Kinh doanh

Thế giới sẽ ra sao nếu chủ nghĩa thiên vị ngoại hình ngự trị

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-26 13:04:47 我要评论(0)

Một người có dị hình,ếgiớisẽrasaonếuchủnghĩathiênvịngoạihìnhngựtrịkết quả bóng đá ngoại hạng anh hômkết quả bóng đá ngoại hạng anh hôm naykết quả bóng đá ngoại hạng anh hôm nay、、

Một người có dị hình,ếgiớisẽrasaonếuchủnghĩathiênvịngoạihìnhngựtrịkết quả bóng đá ngoại hạng anh hôm nay dị tật sẽ không thể trở thành sinh viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Tòa án hay Đại học Kiểm sát Hà Nội. Nhưng vì sao một người cụt một tay lại không thể đứng trên bục giảng?

[…]

Trong khi đó, nhiều quốc gia có hệ thống quota, quy định người sử dụng lao động trong cả khu vực công và tư phải có một số phần trăm nhất định người lao động là người khuyết tật. Trong Hội đồng chung châu Âu, con số này thường giao động từ 2% tới 5%, cá biệt lên tới 10%. Ở Tây Ban Nha, người sử dụng lao động có từ 50 nhân viên trở lên sẽ phải dành 2% vị trí làm việc cho người khuyết tật. Với khu vực công, hạn ngạch là 3%. […]

Ấn Độ cũng vừa tăng tỷ lệ từ 3% lên 4% cho các đơn vị trong khu vực công, tuy không có quy định cho các công ty tư nhân. Lắng nghe những quan điểm ủng hộ các thực hành mang tính phân biệt đối xử, thiên vị ngoại hình, ta hay gặp những lập luận liên quan tới “bộ mặt”. Học sinh trình diễn văn nghệ thì được coi là “bộ mặt” của trường, giáo viên cũng vậy. Nhân viên thì là “bộ mặt” của công ty. Thẩm phán thì là “bộ mặt” của đất nước.

Nhưng với tôi, cách nhìn khuôn mặt đại diện như vậy thật nông cạn và đáng buồn. Một thao tác tìm kiếm đơn giản có thể cho ta thông tin về hàng trăm, hàng nghìn chính trị gia khuyết tật ở các quốc gia khác nhau.

Một số ví dụ ngẫu nhiên: bà Gabriela Michetti, người Argentina, ngồi xe lăn từ năm 29 tuổi, trở thành Phó Tổng thống nữ thứ hai trong lịch sử quốc gia này năm bà 50 tuổi.

Ông Sam Sullivan, người Canada, gần như liệt tứ chi hoàn toàn năm 19 tuổi sau một tai nạn trượt tuyết, vẫn tốt nghiệp quản trị kinh doanh, rồi trở thành chính trị gia, Bộ trưởng Bộ Cộng đồng, Thể thao và Văn hóa, thị trưởng thành phố Vancouver và hiện là giáo sư đại học.

[…]

Với tôi, những cá nhân như những chính trị gia trên là đại sứ tuyệt vời cho quốc gia của họ, là bộ mặt của sự nhân văn mà họ đang góp phần xây dựng cho xã hội của mình.

Thật là đẹp đẽ nếu đất nước của bạn cho phép một người liệt từ nhỏ vẫn có thể học hành, trở thành một nhà lãnh đạo và cống hiến cho đất nước ở mức độ cao nhất. Đó mới là những quảng cáo ấn tượng, hơn là khuôn mặt một em bé có hàm răng đều đặn.

Hãy thử hình dung một thế giới mà trong đó tư duy lookism ngự trị, và sự thiên vị dựa trên ngoại hình được coi là hiển nhiên.

Các trường mẫu giáo không nhận trẻ quá béo hay có hội chứng Down, sợ ảnh hưởng tới bộ mặt của trường. Các trường học chỉ nhận giáo viên cao và thon gọn, để tạo hình ảnh “đẹp” trong mắt học trò. Học sinh trung học lùn hay gầy cần đầu tư gấp đôi vào việc học thêm để có thể đỗ đại học đúng nguyện vọng, bởi họ bị áp điểm chuẩn cao hơn.

Ra trường, người lao động có ngoại hình khiêm tốn phải chạy vạy nhờ vả tới quan hệ thân quen để được nhà tuyển dụng châm chước. Ở các công ty, người quá béo hay quá gầy bị trừ lương, thưởng.

Ở các nhà hàng, quán cafe, trung tâm thương mại, người dị dạng, khuyết tật bị khước từ vì khách hàng chỉ muốn thấy nhân viên và các khách hàng khác có ngoại hình ưa nhìn.

Người lùn, béo, nữ giới quá cao, người có dị tật, khuyết tật sẽ biến mất khỏi con mắt của chúng ta, họ chỉ ở nhà, làm các công việc online, làm ở kho hay các phòng khuất đằng sau để sếp, đối tác và khách hàng không thấy.

