10 đề tài được trao giải Nhất cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học 2019
Sáng 1/12,đềtàiđượctraogiảiNhấtcuộcthiSinhviênnghiêncứukhoahọlịch thi đấu bóng đá quốc tế hôm nay tại Trường Đại học Xây dựng (Hà Nội) đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2019. Đây là giải thưởng hàng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tổ chức. 10 đề tài được trao giải Nhất cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học 2019. Giải thưởng được tổ chức nhằm khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Năm 2019, giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” đã thu hút được tổng số 419 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia xét giải. Đây đều là những đề tài xuất sắc nhất được lựa chọn từ hàng nghìn đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ở 85 trường đại học, học viện trong cả nước. 6 lĩnh vực khoa học và công nghệ được tham gia xét giải thưởng bao gồm: Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên; Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ; Khoa học Y Dược; Khoa học Nông nghiệp; Khoa học Xã hội và Khoa học Nhân văn. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học của sinh viên được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Phát biểu tại Lễ tổng kết và trao giải thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học của sinh viên được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo đại học; góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài và hướng nghiệp. Trải qua hơn 25 năm tổ chức, Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học đã thực sự trở thành một sân chơi khoa học lớn và có uy tín đối với sinh viên các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước. Thứ trưởng cho biết, chỉ tính trong giai đoạn 2011-2019, có 2633 đề tài với gần 7000 sinh viên, 670 lượt các cơ sở giáo dục đại học tham gia. Các công trình dự thi được đánh giá có tính mới, tính sáng tạo, có giá trị khoa học và thực tiễn. Chất lượng đề tài của sinh viên ngày càng tốt hơn, trong số đó có những bài báo công bố quốc tế và trong nước, phát triển thành các sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn. Nhiều đề tài đã được các em tiếp tục nghiên cứu ở bậc học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ), cũng có nhiều sản phẩm đề tài đã được khởi nghiệp. “Bộ GD-ĐT đã tích cực phối hợp với các bộ, ban ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động khoa học công nghệ trong trường đại học nói chung và nghiên cứu khoa học sinh viên, giảng viên trẻ nói riêng. Tuy nhiên, nhiều nội dung, hoạt động cần phải được cập nhật, thay đổi để phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo và hội nhập quốc tế. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ tiếp tục nghiên cứu, cập nhật các quy định, trong đó làm thế nào để tạo điều kiện tối đa khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học” - Thứ trưởng cho hay. 10 đề tài được trao giải Nhất bao gồm: 1. Giải pháp tối ưu công suất phát thời gian thực cho hệ thống D2D của nhóm sinh viên: Vũ Gia Phát, Trương Anh Quân, Nguyễn Xuân Tùng, Lê Quang Huy (ĐH Bách khoa Hà Nội) 2. Nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm và mô phỏng khả năng chịu tác động trải trọng nổ của bê tông chất lượng siêu cao UHPC của nhóm sinh viên: Đỗ Văn Đạt, Trần Hữu Tú, Nguyễn Hữu Phúc, Khúc Ngọc Đức (ĐH Xây dựng) 3. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo robot hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa của nhóm sinh viên: Lương Hữu Thành Nam, Nguyễn Đào Xuân Hải (ĐH SPKT TPHCM) 4. Phát hiện đột biến mới trên gen NPR2 và Ứng dụng trong chẩn đoán tiền làm tổ bệnh Acromesomelic Dysplasia của sinh viên Cao Hà My (ĐH Y Hà Nội) 5. Ứng dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng của nhóm sinh viên: Nguyễn Bảo Trân, Nguyễn Ngọc Gia Bảo, Trần Minh Thư (ĐH Công nghệ TPHCM) 6. Relationship between emotional intelligence and educational achievement – mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và thành tích học tập của sinh viên của nhóm sinh viên: Dương Minh Tuyết, Trần Yến Nhi, Hà Thảo Anh, Phùng Thị Như Ý (ĐH Mở TPHCM) 7. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển "Green Banking (Ngân hàng xanh)" tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam của nhóm sinh viên Lê Trần Hà Trang, Tạ Nguyễn Lan Trang, Lê Thị Khánh Ly, Đỗ Huệ Anh (ĐH Kinh tế quốc dân) 8. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty thép được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam của nhóm sinh viên: Trần Bình Minh, Nguyễn Đức Việt, Kiều Ngọc Thảo, Trần Hồng Ngọc (ĐH Kinh tế quốc dân) 9. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến nền kinh tế Việt Nam và vấn đề đặt ra đối với an ninh quốc gia trong tình hình mới của nhóm sinh viên: Trần Văn Dũng, Mã Trung Hữu, Nông Văn Hoàng (Học viện An ninh nhân dân) 10. Nghiên cứu ứng dụng hoa văn họa tiết trang phục dân tộc thiểu số vào thiết kế bộ bưu thiếp tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam của sinh viên: Đỗ Vũ Minh Ngọc (ĐH Mỹ thuật) Trường Giang - Sáng 30/11, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1959- 2019) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất với những thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.Bộ Khoa học và Công nghệ nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1: Củng cố ngôi đầu
-
Lý Thiến được khen trông như mỹ nhân bước ra từ trong tranh. Nữ nghệ sĩ trình diễn cùng rất nhiều vũ công nam trên nền sân khấu rộng hàng trăm mét. Cô diện bộ áo nặng 50kg, dài 5m, họa tiết 3D các kiến trúc cổ Trung Quốc.
