Quản lý thời gian triệt để
Đây là yếu tố quan trọng để làm tốt hai công việc. Bạn thấy công việc đầu tiên đã chiếm hết quỹ thời gian làm việc trong ngày chưa?áchcânbằngkhilàmhaicôngviệccùnglúbrighton – liverpool Liệu bạn đủ thời gian để làm công việc thứ hai mà không ảnh hưởng đến kết quả của công việc thứ nhất không? Bạn phải vượt qua được “cửa ải” này trước khi “dấn thân” vào công việc thứ hai.
Lập kế hoạch hàng ngày:Tạo thời gian biểu trong sổ kế hoạch hoặc trên các ứng dụng lịch - notes là điều cần thiết. Nếu cảm thấy mình sẽ đặc biệt bận rộn, hãy đầu tư vào một phần mềm lập kế hoạch hiệu suất để có kế hoạch chi tiết cho mỗi ngày. Bạn nên tạo trước kế hoạch hàng tuần để xem có khi nào hai việc lại “giẫm chân lên nhau” không, và xử lý nó sớm.
Đơn giản hóa các đầu việc hàng ngày:Có thể bạn sẽ phải đơn giản hóa các hoạt động thường ngày càng nhiều càng tốt. Ví dụ, thay vì chạy xe đến phòng gym cách nhà vài kilomet, hãy chạy bộ ở công viên gần nhà hoặc dùng máy chạy trong nhà. Thay vì nấu cơm hàng ngày, hãy đi chợ vào cuối tuần và nấu sẵn đồ cho vài ngày tới.
Lập danh sách việc cần làm:Giữ một danh sách việc cần làm cho mỗi công việc và đánh dấu mỗi khi bạn hoàn thành một nhiệm vụ để tránh nhầm lẫn giữa các công việc hoặc trì hoãn vì thiếu tổ chức.
Chọn công việc thứ hai cẩn thận
Nếu bạn đã quyết định sẽ làm công việc thứ hai, bạn nên suy nghĩ kỹ về mục tiêu của mình trước khi sẵn sàng cam kết:
Tiền bạc:Nếu bạn muốn nhận công việc thứ hai để gia tăng tiền bạc, nên chọn các việc có thể tận dụng kỹ năng sẵn có. Ví dụ, một giáo viên có thể mở các lớp nâng cao online; một phóng viên có thể viết sách, hoặc sáng tạo nội dung. Như vậy sẽ thuận lợi hơn nhiều so với việc chọn một công việc mà bạn chưa từng có kinh nghiệm trước đó.
Kỹ năng mới:Nếu động lực chính là học các kỹ năng mới, công việc thứ hai nên gần gũi với sở thích. Ít nhất bạn có thể có trong tay những kinh nghiệm thú vị và có thể giúp chuyển hướng sang ngành nghề yêu thích hơn.
Khoảng cách:Nếu công việc thứ hai buộc bạn phải có mặt trực tiếp để báo cáo, làm việc hoặc họp hành một số ngày nhất định trong tuần, thì cơ quan nên gần với nơi bạn ở hoặc văn phòng bạn làm để tránh đi lại tốn kém và mất thời gian. Thuận tiện hơn cả là công ty đó cho phép làm việc từ xa.
Quản lý nguồn thu
Hãy chi tiêu một cách khôn ngoan và lên danh sách các chi phí mà bạn phải bỏ ra để thực hiện công việc thứ hai. Chẳng hạn như chi phí đi lại, các bữa ăn phụ để lấy sức, hoặc thuế thu nhập cá nhân và trừ khoản đó khỏi thu nhập thêm của bạn.
Hãy đảm bảo nguyên tắc đề ra ban đầu: sử dụng số dư còn lại này để trả nợ hoặc giải quyết các mục tiêu tài chính mà bạn đang hướng tới. Bằng cách này, bạn sẽ vừa đạt được mục tiêu, vừa có thể thấy rõ sự chăm chỉ của mình được đền đáp như thế nào.
Chăm sóc bản thân
Để đảm nhận công việc thứ hai mà vẫn duy trì được lối sống cân bằng đòi hỏi bạn phải có kỷ luật. Để theo đuổi lịch trình bận rộn đó, bạn phải giữ cho bản thân luôn khỏe mạnh.
Tập thể dục đều đặn:Dù cho một ngày dường như ngắn lại, bạn vẫn phải vận động. Bạn có thể thay đổi chế độ tập luyện. Ví dụ, thay các buổi gym 3 lần/tuần bằng các bài tập giãn cơ hoặc yoga kéo dài 15 - 30 phút. Nếu bận hơn nữa, ít nhất cũng nên chọn đi cầu thang bộ thay vì thang máy.
Ăn uống lành mạnh:Điều quan trọng là phải ăn thức ăn bổ dưỡng, đặc biệt nếu bạn muốn đủ sức duy trì hai công việc trong một thời gian dài. Bạn có thể nấu các món với lượng lớn rồi chia ra thành các suất ăn cho cả tuần (nên đổi bữa để đỡ ngán), chọn các phương pháp nấu ăn nhanh và đơn giản. Bạn cũng nên có đồ ăn lót dạ lành mạnh như trái cây và các loại hạt để tranh thủ nhấm nháp lúc giải lao.
Ngủ đủ:Nếu bạn muốn thành công trong cả hai việc, đừng hy sinh giấc ngủ của bản thân. Mặc dù bạn có thể muốn dành thời gian vào ban đêm để thư giãn với một cuốn sách hoặc xem phim, nhưng nếu không ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm, cơ thể bạn sẽ sớm “đình công”.
Nghỉ ngơi điều độ:Nghỉ ngơi không chỉ là ngủ, mà còn là thả lỏng tâm trí cả khi thức. Lý tưởng nhất là bạn có thể nghỉ làm ít nhất một ngày trong tuần để tái tạo sức lao động hoặc để cơ thể và tâm trí có vài giờ nhất định mỗi tuần để thư giãn. Ví dụ, tắt điện thoại và cố gắng không nghĩ đến công việc. Việc cho phép bản thân “lười” đúng lúc, sẽ giúp duy trì trạng thái cân bằng.
Dành thời gian cho bạn bè và những người thân yêu:Bận đến mấy cũng đừng quên dành thời gian cho bạn bè và gia đình. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một cuộc sống hạnh phúc và cân bằng là cuộc sống có mạng lưới các mối quan hệ bạn bè và người thân lành mạnh, sâu sắc.
Đảm bảo chất lượng công việc chính
Hãy chú ý rằng, chất lượng công việc chính vẫn phải đạt tiêu chuẩn cao. Việc duy trì hai công việc sẽ thất bại nếu công việc thứ hai ảnh hưởng đến hiệu suất và các mối quan hệ ở công việc đầu tiên. Trước khi chính thức quyết định thay đổi nghề nghiệp hoặc bắt đầu việc mới ở nơi khác, công việc chính vẫn nên được ưu tiên hàng đầu.
Bạn cũng phải đảm bảo là công việc thứ hai không vi phạm các cam kết trong hợp đồng lao động của việc chính. Ví dụ, không có xung đột lợi ích, không làm việc cho đối thủ cạnh tranh, không sử dụng nguồn lực cho bên thứ ba.
Và khi thấy bản thân rơi vào tình thế không thể duy trì một lối sống lành mạnh hoặc không có thời gian cho gia đình và bạn bè, hãy tỉnh táo lựa chọn để quay trở lại cuộc sống cân bằng.
(Nguồn: CareerBuilder)