Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, cà độc dược là một vị thuốc Đông y tốt, chữa được nhiều tình trạng bệnh lý, bên cạnh đó độc tố của nó có thể gây hậu quả lớn cho sức khỏe.
Cà độc dược có chất atropin có tác dụng làm co thắt các mao mạch trong mũi. Vì vậy, sau một thời gian ngắn đốt cà độc dược để hít, các bệnh nhân thấy không còn chảy nước mũi nữa nên cho rằng đã trị dứt được căn bệnh này. Tuy nhiên, dù hết triệu chứng chảy nước mũi, những người này đều bị mất khứu giác, không còn khả năng phân biệt được mùi.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo cà độc dược thuộc nhóm độc bảng A, không thể tự mua theo lời đồn đãi để chữa trị bệnh khi chưa được hướng dẫn của thầy thuốc.
Theo bác sĩ Vũ, bệnh nhân ngộ độc cà độc dược cần được chú ý tới việc điều trị hỗ trợ (hô hấp, tuần hoàn, thần kinh...), dùng các biện pháp hạn chế hấp thu, tăng thải trừ như gây nôn, rửa dạ dày, dùng than hoạt kết hợp với thuốc nhuận tràng, tăng cường bài niệu.
Theo Bộ KH&CN, sự kiện được tổ chức với mục đích kiến tạo và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Vùng Thủ đô. Sự kiện cũng nhằm nâng cao nhận thức về KH&CN, chuyển đổi số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, xây dựng, kết nối và tăng cường năng lực các chủ thể hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Thủ đô.
Thông qua sự kiện, ban tổ chức kỳ vọng sẽ quảng bá thành công các sản phẩm/dịch vụ KH&CN, kết nối sản phẩm đến người tiêu dùng, nhà quản lý, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp.
UBND Hà Nội cùng Bộ KH&CN cũng kỳ vọng, Techfest Hanoi 2023 sẽ góp phần thúc đẩy mở rộng thị trường, định hướng phát triển cho các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN của Vùng Thủ đô nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
Techfest Hanoi 2023 sẽ bao gồm 2 hoạt động chính: Triển lãm giới thiệu các dự án, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, trình diễn công nghệ và kết nối cung cầu; Diễn đàn kết nối công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Theo ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Theo số liệu của Startup Blink, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai thành phố được xếp hạng trong top 1.000 thành phố khởi nghiệp toàn cầu.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên tổng số 3.800 doanh nghiệp startup của cả nước (chiếm 26,32%). Đến nay, đã có 32 vườn ươm doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực (chiếm 38,1% tổng vườn ươm cả nước), có 14 tổ chức cung cấp chương trình thúc đẩy kinh doanh (chiếm 40% cả nước).
Các hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, kết nối đầu tư, các khóa đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thường xuyên được tổ chức tại Hà Nội. Từ năm 2016 đến nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố đã huy động được 1 tỷ USD với 100 thương vụ gọi vốn thành công.
“Các hoạt động đổi mới sáng tạo có hàm lượng tri thức cao đã tạo động lực mạnh mẽ và hình thành làn sóng phát triển mới cho nền kinh tế, xã hội của thành phố nói riêng và cả khu vực nói chung”, Phó Chủ tịch Hà Nội nói.
Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định, việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia phải gắn và xuất phát từ hệ sinh thái tại địa phương, các vùng.
“Để hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển bền vững, định hướng quan trọng cần ưu tiên là hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển, để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu đề ra, phát huy vai trò đầu tàu của Hà Nội trong phát triển khoa học công nghệ”, Thứ trưởng Bộ KH&CN nhận định.
Kỷ lục thế giới về bơi lặn trước đó được Carlos Coste, người Venezuela, thiết lập năm 2016 với khoảng cách 177m.
" alt=""/>Khai quật nhà hàng thức ăn nhanh nghìn năm bị chôn vùi ở Italia