Theo Sina, nghệ sĩ múa thể hiện bản lĩnh khi diện bộ váy "nặng bằng thân hình của mình". Lý Thiến vừa di chuyển, vừa tạo những động tác tay, chân và mặt thanh thoát, nhẹ nhàng, gợi hình ảnh mỹ nhân xưa.
Lý Thiến mất thời gian dài tập luyện để làm quen với trang phục và vũ đạo của vở. Ban đầu, nữ nghệ sĩ dự định gắn vào váy các bánh xe đa hướng và sửa động tác múa. Tuy nhiên, phương án này bất khả thi nên cô quyết định tự mình vượt qua trở ngại.
"Một nghệ sĩ múa trước sân vận động hàng chục nghìn người dõi theo là một thách thức. Huống hồ vừa múa với bộ váy nặng, vừa thể hiện tinh thần dân tộc, kết hợp các kỹ thuật hiện đại và hiệu ứng sân khấu không phải ai cũng làm được", tờ Chinanewsnhận xét.
Tiết mục của Lý Thiến trở thành màn trình diễn tiêu biểu trong Đại hội thể thao. Đoạn clip nữ nghệ sĩ trình diễn thu hút hàng trăm triệu lượt xem, tên cô vào top chủ đề tìm kiếm nổi bật trên Weibo.
Lý Thiến hiện là một trong những nghệ sĩ múa nổi tiếng bậc nhất tại Trung Quốc. Cô học múa từ năm 9 tuổi, lần đầu diễn trong show Đêm xuân(chương trình nghệ thuật mừng năm mới nổi tiếng Trung Quốc) năm 16 tuổi. Lý Thiến được mời biểu diễn ở các sự kiện lớn về văn hóa - nghệ thuật hay khai mạc sự kiện thể thao.
Thúy Ngọc
'Chim công làng múa' Dương Lệ Bình tiếp tục hứng 'gạch đá' vì vũ đạo tục tĩuTRUNG QUỐC - Vũ điệu tục tĩu đã khiến “chim công làng múa” Dương Lệ Bình tiếp tục hứng chịu chỉ trích của khán giả." alt="Lý Thiến diện đầm nặng 50kg múa khai mạc Asiad 2023">Lý Thiến diện đầm nặng 50kg múa khai mạc Asiad 2023
-
Các nhà khoa học đã thu được tín hiệu radio bí ẩn từ sâu thẳm trong vũ trụ, nghi của người ngoài hành tinh.Ông Trump bình luận 'lạ' về Nga" alt="Phát hiện tín hiệu bí ẩn nghi của người ngoài hành tinh"> Phát hiện tín hiệu bí ẩn nghi của người ngoài hành tinh
-
U dị thường xuất hiện ngày càng nhiều
-
Nhận định, soi kèo Hà Nội vs HAGL, 19h15 ngày 24/1: Bám đuổi đội đầu bảng
-
Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu đang rơi vào khủng hoảng. Ảnh: Reuters.
Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - đang bước vào năm thứ 2 không tăng trưởng. Nước này đã ghi nhận mức tăng trưởng 0,1% trong giai đoạn tháng 7 đến tháng 9, nhưng dự báo tiếp tục suy giảm trong cả năm.
Các nhà kinh tế dự đoán rằng Đức sẽ khó quay trở lại đà tăng trưởng vào năm 2025 nếu chính phủ mới không thực hiện các thay đổi đáng kể một cách nhanh chóng, theo The New York Times.
Liên minh 3 đảng cầm quyền do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo đã trải qua một năm bất đồng quan điểm về các vấn đề năng lượng, nhập cư trước khi sụp đổ vào tháng 11. Cuộc bầu cử sớm vào ngày 23/2/2025 tới đây có thể xác định một chính phủ mới với cơ hội xoay chuyển tình thế.
Giá năng lượng cao, bộ máy quan liêu phức tạp, cơ sở hạ tầng công cộng cũ kỹ và những diễn biến địa chính trị đã làm suy yếu nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
GDP của Đức tính đến quý III/2024 và dự báo năm 2025. Biểu đồ: Bloomberg.
