Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
相关文章
Nhận định, soi kèo Venezia vs Inter Milan, 21h00 ngày 12/1: Trở lại cuộc đua
Pha lê - 12/01/2025 06:53 Ý2025-01-15Bơ có hàng loạt các chất dinh dưỡng (Ảnh: Getty).
Theo EDH, quả bơ sở hữu hàm lượng chất béo không bão hòa đơn, vitamin E, C, K, kali và chất xơ dồi dào. Bơ không chỉ cung cấp năng lượng mà còn bảo vệ sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp và hỗ trợ tiêu hóa.
Một quả bơ trung bình (khoảng 200g) cung cấp khoảng:
- 15g chất béo không bão hòa đơn tốt cho tim mạch.
- 10g chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và duy trì cảm giác no lâu.
- 26% nhu cầu vitamin K hàng ngày, cần thiết cho xương và cơ.
- 20% nhu cầu kali, giúp ổn định huyết áp và cân bằng điện giải.
Nhưng điều đặc biệt khiến bơ nổi bật hơn các loại trái cây khác chính là khả năng cải thiện sức khỏe khớp gối, đặc biệt với người bị thoái hóa khớp.
Mỗi ngày nửa quả bơ là cứu tinh cho khớp
Một nghiên cứu từ Đại học Veracruz (Mexico) đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ 3,5 quả bơ mỗi tuần giúp cải thiện đáng kể triệu chứng đau nhức khớp gối.
Thành phần hoạt chất nổi bật trong bơ đã được chứng minh có khả năng:
- Kháng viêm: Ức chế quá trình viêm tại khớp, giúp giảm đau nhanh chóng.
- Bảo vệ sụn khớp: Ngăn ngừa sự phá hủy sụn do thoái hóa khớp.
- Hỗ trợ tái tạo sụn: Kích thích quá trình phục hồi các mô sụn tổn thương.
Một nghiên cứu khác tại Đại học Poznań (Ba Lan) cũng cho thấy, việc bổ sung chiết xuất từ bơ và đậu nành mỗi ngày giúp giảm các triệu chứng đau nhức, cứng khớp chỉ sau vài tuần sử dụng.
Loạt lợi ích sức khỏe của bơ
Bên cạnh lợi ích đối với khớp gối, quả bơ còn được biết đến với nhiều tác dụng vượt trội khác:
- Giảm cholesterol: Một nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) cho thấy, ăn nửa quả bơ mỗi ngày trong 5 tuần giúp giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt), từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Tăng cường chức năng gan: Bơ chứa nhiều chất chống oxy hóa như glutathione, giúp gan thải độc hiệu quả.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao trong bơ giúp cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
- Bảo vệ răng miệng: Các chất kháng khuẩn tự nhiên trong bơ giúp ngăn ngừa viêm nướu và giảm mùi hôi miệng.
- Ổn định huyết áp: Kali trong bơ giúp điều chỉnh huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh lý tim mạch.
Nhà dinh dưỡng Nhật Bản Akaishi Sadanori khuyến nghị rằng, bơ nên được kết hợp với thịt heo giàu vitamin B1 để cải thiện hiệu quả giảm đau khớp và giảm mệt mỏi.
Vitamin B1 không chỉ hỗ trợ chuyển hóa năng lượng mà còn tăng cường khả năng hấp thụ protein, giúp tái tạo cơ và mô liên kết.
Một công thức món ăn đơn giản nhưng giàu dinh dưỡng là bơ xào thịt heo - vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe.
Người tiêu dùng nên tránh sử dụng bơ còn xanh hoặc bơ chín ép bằng hóa chất, vì sẽ không đạt được giá trị dinh dưỡng tối ưu.
Dù bơ tốt cho sức khỏe, việc tiêu thụ quá mức có thể gây dư thừa năng lượng. Một quả bơ trung bình chứa khoảng 300-400 calo, vì vậy, nửa quả mỗi ngày là đủ để tận dụng lợi ích mà không làm tăng cân. Bên cạnh đó, bơ sẽ phát huy tối đa hiệu quả nếu đi kèm chế độ ăn lành mạnh và lối sống vận động.
'/>Ông Yến phải sử dụng khá nhiều sức với chiếc chày nặng 3,5kg dùng giã chè (Ảnh: Hoàng Lam).
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng việc giã chè, ngay cả con trai 25 tuổi của ông Yến cũng không đủ sức làm. Ông Yến nâng cái chày được làm bằng gỗ nghiến của mình lên, bảo: "Cái chày này nặng 3,5kg. Động tác giã phải nhanh, dứt khoát, đủ mạnh. Người không quen không làm được đâu".
Ở thị trấn Quỳ Hợp, ông Yến không phải là người duy nhất bán chè đâm. Thứ nước giải khát này được kế thừa của đồng bào Thái trên địa bàn huyện. Mặc dù đều chế biến từ lá, cành chè xanh giã nát nhưng mỗi nhà lại có bí quyết riêng, đảm bảo hương vị thơm, ngon, đậm đà, đặc trưng nhất.