Tiếp theo, các công ty và cơ quan sẽ cho nhân viên vay tiền để tập gym, làm lại răng và phẫu thuật thẩm mỹ. Đây không phải những thứ mà người ta thích thì làm nữa, chúng đã trở thành những yếu tố cạnh tranh, được ghi rõ trong hồ sơ, như trước kia các chứng chỉ chuyên môn, tiếng Anh và kỹ năng mềm.

Chúng ta muốn sống trong một xã hội như vậy, nơi những người như vận động viên Simone Biles hay Higgins, Tổng thống Ireland, chỉ có rất ít lựa chọn trường lớp và nơi làm việc? Và có việc thì cũng hàng tháng ngậm ngùi nhìn một số người xung quanh nhận phụ cấp vì họ cao hơn, dù vị trí làm việc giống nhau? Ở nơi làm việc đó, nếu “may mắn” là người nhận được cái phụ cấp ngoại hình kia, ta có thấy vui và tự hào không, hay nhìn đồng nghiệp của mình, ta thấy băn khoăn trong lòng?

Hay chúng ta muốn sống trong một xã hội mà người béo và gầy, cao và lùn, khuyết tật và lành lặn sống và làm việc bên ta, là bạn học, đồng nghiệp của ta, khiến cuộc sống của ta phong phú, bởi họ có thể là những con người rất thông minh, rất tài năng, rất sáng tạo, rất hài hước, rất tình cảm, rất tốt bụng, rất trắc ẩn? Bởi họ cũng có thể là những đại diện tuyệt vời cho trường, công ty, cơ quan, cộng đồng của ta?

Trong cuộc sống cá nhân, chúng ta có thể hoàn toàn tự do chọn bạn, chọn người yêu dựa trên các sở thích cá nhân về hình thức. Nhưng trong tuyển sinh, tuyển dụng, công việc, chúng ta cần sự công bằng. Công bằng nghĩa là không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, vùng miền, sắc tộc, tôn giáo hay ngoại hình.

Thay vì lập luận là ta muốn tuyển nhân viên, giáo viên, sinh viên có ngoại hình bởi họ tự tin hơn, ta hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng mà trong đó người thấp, người béo, người khuyết tật thoải mái và tự tin với cơ thể của mình.

Giờ đây chúng ta không sống trong các bộ lạc nữa, không phải lo lắng kẻ thù hay thú dữ tấn công bất chợt vào ban đêm nữa, nên ta cần nhận diện và cảnh giác với xu hướng vô thức thiên vị ngoại hình của mình.

Cũng lý do này, đã từ nhiều thập kỷ nay, khi các dàn nhạc giao hưởng tuyển nhạc công, ban giám khảo nghe người ứng tuyển chơi đằng sau một cái màn để họ không nhìn được ngoại hình của người này, họ thậm chí còn không biết tên ứng viên để không biết giới tính của họ.

Bởi dù không muốn thì ngoại hình của ứng viên sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới đánh giá của các giám khảo, họ sẽ không chọn được nhạc công tốt nhất và có một quá trình tuyển chọn công bằng nhất.

Tôi đã được xem một video, trong đó ca sĩ opera giọng nữ trầm Nathalie Stutzmann trình diễn một bản thánh ca nổi tiếng của nhà soạn nhạc Đức thế kỷ 18, Johan Sebastian Bach, cùng nghệ sĩ violin chính Satomi Watanabe và dàn nhạc. Satomi Watanabe có một khuôn mặt bị biến dạng mà tôi không rõ vì sao.

Tới nay, video này đã có gần 2,5 triệu lượt xem, và không một ai phàn nàn là “thiếu gì người biết chơi đàn” mà người ta lại phải để cô biểu diễn. Trong số hơn một nghìn bình luận, có một câu khiến tôi nhớ mãi và tâm đắc: “Qua âm nhạc của Bach và khuôn mặt của Satomi Watanabe, tôi thấy sự hiện diện của Chúa trời”.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Năm ngoái, Trường mầm non Hướng Dương, huyện Hóc Môn gây ấn tượng khi chia thu nhập tăng thêm cuối năm lên đến hơn 30 triệu đồng/người; GV Trường THCS Nguyễn Văn Luông, Q.6 nhận khoảng 27 triệu đồng, GV hợp đồng là 12 triệu đồng.

Rất nhiều trường học khác cũng ở mức 15 - 25 triệu đồng/người.

Năm nay, các trường chưa có con số chính thức nhưng nhìn chung vẫn là tinh thần "năm sau cao hơn năm trước" được duy trì nhiều năm nay ở nhiều đơn vị.

Và đặc biệt, từ năm nay, ngoài khoản thu nhập tăng thêm từ kết dư, từ tháng 3/2018, GV ở TP.HCM chính thức dược hưởng thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND TPHCM.