Cái giá của sự bất ổn chính trị
Các công ty công nghiệp Đức đã chứng kiến sản lượng giảm hơn 12% kể từ năm 2018. Nhiều doanh nghiệp cho rằng nguyên nhân chính là do thiếu các tín hiệu rõ ràng từ Berlin về định hướng đầu tư.
Quyết định đột ngột chấm dứt trợ cấp cho xe điện vào cuối năm ngoái nhằm giảm chi ngân sách là một ví dụ điển hình. Điều này đã khiến các nhà sản xuất ôtô Đức, vốn đang đẩy mạnh sản xuất xe điện, đối mặt với sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu tiêu dùng.
Hệ quả là hàng loạt việc làm bị cắt giảm trong ngành công nghiệp ôtô Đức. Bosch - nhà cung cấp ôtô lớn nhất nước Đức đã thông báo kế hoạch cắt giảm 5.500 nhân sự từ năm 2027, với 2/3 các vị trí là tại Đức. Tương tự, Ford Motor cũng đã thông báo sẽ cắt giảm 4.000 việc làm ở châu Âu, phần lớn là ở Đức.
Volkswagen đã cắt giảm lương công nhân và đe dọa đóng cửa 3 trong số 10 nhà máy tại Đức. Nhà sản xuất xe hơi này cũng đang triển khai chương trình tái cấu trúc lớn, dẫn đến các cuộc đình công quy mô lớn của công nhân bắt đầu từ tháng 12.
Về năng lượng, sau khi mất nguồn cung khí đốt từ Nga vào năm 2022 do xung đột ở Ukraine, chính phủ Đức chuyển sang nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Dù điều này vẫn giữ ấm cho các hộ gia đình và đảm bảo dự trữ năng lượng, nó cũng làm giá năng lượng tại quốc gia này tăng 40% so với năm trước đó.
Bất chấp xu hướng này, Đức vẫn quyết định đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng, khiến các doanh nghiệp khó dự đoán chi phí năng lượng và lập kế hoạch đầu tư dài hạn.
Chính sách thiếu nhất quán và sự bất ổn từ chính phủ do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo góp phần làm suy giảm khả năng cạnh tranh của kinh tế Đức. Ảnh: Reuters.
Những chính sách thiếu nhất quán này đã tạo ra sự bất ổn lớn, làm giảm lòng tin và sự lạc quan trong giới công nghiệp Đức. Theo khảo sát của Viện Ifo tại Munich, tâm lý bi quan đang ở mức kỷ lục.
Stefan Sauer, một nhà nghiên cứu kinh tế, nhận xét: “Sự thiếu rõ ràng từ chính phủ là nguyên nhân lớn gây bất ổn và suy giảm khả năng cạnh tranh của kinh tế Đức”.
Trước tình hình này, các nhà kinh tế cảnh báo Đức cần phải thay đổi chính sách thuế và phúc lợi, cũng như giảm bớt quy định và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng. “Nếu không có những thay đổi chính sách lớn, tiềm năng tăng trưởng dài hạn của kinh tế Đức là cực kỳ hạn chế”, Salomon Fiedler, một nhà kinh tế tại ngân hàng tư nhân Berenberg cảnh báo.
Khủng hoảng trong lĩnh vực công nghiệp
Tâm điểm của các vấn đề kinh tế Đức đang gặp phải chính là ngành công nghiệp từng rất hùng mạnh nay đang suy yếu. Theo số liệu từ Hiệp hội Công nghiệp Đức (BDI), sản lượng ngành này dự báo giảm 3% năm nay, đánh dấu năm suy giảm thứ 3 liên tiếp.
Đối mặt với giá năng lượng tăng cao, các quy định nghiêm ngặt về môi trường cùng sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Trung Quốc, các công ty công nghiệp Đức từng chiếm lĩnh các lĩnh vực như ôtô, máy móc, sắt thép giờ đây phải cắt giảm chi phí, tái cấu trúc để tồn tại.
“Ngành công nghiệp Đức đang chịu áp lực khủng khiếp”, Tanja Gönner, Giám đốc điều hành của BDI, nói và nhấn mạnh: “Không có triển vọng hồi phục vào năm 2025”.
Trong tháng 11, nhà sản xuất thép lớn nhất nước Đức - ThyssenKrupp - đã buộc phải giảm giá trị tài sản của bộ phận kinh doanh thép xuống 1 tỷ euro (khoảng 1,04 tỷ USD) sau khi công bố khoản lỗ ròng hàng năm ở mức 1,4 tỷ euro (1,47 tỷ USD). Công ty này đã vật lộn trong nhiều năm để khử carbon trong quá trình sản xuất thép, trong khi chi phí vận hành các nhà máy luyện cốc hiện tại tăng vọt.
