hiện góc nhìn riêng biệt đối với văn hóa dân tộc trong các sản phẩm. Cùng là truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, nhưng cách Ricky Star và RTee kể trong Rap khác hẳn lập trường Mỵ Nương trong Ngọc Hoa tự khúccủa Quách Mai Thy. Đó cũng là cách Hoàng Thùy Linh hiểu về truyện cổ tích Tấm Cámqua bài hát Kẽo cà kẽo kẹt, qua MV Kẻ cắp gặp bà già; là cách Bùi Lan Hương cảm nhận truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủytrong MV Mặt trăng;… 

MV 'Tứ phủ' - Hoàng Thùy Linh

Rào cản "thuần Việt" và thách thức của nghệ sĩ trẻ 

Vấn đề lớn nhất của người trẻ khi ứng dụng hoặc lấy cảm hứng văn hóa dân tộc vào sản phẩm âm nhạc là thường gây tranh cãi xoay quanh tính thuần Việt. Nếu bối cảnh, trang phục,… có khá đầy đủ tài liệu để khảo cứu, đối chiếu thì âm nhạc thuần Việt, theo Hồ Hoài Anh, là "chuyện muôn thuở".    

Trao đổi với VietNamNet, nhạc sĩ 'Dẫu có lỗi lầm'' cho biết ranh giới của "thuần Việt" trong âm nhạc rất mơ hồ. Bởi lẽ, những giá trị hiện có trong âm nhạc Việt Nam được ông cha truyền thừa từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên do lịch sử phong kiến khách quan, không thể không thừa nhận sự ảnh hưởng của văn hóa Á Đông mà gần nhất là Trung Hoa.

Nhà nghiên cứu sử độc lập Minh Khôi đồng tình, không chỉ Việt Nam mà văn hóa của 3 quốc gia đồng văn còn lại là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều có mối quan hệ “đại đồng tiểu dị” (giống nền tảng, khác chi tiết) với văn hóa Á Đông. Anh nói: “Luôn có sự tiếp dẫn, tiếp diễn và truyền thừa giữa các nền văn hóa lân cận”.

Dù vậy, Hồ Hoài Anh cho rằng người Việt có quyền tự hào vì có kho tàng âm nhạc lớn và thuần Việt. Đó là quá trình sáng tạo, truyền thừa và gìn giữ của bao đời người Việt tạo nên đặc trưng của âm nhạc Việt Nam.

{ keywords}
Hồ Hoài Anh thông cảm cho nghệ sĩ trẻ.

Nhạc sĩ đưa ra giải pháp, người sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp muốn tránh khỏi tranh cãi về tính thuần Việt phải hiểu rõ bản chất âm thanh và nhạc cụ của Việt Nam và Trung Quốc. Chẳng hạn, cùng là sáo trúc nhưng tiếng sáo trúc Việt Nam khác hoàn toàn Trung Quốc từ âm thanh đến cách diễn tấu, tương tự với đàn tranh, đàn tam thập lục,... của hai nền văn hóa.   

"Người trẻ làm nhạc thường tận dụng kho âm mẫu (sample) nhưng không biết những mẫu đó được sản xuất bởi phương Tây hoặc Trung Quốc. Nếu họ cứ hồn nhiên sử dụng mà không hiểu biết thì gây tranh cãi là hiển nhiên. Vì thế, bạn phải nắm các quy luật trong âm thanh của hai nền âm nhạc. Chẳng hạn, cùng thang 5 nốt nhưng nhạc Trung rung ở Sol hoặc Đố còn nhạc Việt rung ở Mi", anh cho hay.  

Bên cạnh vấn đề thuần Việt, thực trạng cho thấy không ít người trẻ cố ăn theo trào lưu, kết quả tạo ra những sản phẩm thảm họa, âm nhạc lai căng, phản cảm phần nghe lẫn phần nhìn như: Tiếng chuông Bát Nhã- Jombie;Phận duyên lỡ làng- Phát Huy T4 & Truzg; Khuê Mộc Lang- Hương Ly & Jombie; Hoàng hoa ký - Long nón lá; Cố giang tình- Phát Hồ, JokeS Bii & DinhLong; Dạ vũ - Tăng Duy Tân,...

Anh Minh Khôi gợi ý, nghệ sĩ trẻ cần tìm chuyên gia để cố vấn chuyên môn cho sản phẩm của mình. Đơn cử, nhà sản xuất K-ICM đã nhờ nghệ sĩ múa dân gian Lệ Châu biên đạo còn 3 giảng viên Trần Văn Xâm, Minh Dương và Lương Duy Thắng của Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam đảm nhiệm phần nhạc cụ dân tộc trong MV Chim quý trong lồng.  

Hồ Hoài Anh cho rằng về khách quan, không phải âm thanh thuần Việt nào cũng dễ dàng ứng dụng và biến tấu vào nhạc trẻ. Một số làn điệu như âm hưởng Bắc Bộ, ca trù - ả đào, Bolero, âm hưởng Nam Bộ,... đang được ứng dụng phổ biến.

Nhạc sĩ nhấn mạnh ý thức của người sản xuất âm nhạc vô cùng quan trọng. Việc học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu không khó nếu họ đủ đam mê. Là người đau đáu với âm nhạc dân tộc, Hồ Hoài Anh chia sẻ: "Tôi biết rất nhiều bạn trẻ có đam mê, nghiêm túc với nghề nhưng những xu hướng như nhạc Hoa lời Việt khiến họ bị lay động. Một bên dễ làm, dễ nổi, có lợi nhuận còn bên còn lại khó làm, khó nổi, sản phẩm khó thu lợi nhuận, bạn sẽ chọn con đường nào? Thực trạng ấy là chướng ngại lớn nhất ngăn trở sức sáng tạo của người trẻ, nhất là các bạn đang ở "ngã 3 đường" đầu sự nghiệp của mình".

Gia Bảo

'Kẻ cắp gặp bà già' và chiêu bài gây sốt của Hoàng Thùy Linh

'Kẻ cắp gặp bà già' và chiêu bài gây sốt của Hoàng Thùy Linh

 - Hoàng Thùy Linh tiếp tục chiêu đãi khán giả một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn với la liệt món ngon rực rỡ màu sắc, đón đầu xu hướng mà đầy dụng ý qua MV Kẻ cắp gặp bà già.

赞(57925)
未经允许不得转载:>NEWS » Đưa văn hóa dân tộc vào nhạc trẻ: Không đủ nội lực thì đừng cố?