Khoản thu nhập tăng thêm này dành cho cán bộ công nhân viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh giá theo từng quý.

Trường Tiểu học Võ Văn Hát, Q.9, đơn vị đã chi thu nhập tăng thêm quý 2 và 3 theo Nghị quyết 03 ở mức cao nhất là 12.885.300 đồng/quý đối với công chức, viên chức xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và 8.704.800 đồng/quý đối với công chức, viên chức xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một GV ở Tân Bình chia sẻ, cô và đồng nghiệp đã nhận được tiền thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03 quý 2 và 3, hiện đang chờ quý 4.

Mức tiền cô nhận được trong 2 quý này là gần 20 triệu đồng.

"Thêm quý 4 và tôi hy vọng thu nhập tăng thêm từ tiền kết dư bằng năm ngoái là gần 20 triệu thì tổng có thể tôi nhận được là 50 triệu đồng. Quả thật đây là khoản tiền trong mơ với GV", cô bộc bạch.

Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng GD-ĐT TP.HCM quận Tân Bình cho biết, năm nay, đội ngũ GV ở thành phố sẽ đón Tết ấm hơn với 2 khoản thu nhập tăng thêm. Ở quận Tân Bình năm nay chưa có báo cáo về thu nhập tăng thêm từ khoản kết dư nhưng có thể sẽ tương đương năm ngoái ở mức vài triệu đến mức cao nhất là gần 20 triệu đồng.

"Với khoản thu nhập tăng thêm này thêm khoản thu nhập tăng thêm từ Nghị quyết 03, phải nói GV sẽ phấn chấn hơn rất nhiều", ông Huy cho biết.

Ông Huy cũng nói thêm, rất khó so sánh giữa các trường vì mức thu - chi khác nhau, có trường dư nhiều, có trường dư ít.

Chưa kể, có những trường chi theo quý, có trường lại để dành... một cục vào cuối năm nên đánh giá sẽ khác nhau.

Một hiệu trưởng ở TP.HCM cho hay, với khoản chi từ Nghị quyết 03, cộng với khéo vun vén từ nhà trường, nếu đều đạt ở khung cao nhất ở hai khoản, GV hoàn toàn có thể nhận tiền tăng thêm cao nhất có thể lên đến 50 - 70 triệu đồng.

Theo ông, đây là một tín hiệu vui đối với nghề giáo. Đới với tiền thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03, trước mắt vẫn sẽ chi 3 quý tính từ tháng 4/2018.

Tuy nhiên, việc có tính thu nhập tăng thêm cho GV trong 2 tháng hè hay không vẫn chưa có quyết định cuối cùng.

Theo Hoài Nam (Dân Trí)

“Không biết thưởng Tết giáo viên thành phố thế nào, chứ chúng tôi thì…”

“Không biết thưởng Tết giáo viên thành phố thế nào, chứ chúng tôi thì…”

 - “Tết thì năm nào chẳng thế. Nhiều lắm cũng chỉ vài ba trăm. Đó cũng là cả sự cố gắng”.

" alt="Thưởng tết giáo viên năm 2018 ở TP.HCM cao nhất có thể lên đến 70 triệu đồng" width="90" height="59"/>

Thưởng tết giáo viên năm 2018 ở TP.HCM cao nhất có thể lên đến 70 triệu đồng

Thành tựu của đội tuyển U23 Việt Nam đã gợi cảm hứng trong nhiều lĩnh vực. Những ngày qua, nhiều người đã chia sẻ những suy nghĩ của mình. Dưới đây là hai ý kiến trong lĩnh vực giáo dục.

{keywords}
Sinh viên cổ vũ đội tuyển U23 Việt Nam tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Thúy Nga


GS Trương Nguyện Thành, Phó Hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Hoa Sen, quản trị trang diễn đàn Học giả Việt Nam: Bài học gì cho phát triển khoa học và giáo dục Việt Nam?

U23 Việt Nam đã chiến thắng chính mình khi phải đấu trong điều kiện thời tiết không quen thuộc, nếu không gọi là khắc nghiệt, và không chùn bước khi phải đối đầu với đối thủ mà cả HLV Park Hang Seo và các cầu thủ Việt Nam đều rõ hơn ai hết về thể lực cũng như độ điêu luyện. U23 Việt Nam đã chiến thắng khi để lại trong lòng mỗi một người Việt Nam đang sống trong nước hay ở nước ngoài niềm tự hào dân tộc.

Từ đội tuyển U23 Việt Nam, chúng ta học được gì cho phát triển khoa học và giáo dục ở Việt Nam?

U23 bóng đá với phát triển khoa học và giáo dục có liên quan gì với nhau đâu nhỉ?

Có đấy các bạn ạ.