Ford đã thông báo sẽ cắt giảm 4.000 việc làm ở châu Âu, phần lớn là ở Đức. Ảnh: Reuters.
Bên cạnh các tập đoàn công nghiệp lớn, nền kinh tế Đức cũng phụ thuộc vào sự đổi mới và chuyên môn. Tuy nhiên, trong một thế giới ngày càng số hóa, Đức đang thiếu các start-up mới, những công ty có thể thúc đẩy thế hệ tăng trưởng tiếp theo.
Chính phủ Đức vẫn có các khoản tài trợ để hỗ trợ doanh nhân khởi nghiệp nhưng khi cần mở rộng quy mô, nhiều doanh nghiệp lại chuyển sang Mỹ - nơi có nguồn vốn mạo hiểm dồi dào hơn và thuế suất thấp hơn.
Danyal Bayaz, Bộ trưởng Tài chính bang Baden-Württemberg đã bày tỏ sự thất vọng khi phát biểu tại Hội nghị Đức - Mỹ ở Harvard: “Vấn đề chính của chúng ta không phải là những gì đang xảy ra với ThyssenKrupp mà là tại sao start-up thành công cuối cùng của Đức đã cách đây 50 năm”.
Thay đổi quan hệ thương mại và rủi ro thuế quan từ ông Trump
Không chỉ những vấn đề nội tại, những rủi ro thương mại toàn cầu cũng đang đè nặng lên đôi vai nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Đức là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, nổi tiếng với các sản phẩm ôtô, hóa chất và máy móc. Tuy nhiên, cả 3 lĩnh vực này đang gặp khó khăn khi những biến động địa chính trị và sự thay đổi chuỗi cung ứng trong những năm gần đây làm gián đoạn hoạt động thương mại toàn cầu.
The Economistdẫn nhận xét của Pictet Wealth Management cho biết sự thay đổi trong mối quan hệ thương mại của Đức với Trung Quốc đã góp phần ảnh hưởng tới nền kinh tế nước này.
Trong những năm 2010, tăng trưởng của 2 nước này đóng vai trò bổ sung cho nhau. Đức bán ôtô, hóa chất và máy móc cho Trung Quốc và ngược lại mua hàng tiêu dùng, hàng hóa đầu vào trung gian như pin, linh kiện điện tử của quốc gia châu Á.
Hiện nay, xuất khẩu từ Đức sang Trung Quốc đã suy giảm mạnh khi đất nước tỷ dân có thể tự sản xuất phần lớn mặt hàng họ từng phải nhập khẩu. Thậm chí với một số sản phẩm, Trung Quốc đã trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu, không chỉ trong mặt hàng chủ lực cũ của Đức là ôtô.
Năm ngoái, Mỹ đã vượt Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức, với giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ đạt 157,9 tỷ euro (164,3 tỷ USD). Tuy nhiên, việc Tổng thống đắc cử Donald Trump cam kết áp đặt thuế quan trên diện rộng dự báo gây thêm tổn thất cho kinh tế Đức.
Một nhà máy Volkswagen tại Chattanooga (Mỹ). Các nhà máy này có thể bị ảnh hưởng bởi các chính sách thuế và cắt giảm đạo luật mới của ông Trump. Ảnh: Volkswagen.
Nhiều hãng xe hơi Đức như BMW, Mercedes-Benz, Volkswagen và hàng chục nhà cung cấp linh kiện ôtô khác, các công ty hóa chất, dược phẩm hàng đầu đã đầu tư lớn vào thị trường Mỹ nhờ giá năng lượng thấp và chính sách ưu đãi từ Đạo luật Giảm lạm phát (IRA).
Tuy nhiên, những công ty này cũng xuất khẩu các mặt hàng từ nhà máy tại Mỹ và có thể chịu ảnh hưởng nếu ông Trump hủy bỏ các ưu đãi thuế này. Khả năng xảy ra chiến tranh thương mại cũng sẽ khiến các doanh nghiệp này chịu thiệt hại nặng nề.
Ngoài ra, ông Trump từng nhiều lần chỉ trích thặng dư thương mại của Đức với Mỹ, vốn đạt 63,3 tỷ euro vào năm 2023. Điều này có thể trở thành vấn đề lớn trong nhiệm kỳ mới của ông Trump.
Theo Carsten Brzeski, nhà kinh tế tại ING Bank, chính sách kinh tế của Mỹ, từ áp thuế quan bổ sung với hàng nhập khẩu vào Mỹ đến cắt giảm thuế cho doanh nghiệp nội địa đều khó mang lại lợi ích cho Đức. Thay vào đó, những thay đổi này có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Đức trên trường quốc tế.