Chị Trần Thị Thu An (thị trấn Quỳ Hợp) có một khoảnh vườn chuyên trồng chè, vừa phục vụ nhu cầu uống chè xanh của gia đình, vừa cung cấp cho các cơ sở chế biến chè đâm trên địa bàn.
Theo chị An, chè đâm phải sử dụng loại chè cổ, giống bản địa, không phải là chè công nghiệp. Quá trình chăm sóc chè không được bón phân hóa học hay dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Cây chè trên 30 năm tuổi, trồng ở vị trí thoáng nắng sẽ cho vị ngon nhất.
Chè phải được thu hoạch và sử dụng trong ngày, không để qua đêm mới giữ được hương vị ngon nhất khi đâm.
Chè sau khi được lựa chọn kỹ, rửa sạch, đưa vào cối giã. Quá trình giã sẽ được chế thêm nước đun sôi để nguội và đá lạnh nhằm giữ hương vị, màu sắc. Sau khoảng 10 phút, quá trình giã hoàn thành, đến công đoạn pha chế.
Với 7 năm kinh nghiệm chế biến chè đâm, ông Yến cho rằng, để chè giữ đúng vị, màu sắc đẹp phải sử dụng nước mưa đun sôi, để nguội, pha loãng hỗn hợp vừa giã. Nếu sử dụng nước giếng hoặc nước máy, chè sẽ bị bầm, không giữ được màu xanh ngọc.
Ông Yến dùng đũa đánh đều bã chè, hòa tan vào nước. Hỗn hợp này sau đó sẽ được lọc lấy nước, bỏ bã.
"Mùa hè, trung bình mỗi ngày tôi giã, bán khoảng trên 100 chai nước, mỗi chai 10.000 đồng, mùa đông khoảng 40-50 chai. Chúng tôi cũng đóng chai, bảo quản trong thùng xốp lạnh gửi ô tô cho khách ở thị xã Thái Hòa, Vinh (Nghệ An). Tuy nhiên, nước chè đâm chỉ sử dụng trong vòng 24 tiếng với điều kiện bảo quản mát", ông Yến chia sẻ.
Theo ông Yến, làm chè đâm không cần nhiều vốn, chỉ cần chịu khó, tỉ mỉ trong chế biến. Thứ nước giải khát độc đáo này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông.
Anh Ngô Văn Hùng (trú thị trấn Quỳ Hợp) cho biết, chè đâm là thức uống giải khát được anh và các thành viên trong gia đình sử dụng hàng ngày.
"Nước chè đâm khi chạm môi sẽ có vị đắng, mùi thơm đặc trưng. Nhấp ngụm nước chè, chậm rãi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt hậu. Không chỉ giải khát, nước chè đâm có tác dụng giải rượu rất tốt. Tối có uống nhiều rượu đến đâu, sáng mai làm một cốc chè đâm, tự nhiên thấy khoan khoái, tỉnh táo hẳn ra", anh Hùng chia sẻ.
Với những người dân sành uống, chè đâm phải được thưởng thức chung với kẹo lạc, cu đơ. Vị ngọt, chát, thơm, bùi của chè đâm sẽ "dậy" hơn khi ăn kẹo lạc.
'/>Cả nhà nhiễm nấm vì lây từ mèo hoang nhận nuôi (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).
Sau một tuần, cả nhà bắt đầu cảm thấy ngứa và xuất hiện các vết tổn thương trên da, tổn thương ngày càng lan rộng. Chị A. cho biết thêm, gia đình chưa từng nuôi mèo trước đây.
Lo lắng cho tình trạng bệnh, cả gia đình chị A. quyết định đi khám.
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam, thời điểm thăm khám, các bệnh nhân có tổn thương nằm rải rác ở 2 cánh tay, cẳng chân và đùi, các nốt ngứa ngáy khó chịu.
"Các vết tổn thương trên da của cả ba người đều điển hình cho bệnh nấm da (bệnh da do nấm sợi - Dermatophytosis). Đây là bệnh lý rất phổ biến ở những vùng khí hậu nóng ẩm như nước ta", BS Tiến Thành cho biết.
Kết quả xét nghiệm soi tươi tìm nấm ở tổn thương cho thấy sự hiện diện của sợi nấm có vách ngăn. Đây là một chủng nấm có thể lây nhiễm từ động vật sang người.
BS Tiến Thành giải thích: "Bệnh nấm da có thể lây từ động vật bị nhiễm sang con người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các vật dụng như chăn, màn, quần áo. Chúng cũng có thể lây giữa người với người, đặc biệt trong điều kiện sinh hoạt tập thể hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân".
Điều kiện nóng ẩm ở Việt Nam là môi trường lý tưởng để các loại vi nấm phát triển mạnh mẽ. Khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là chó, mèo không được chăm sóc vệ sinh đúng cách, nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Bệnh nấm da: Không kiểm soát có thể lan rộng
Bệnh nấm da không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây ra nhiều phiền toái. Người bệnh thường cảm thấy ngứa, khó chịu, tổn thương có thể lan rộng nếu không được điều trị đúng cách.
"Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể lan rộng nhiều vùng cơ thể, ngứa gãi dẫn đến chàm hóa hoặc bội nhiễm. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh", BS Tiến Thành cho biết thêm.
Trường hợp của gia đình chị A. được điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống chống nấm theo phác đồ (nếu đáp ứng kém có thể dùng laser, ánh sáng trị liệu). Sau 10 ngày điều trị tích cực, các triệu chứng dần cải thiện: không xuất hiện tổn thương mới, bề mặt hết vảy.
Theo chuyên gia này, khi nhiễm nấm, người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu gãi, nấm có thể lây lan, khiến tình trạng trầm trọng hơn. Vì vậy, cần giữ cơ thể sạch sẽ, đặc biệt ở vùng nhiễm nấm, và tránh dùng sữa tắm hay xà phòng có tính tẩy mạnh.
Nên chọn các sản phẩm tắm dịu nhẹ, giúp làm sạch da mà không gây khô hay kích ứng. Sau khi tắm, cần thấm khô cơ thể và thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da bị tổn thương để giảm ngứa, tăng cường tái tạo da.
Nấm da có khả năng lây lan nhanh, vì vậy, tránh gãi, cào lên vùng nhiễm. Nên cắt móng tay ngắn để không làm tổn thương thêm. Cần vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, thay giặt chăn ga, rèm cửa và các vật dụng tiếp xúc với da.
Nếu nuôi chó mèo, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tẩy giun, và đặc biệt đưa thú cưng đến bác sĩ thú y khi thấy có dấu hiệu bệnh về da để phòng tránh lây nhiễm sang người.
BS Tiến Thành cảnh báo: "Chúng ta không nên tiếp xúc gần với động vật lạ hoặc động vật không rõ tình trạng sức khỏe. Nếu quyết định nhận nuôi, cần đưa chúng đến bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tiếp xúc trực tiếp".
'/>Nhận định, soi kèo U19 Sông Lam Nghệ An vs U19 PVF Việt Nam, 14h30 ngày 14/1: Đánh chiếm ngôi đầu
Hồng Quân - 13/01/2025 21:13 Việt Nam2025-01-15Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận (Ảnh: Trần Minh).
Đội ngũ cán bộ y tế cơ sở được đánh giá là "cánh tay nối dài" của ngành y tế, góp phần vào thành công chung của toàn ngành. Y tế cơ sở không chỉ là nơi gần dân nhất, dễ tiếp cận nhất, mà còn là "lá chắn" đầu tiên trong phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
"Công việc của cán bộ y tế cơ sở không hề dễ dàng, thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực. Nhưng vượt lên trên tất cả, chính sự tận tâm và lòng yêu nghề đã làm nên hình ảnh cán bộ y tế luôn kiên trì, bền bỉ trên hành trình chăm sóc sức khỏe nhân dân", Thứ trưởng Luận nói.
Theo Thứ trưởng Luận, Bộ Y tế đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và toàn diện để củng cố hệ thống y tế cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ y tế tại tuyến này, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Trong đó, tiếp tục đầu tư nguồn lực (tài chính, nhân lực) cho y tế cơ sở; xây dựng danh mục dịch vụ kỹ thuật mà tuyến y tế cơ sở có thể thực hiện, làm cơ sở để giao nhiệm vụ và đặt hàng; hoàn thiện chính sách về tiền lương, chế độ ưu đãi để thu hút và giữ chân nhân viên y tế cơ sở.
Đồng thời, Bộ cũng tăng cường chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho y tế cơ sở, mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại y tế cơ sở.
"Mỗi cán bộ y tế cần tiếp tục phấn đấu để luôn là một cán bộ y tế vừa có đức vừa có tài, tận tâm với nghề Y, xứng đáng với truyền thống "Lương y như từ mẫu" và sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân", Thứ trưởng Luận nói.
Cuộc thi "Y tế cơ sở giỏi năm 2024" dành cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, có 16 đội tham dự. Qua đó, ban tổ chức đã chọn được 6 đội vào chung kết, gồm các đội thi của Hải Dương, Hải Phòng, Bình Định, Phú Yên, Bình Phước và Đồng Nai.
Các vấn đề y tế nổi bật ở tuyến cơ sở như chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, bài trừ các hủ tục tảo hôn, sinh đẻ tại nhà, an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh, quản lý các bệnh không lây nhiễm… được thể hiện sinh động.
Trong đó, giải Nhất trị giá 17 triệu đồng được trao cho đội thi Bình Phước, giải Nhì là đội thi Phú Yên, giải Ba là đội thi Đồng Nai, 3 giải Khuyến khích được trao cho các đội thi Hải Phòng, Hải Dương và Bình Định.
Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao 6 giải phụ như Trưởng Trạm Y tế xử lý tình huống tốt nhất, Nữ diễn viên xuất sắc nhất, Nam diễn viên xuất sắc nhất...
'/>
最新评论