'Đất nước' vào đề thi môn Ngữ Văn tốt nghiệp THPT năm 2024
Hơn 1 triệu thí sinh vừa hoàn thành bài thi môn Ngữ văn kéo dài 120 phút. Dưới đây là đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức của Bộ GD-ĐT.
Thủ tướng bày tỏ sự vui mừng chào đón gần 200 thầy cô giáo tiêu biểu, đại diện cho hơn 1,4 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cả nước đã có thành tích nổi bật trong sự nghiệp trồng người.
“Các thầy cô là những hạt nhân nòng cốt lan tỏa, cộng hưởng những giá trị tốt đẹp, là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo với tình thương và trách nhiệm, tích cực rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cống hiến cho sự nghiệp đổi mới, phát triển giáo dục, đào tạo”, Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, trong mỗi giai đoạn lịch sử, ở bất kỳ quốc gia nào, giáo dục - đào tạo luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, dân tộc.
Thủ tướng nhấn mạnh, một trong những yếu tố then chốt quyết định chất lượng giáo dục chính là chất lượng của đội ngũ nhà giáo.
“Trong thời kỳ hội nhập, kỷ nguyên số đang diễn ra mạnh mẽ thì vai trò của giáo dục và đào tạo càng trở nên quan trọng hơn. Các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục có vai trò vị trí rất quan trọng. Một trong những yếu tố căn cốt quyết định chất lượng giáo dục chính là đội ngũ nhà giáo”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho các thầy cô giáo nhân dịp 20/11.
Thủ tướng cũng ghi nhận giáo dục đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật là giáo dục mầm non hoàn thành phổ cập cho trẻ 5 tuổi và đang tiếp tục mở rộng phổ cập ở những lứa tuổi thấp hơn; giáo dục phổ thông được thế giới ghi nhận thông qua các đánh giá xếp hạng và các giải thưởng quốc tế; giáo dục đại học có bước chuyển mình mạnh mẽ trên các bảng xếp hạng thế giới, khu vực và đang tiến tới tự chủ bằng uy tín và chất lượng đào tạo. Các đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic quốc tế các môn như Vật lý, Hóa học, Toán học… 100% đoạt giải.
Theo Thủ tướng, đóng góp công sức nhiều nhất vào những thành quả của đổi mới không ai khác, chính là đội ngũ giáo viên.
“Để có thành quả phổ cập giáo dục mầm non là hàng ngàn cô giáo mặc dù đời sống còn khó khăn nhưng không quản ngại ngày đêm vừa chăm nuôi, vừa dạy dỗ, vừa làm cô, vừa làm mẹ. Để có thành quả ghi nhận của thế giới với bậc học phổ thông, dạy nghề là những giáo viên miệt mài đổi mới, sáng tạo không ngừng trong giảng dạy và còn là những giáo viên vùng sâu, vùng xa sẵn sàng nửa đêm đốt đuốc đi tìm học trò đến lớp. Để có thành quả trên bảng xếp hạng đại học thế giới biết bao nhiêu giảng viên luôn nỗ lực sáng tạo vượt qua trong nghiên cứu và giảng dạy. Mỗi nhà giáo bằng những cách khác nhau đã và đang tham gia vào quá trình đổi mới bằng sự tận tâm, tận lực, trách nhiệm và tâm huyết”.
Đổi mới giáo dục và đào tạo cũng song hành với khó khăn và áp lực đặt lên vai người thầy nặng nề hơn, trong khi đời sống, thu nhập chưa được cải thiện đáng kể, cùng đó phụ huynh và xã hội vẫn còn đâu đó chưa hiểu hết và chia sẻ với những vất vả của thầy cô giáo. Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực to lớn và chia sẻ khó khăn với các thế hệ nhà giáo, nhất là những thầy cô giáo ở vùng sâu vùng xa.
Nhấn mạnh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, Thủ tướng cho hay muốn có những học sinh giỏi thì điều hết sức quan trọng là phải có người thầy tốt. Học sinh sẽ chỉ được tiếp thu kiến thức một cách đầy đủ và hiệu quả nhất, nếu nhận được sự dìu dắt và chỉ bảo của những người giáo viên thật sự có năng lực và tâm huyết. Người thầy không chỉ giúp trang bị kiến thức, kỹ năng mà còn phải trang bị nhân cách cho người học.
“Tôi đã tốt nghiệp đại học 42 năm nhưng vẫn nhớ từng thầy một, thậm chí vẫn nhớ từng chữ ký của từng thầy cô trong học bạ. Nên vấn đề không chỉ là chuyên môn, truyền đạt. Đội ngũ nhà giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức và tự học, có năng lực cảm hóa để giúp cho người hình thành phẩm chất, năng lực, có hành vi đúng đắn, biết cách ứng xử. Vấn đề tự học rất quan trọng.
