ACM/ICPC là kỳ thi lập trình sinh viên lớn nhất thế giới với lịch sử 40 năm, quy tụ các tài năng lập trình sinh viên toán cầu, năm 2017 thu hút 46.381 sinh viên từ 2.948 trường đai học tại 103 quốc gia tham gia.
Qua các vòng loại khu vực 6 châu lục, 128 đội tuyển từ 128 trường khác nhau xếp hạng cao nhất các vòng loại đã tới Mỹ thi đấu chung kết ACM/ICPC toàn cầu. Mỗi trường gồm 3 sinh viên và một huấn luyện viên đại diện Các trường đại học nổi tiếng thế giới đều có mặt tại kỳ thi này như: MIT, Harward, Stanford, Chicago, Tổng hợp Moscow, St. Petersburg, Belarus, Kiev, Warsaw, Giao thông Thượng Hải, Thanh Hoa, Tổng hợp Bắc kinh, Tổng hợp Tokyo, Tổng hợp Seoul, Tổng hợp Đài Loan…
Tại vòng thi chung kết toàn cầu ACM/ICPC năm nay, Ban giám khảo đã ra 12 bài giải thuật và công bố có 4 bài cực khó thách thức các nhà lập trình trẻ.
Đội tuyển sinh viên Việt Nam góp mặt tại World Final ACM/ICPC 2017 là đội tuyển Linux đến từ ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội gồm các sinh viên Phạm Văn Hạnh, Phan Đức Nhật Minh, Nguyễn Duy và HLV Hồ Đắc Phương (ngay sau kỳ thi Phạm Văn Hạnh sẽ đi thực tập tại Facebook London) và ngoài ra còn 1 sinh viên Việt Nam trong đội hình trường Tokyo Institute of Technology.
" alt=""/>Sinh viên Việt Nam xếp thứ 34/128 tại chung kết toàn cầu lập trình ACM/ICPC 2017Nhắc tới Fnatic, ai cũng không ngờ rằng sau ngày thi đấu đầu tiên với tỉ số 0/6, giờ đây họ lại vượt lên vị trí thứ 5 với thành tích 5/9. Dù cùng thành tích với Team Liquid và Team Secret nhưng nếu so sánh hiệu số đối đầu thì Fnatic lại là team có chỉ số tốt hơn. Chính vì vậy Fnatic có thể được lựa chọn đối thủ của mình, chính xác là team yếu nhất giải năm nay, Escape Gaming. Mushi và đồng đội đã vực lại tinh thần sau ngày thi đấu đầu tiên đầy thất vọng. Họ vượt qua được Team Secret và VG.R với tỉ số 2 – 0, rồi sau đó vượt mặt chính 2 team này trong nhóm lower bracket.
Ở nhánh thua còn có một cái tên là Team Liquid đang khiến fan hâm mộ thất vọng. Phong độ thiếu ổn định, cách di chuyển và phối hợp của các thành viên rời rạc không đúng như kì vọng. Đến nỗi mà ngày thi đấu quyết định họ thua cả 2 trận trước DC và Team Liquid, khiến cho họ phải nằm ở nhánh thua. Và số phận đã run rủi lá thăm của họ trong vòng Main Event là một đối thủ cực kì khó chịu, đó chính là LGD Gaming của xiao8. Cả hai đều là những đội tier 1 với lối chơi aggressive. Thật đáng tiếc khi phải tạm biệt một trong hai đội ở TI6 lần này.
Trong khi đó, trên nhánh thắng, hai cái tên ít ai ngờ nhất là DC và EHOME lại đang nắm giữ ngôi đầu. Một team Bắc Mỹ và một team tiến vào từ vòng Wild Card lại có thể khuấy đảo trước những cái tên lớn như NewBee, Team Secret…. Một số nhà phân tích cho rằng, DC và EHOME đáng được coi là những cái tên lót đường ở vòng bảng. Thế nhưng bây giờ thì sao ? w33 và iceiceice đang dẫn dắt team của mình đi hết từ thành công này đến thành công khác. Kết thúc vòng bảng, EHOME giữ ngôi đầu bảng với 12 điểm khi chỉ phải chia điểm trong 2 trận. Ngay sát sau EHOME là Digital Chaos của ông bầu Sunsfan với 11 điểm khi thành tích của họ ở vòng bảng là 11/3. Như vậy, quyền tự quyết đối thủ ở bảng B là EHOME, còn Digital Chaos sẽ pick đội còn lại ở vị trí 3 – 4 ở bảng A.