Đó là tiềm năng của giới trẻ. U23 Việt Nam cho thấy thể lực của thế hệ trẻ Việt Nam không thua ai và nếu được huấn luyện kỹ lưỡng thì có thể đi ra đấu trường quốc tế. Thế hệ trẻ Việt Nam khi ra nước ngoài thì học hay nghiên cứu khoa học cũng không thua ai. Điều này minh chứng được tiềm năng của giới trẻ Việt Nam.

Nhưng muốn phát huy được tiềm năng này trong nước thì cần có môi trường và các nhà HLV tầm cỡ. Từ khi được đầu tư đúng mức và có những HLV tầm cỡ (người nước ngoài) thì bóng đá Việt Nam từng bước đi lên. Muốn được như thế, phát triển khoa học và giáo dục cũng phải làm vậy.

Hiện tại, khoa học và giáo dục Việt Nam vẫn còn vướng nhiều cơ chế đang trói chân sự phát triển.

Giống như bóng đá muốn vươn ra đấu trường quốc tế, khoa học và giáo dục Việt Nam cần những HLV, những lãnh đạo có bản lĩnh và tầm cỡ. Singapore thu hút những nhà giáo dục hay khoa học gia người nước ngoài làm hiệu trưởng các trường đại học hay viện trưởng các viện nghiên cứu quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế không cho phép Việt Nam làm điều tương tự.

HLV Park Hang Seo không phải là người được đào tạo bài bản về bóng đá. Khi còn học tại trường đại học Hangyang, ông nghiên cứu các loại thảo mộc và sữa, không liên quan tới thể thao. Thế mà ông vẫn có cơ hội làm HLV cho K League Sangju Sangmu Phoenix, Hàn Quốc và giúp cho đội này đạt được hai giải vô địch năm 2013 và 2015.

Trong khoa học và giáo dục, các đòi hỏi về đào tạo chuyên môn cũng như kinh nghiệm liên quan sẽ là rào cản trong việc thu hút nhân tài về một nước đang phát triển như Việt Nam. Cạnh tranh trong thị trường nhân lực cấp cao toàn cầu khá khốc liệt. Việt Nam có dám chấp nhận cái giá phải trả cho những đòi hỏi của mình?

Những năm gần đây, báo chí thường nhắc việc Việt Nam đang thiếu nhân lực cấp cao trong nhiều lĩnh vực. Điều này tôi thấy khá rõ trong lĩnh vực phát triển khoa học và giáo dục. Và hy vọng trong tương lai sẽ có những HLV (những khoa học gia, những nhà giáo dục người nước ngoài) như Park Hang Seo giúp đưa khoa học và giáo dục Việt Nam ra đấu trường quốc tế.

{keywords}
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân cổ vũ đội tuyển U23 Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng

Trường  ngoại khoá Tomoto (TP.HCM): 6 bài học dạy con từ U23 Việt Nam

1. Nếu tuyết không rơi, sao ta biết mình có thể chơi được tốt đến đâu trong tuyết. Nên nghịch cảnh không phải là kẻ thù, mà là trợ lực để con khám phá giới hạn của mình.

2. Cách con chơi quan trọng hơn kết quả. Cách con sống quan trọng hơn những tài sản mà con thu vén được. Cứ chơi đẹp, sống tốt thì thắng thua được mất thế nào cũng có người nể trọng và yêu quý.

3. Muốn gặt hái những thành quả bình thường không thể thiếu sự trui rèn. Muốn gặt hái những thành công phi thường không thể thiếu niềm tin và ý chí.

4. Kỹ thuật làm nên cầu thủ giỏi, văn hoá làm nên cầu thủ fairplay. Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.

5. Cầu thủ muốn giỏi cần gặp đúng huấn luyện viên. Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy. Hãy tìm những người thầy dạy con cách hiểu mình và tin vào chính mình, chứ không phải tin vào những chiêu trò, xảo thuật.

6. Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Con cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn, khi con biết sống không chỉ vì bản thân mình.

Trân trọng kính mời bạn đọc gửi thêm ý kiến về Ban Giáo dục - Báo Vietnamnet - qua hòm thư điện tử: bangiaoduc@vietnamnet.vn

 

Gạt nước mắt, sinh viên nắm tay nhau hát "Như có Bác Hồ..." sau chung kết U23 châu Á

Gạt nước mắt, sinh viên nắm tay nhau hát "Như có Bác Hồ..." sau chung kết U23 châu Á

Tại nhiều trường đại học, không khí đang vô cùng sôi động khi hàng nghìn sinh viên cùng tập trung chờ xem trận đấu lịch sử giữa đội tuyển U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan.

" alt="Giáo dục Việt Nam cần những 'huấn luyện viên' như Park Hang Seo" width="90" height="59"/>

Giáo dục Việt Nam cần những 'huấn luyện viên' như Park Hang Seo