Để xứng đáng được tôn vinh, người thầy phải thật sự mẫu mực trong dạy người, dạy chữ. Làm thầy đã khó, nhưng để trở thành người thầy tốt thì càng khó hơn.
Người thầy tốt là người thầy phải có “tâm” và có “tài”. Người thầy có tâm là người yêu nghề, tâm huyết, trách nhiệm với nghề, hứng thú, say mê chăm chút từng tiết giảng, bài giảng; thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi, sáng tạo, hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học. Cái “tâm” này sẽ là điều kiện, là chất xúc tác để duy trì và phát triển cái “tài” của người thầy.
Người thầy có tài là người có năng lực trí tuệ và nghiệp vụ sư phạm tốt. Thầy không chỉ chinh phục trò bằng kiến thức sâu rộng của mình mà còn bằng cả phương pháp, kỹ năng truyền thụ phù hợp; không chỉ trên bục giảng mà còn trong thực tiễn đời sống xã hội”, Thủ tướng chia sẻ.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, yêu cầu đối với giáo dục ngày càng cao, Thủ tướng mong muốn các thầy cô giáo không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, trau dồi, cập nhật tri thức, phương pháp giảng dạy để xứng đáng với sứ mệnh cao quý.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm với các thầy cô giáo tiêu biểu.
Thủ tướng cho biết Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đội ngũ nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà giáo phát huy năng lực, khả năng sáng tạo và an tâm cống hiến.
Thủ tướng cũng đề nghị Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB&XH cùng các bộ, ngành, các địa phương trong cả nước tập trung vào một số nội dung:
“Trước hết cần rà soát chuẩn giáo viên; khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ; không nhằm vào giáo viên để giảm biên chế, ở đâu có học sinh ở đó phải có đủ thầy cô giáo. Có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ đối với nhà giáo; xây dựng chuẩn mực năng lực, đạo đức nghề nghiệp nhà giáo; cần quan tâm tới đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; nghiên cứu cơ chế chính sách đẻ thu hút được học sinh giỏi vào ngành sư phạm; thường xuyên đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Thủ tướng cho rằng chính sách với ngành sư phạm là rất quan trọng, bởi đây là máy cái, chú trọng đầu vào, đầu ra.
“Từng gia đình cũng phải có trách nhiệm cùng ngành giáo dục trong việc giáo dục con em mình, nhất là đạo đức công dân. Bố mẹ không tôn trọng ông bà thì làm sao con cái tôn trọng. Vai trò giáo dục trong gia đình là rất quan trọng”, Thủ tướng lưu ý.
Thủ tướng cũng yêu cầu các cấp, các ngành, các nhà quản lý và những người có tâm huyết với giáo dục cùng chia sẻ kinh nghiệm, chung tay góp sức để phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của đất nước.
Thanh Hùng
Ảnh: Đăng Lương
" alt="Ngày 20/11: Thủ tướng đã tốt nghiệp đại học 42 năm nhưng vẫn nhớ từng thầy một" />
...[详细]
Tên đầy đủ của cô bé cùng lúc đỗ 2 trường đại học lớn này là Trần Thị Ô Xin, sinh ra và lớn lên ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ nhỏ em đã không nhận được sự quan tâm chăm sóc của người bố, hai mẹ con nương tựa vào nhau, sống qua ngày trong căn nhà rộng chưa đến 10m2. Cuộc sống của hai mẹ con chỉ trông chờ vào tiền công của người mẹ từ việc quét dọn, rửa bát mỗi ngày ngoài chợ.
Số phận Ô Xin còn trớ trêu hơn khi cùng lúc mang trong mình nhiều căn bệnh hiểm nghèo: sưng lách bẩm sinh, sỏi mật, thiếu máu, đau dạ dày. Ngày em kết thúc môn thi cuối vào ĐH Y dược Huế cũng là ngày em phải nhập viện điều trị. Gian nan, bất hạnh là thế nhưng suốt 12 năm liền, cô bé là học sinh giỏi toàn diện, nhiều lần đi thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Kỳ thi tốt nghiệp THPT, em cũng đứng đầu toàn trường với số điểm 55,5.
Đỗ cùng lúc cả ĐH Bách Khoa và ĐH Y dược Huế với số điểm cao, Ô Xin chọn nghề bác sĩ với mong muốn sau này có thể chăm sóc cho bản thân tốt hơn và có cơ hội giúp những người nghèo, trẻ mồ côi không có điều kiện chữa trị.