Có một thú vị ở bảng B đó chính là sự xuất sắc của MVP.Phoenix.. Mặc dù có lối chơi hổ báo và đa dạng, nhưng MVP.Phoenix chưa bao giờ được đánh giá cao ở các giải đấu. Kể cả các trang web cá độ cũng luôn đặt rate của MVP.Phoenix ở mức cao. Thế nhưng họ vẫn âm thầm lặng lẽ leo tới vị trí thứ 4 của bảng B, giành lấy 1 suất ở nhánh thắng, ngồi chung chiếu với các đội như EHOME, NewBee và Digital Chaos.
Trên đây là tổng kết của bảng B sau 3 ngày thi đấu, như vậy 4 đội sẽ nằm ở nhánh thắng là :
Và bốn đội ở nhánh thua bao gồm :
Thật đáng tiếc cho những Puppey, Kuroky hay Arteezy khi trình độ cá nhân của họ nằm ở mức đẳng cấp thế giới nhưng thành tích thi đấu lại vô cùng tệ hại ở vòng bảng TI6 lần này. Hãy cùng chúng tôi theo dõi thông tin của The International 6 được cập nhật liên tục tại trang chủ và fanpage của GameSao nhé.
" alt=""/>[The International 6 Day 3 – Bảng B] Tiếc cho Team Secret và Team Liquid
Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), cho biết trong tháng 6 sẽ hoàn thành 4 bãi đỗ xe đạp trong khuôn viên công viên, giúp khách hàng và nhân viên trong nội khu có thể di chuyển dễ dàng qua các tòa nhà.
Các xe sẽ được quản lý bằng phần mềm, để biết số lượng xe, định vị xe trên bản đồ… Việc này sẽ tạo thêm tiện ích thêm cho “đặc khu” phần mềm của TP.HCM, nhưng đằng sau nó là việc thử nghiệm ứng dụng công nghệ. Nếu việc ứng dụng thành công, có thể đề xuất áp dụng nhiều khu vực khác trên toàn thành phố.
Bên cạnh đó, một đề án lớn và tâm huyết của QTSC chính là nông nghiệp công nghệ cao. Khu nông nghiệp áp dụng công nghệ này dự kiến khai trương tuần 3 của tháng 6. Khu thí điểm này hiện đã hoàn thành 40%, lắp đặt xong nhà màn và các thiết bị phụ trợ, sắp tới sẽ làm thêm thủy canh – ứng dụng thủy canh để trồng rau.
Ông Long cho biết làm việc với 4-5 đối tác khác nhau, là các doanh nghiệp đang hoạt động tại QTSC, nhằm đa dạng hóa mô hình canh tác. Từ đó chuyển giao công nghệ cho nông dân áp dụng trồng trọt. Mục tiêu là giảm giá hết mức có thể để nhiều người tiếp cận được hình thức canh tác nông nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ.
QTSC sẽ đóng góp về hạ tầng cho dự án, trong khi các đối tác khác sẽ xây dựng phần mềm quản lý, cung cấp nhà màn, phân bón, giống,…
“Với nền tảng phân tích dữ liệu lớn, những nhà màn nào, mô hình trồng trọt nào đạt hiệu suất cao nhất sẽ được dùng như tiêu chuẫn mẫu để áp vào những lần canh tác sau, nhằm tạo năng suất cao nhất”, ông Long nhấn mạnh.
" alt=""/>Công viên phần mềm Quang Trung: Ứng dụng IoT để trở thành đô thị thông minh