Trước mắt, thử thách lớn nhất của hai mẹ con Ô Xin là kinh phí suốt quãng thời gian em học đại học. Thời gian tới, chị Sửa dự tính sẽ thuê một phòng trọ cho hai mẹ con, sau đó chị sẽ đi làm thêm kiếm tiền lo cho con gái ăn học và chữa bệnh.
Nữ sinh “không được phép khóc”
Ảnh: Trang Nhung
Không giống như O Xin, sinh ra đủ bố đủ mẹ nhưng cô nữ sinh giàu nghị lực xứ Thanh cũng không may mắn hơn khi mới chào đời được ít lâu thì bố em mắc bệnh tâm thần.
Cuộc sống quá chật vật, khó khăn, mẹ em phải bỏ vào Sài Gòn kiếm sống. Sống cùng ông bà ngoại, tuổi thơ của Lan thiếu hẳn bàn tay chăm sóc của bố mẹ. Có lẽ cũng vì thế mà bản lĩnh, nghị lực của em hiếm ai có được.
Em luôn tự nhủ mình không được phép khóc, phải mạnh mẽ, không nản chí vì tương lai còn ở phía trước. Hiện tại, mẹ em đã về quê, xin làm công nhân ở gần nhà, tuy nhiên cuộc sống của mẹ con em vẫn vô cùng khó khăn khi phải chật vật với số tiền lương 3 triệu ít ỏi trong khi vẫn phải chăm lo cho người cha tâm thần.
Dự định của em trong thời gian tới là đi làm thêm từ năm thứ nhất để lấy tiền trang trải cuộc sống và nếu có thể, em sẽ học thêm một văn bằng nữa để tận dụng thời gian.
Bán ruộng lấy tiền đi thi
Thủ khoa Học viện Quân y - Nguyễn Thị Như Quỳnh. Ảnh: Văn Chung
Thủ khoa Học viện Quân y năm nay là một nữ sinh nhỏ nhắn, sinh ra và lớn lên ở một vùng quê cách trung tâm Hà Nội không xa. Thế nhưng, ít ai nghĩ rằng gia đình nằm trên đất thủ đô này vẫn phải bán ruộng mới đủ tiền cho con gái đi thi.
Đạt 29 điểm (cả điểm cộng ưu tiên là 30 điểm), Nguyễn Thị Như Quỳnh trở thành thủ khoa Học viện Quân y. Kinh tế gia đình càng trở nên khó khăn hơn sau khi bố em qua đời vì tai biến mạch máu não, một mình mẹ nuôi 3 chị em ăn học.
Cuộc sống của cả nhà trông chờ vào mấy sào ruộng và công việc làm mây tre đan xuất khẩu mẹ em nhận thêm. Đã thế, người mẹ còn đau ốm liên miên khiến không ít lần Quỳnh muốn bỏ học, ở nhà giúp mẹ. Nhà cách trường gần 10km, em phải ở lại trường ăn trưa. Những bữa cơm của em thường chỉ có muối lạc và mấy cọng rau luộc. Quần áo, sách vở của mấy chị em đều dùng lại của nhau hoặc được mọi người cho.
Thương mẹ đau ốm liên miên, em thi vào trường y với hi vọng chăm sóc tốt hơn cho mẹ sau này.
Thủ khoa áo rách
Dương Thị Hạnh (ngoài cùng bên trái) - thủ khoa ĐH Y Hà Nội
Cách nhà thủ khoa Học viện Quân y không xa là nhà của thủ khoa ĐH Y Hà Nội. Em Dương Thị Hạnh với 29,5 điểm, là thủ khoa của ĐH Y năm nay và là bạn học cùng lớp với Quỳnh.
Chật vật với 7 miệng ăn, bố em phải ra Hà Nội làm mộc, mẹ ở nhà ngoài làm ruộng còn bán rau ở chợ trong làng kiếm thêm thu nhập. Nhà nghèo nhưng quyết tâm không để các con thất học, anh chị phải nai lưng làm thêm nghề phụ. Chị cả trong 5 chị em hiện đang học năm cuối Học viện Ngân hàng, các em dưới Hạnh còn đang học tiểu học, trung học.
Nghèo khó nhưng năm nào Hạnh cũng đạt học sinh giỏi, lớp 12 em đạt giải Nhất HSG cấp thành phố, thành tích học tập luôn đứng đầu trong lớp. Sắp tới, ra Hà Nội, Hạnh muốn đi gia sư kiếm thêm tiền để bố mẹ bớt vất vả.
Nguyễn Thảo(tổng hợp)
" alt="Những nữ sinh mang 'tinh thần Ô Xin'" />
...[详细]