- Khủng bố,ữngđoạnphimnổmáybayhãihùngnhấlich bong da ngoai hang anh bão lớn, sai lầm của phi công...là những lý do để điện ảnh dàn dựngnhững tình huống rớt máy bay kinh hoàng nhất trên màn ảnh.
"Ông trùm" hoa hậu: Diễm Hương sẽ bị tước vương miện?- Khủng bố,ữngđoạnphimnổmáybayhãihùngnhấlich bong da ngoai hang anh bão lớn, sai lầm của phi công...là những lý do để điện ảnh dàn dựngnhững tình huống rớt máy bay kinh hoàng nhất trên màn ảnh.
"Ông trùm" hoa hậu: Diễm Hương sẽ bị tước vương miện?Vị trọng tài 41 tuổi này từng điều khiển hai trận đấu tại World Cup 2018, đó là trận Iran 1-0 Ma Rốc và trận Argentina 2-1 Nigeria tại vòng bảng.
Trong hai trận đấu trên, Cuneyt Cakir đã rút ra tới 9 chiếc thẻ vàng. Đáng chú ý, vị vua áo đen này đã phải nhận chỉ trích rất nhiều từ đội trưởng của Nigiria, tiền vệ John Obi Mikel trong trận Nigeria gặp Argentina.
Trong trận đấu đó, John Obi Mikel và các đồng đội đã yêu cầu xem lại màn hình VAR và phải cho “Đại bàng xanh châu Phi” được hưởng một quả penalty khi trung vệ Marcos Rojo để bóng chạm tay sau tình huống đánh đầu của chính anh trong vòng cấm, nhưng ông Cakir đã từ chối xem lại màn hình VAR nên Nigeria không được hưởng quả penalty.
Các cầu thủ Nigeria hẳn vẫn chưa hết ấm ức vì tình huống penalty bị từ chối đó, nếu không, rất có thể họ đã không thua 1-2 trước Argentina trên sân St Petersburg.
Đó là trận đấu cuối cùng ở vòng bảng, chỉ cần có được kết quả hòa Nigeria sẽ đi tiếp vào vòng trong còn Argentina bị loại từ vòng bảng. Nhưng kịch bản đó đã không xảy ra và Nigeria phải dừng bước sau khi kết thúc vòng bảng ở vị trí thứ 3 với chỉ 1 điểm ít hơn Argentina.
John Obi Mikel (giữa) phản ứng gay gắt trước việc trọng tài Cuneyt Cakir từ chối cho Nigeria được hưởng penalty. |
Sau trận thua đó, tiền vệ John Obi Mikel cho biết chính trọng tài đã thừa nhận với anh là bóng đã chạm tay Marcos Rojo. Có thể sức ép từ những CĐV Argentina khiến ông không dám dũng cảm chỉ tay vào chấm phạt đền.
Trọng tài Cuneyt Cakir đã có 17 năm cầm còi, ông cũng từng cầm còi trận trận đấu tại vòng bảng World Cup 2014 giữa Hà Lan và Argentina.
Với người Anh, cái tên Cuneyt Cakir mang đến cho họ nhiều lo âu hơn là hy vọng. Trong trận bán kết lượt đi Champions League mùa giải 2011/2012 giữa Chelsea và Barcelona, Cuneyt Cakir đã thẳng thừng rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu với đội trưởng John Terry bên phía Chelsea. Rất may sau đó đội bóng nước Anh dù thi đấu thiếu người nhưng vẫn giành quyền đi tiếp và lên ngôi vô địch Champions League sau đó.
Trọng tài Cuneyt Cakir rút thẻ đỏ với đội trưởng John Terry của Chelsea. |
Trọng tài Cuneyt Cakir cũng chính là người điều khiển trận cầm quân cuối cùng của Sir Alex Ferguson tại Champions League khi Manchester United thua Real Madrid tại vòng 16 vào năm 2013. Trong trận đấu đó, Sir Alex Ferguson đã tỏ ra giận giữ với trọng tài sau khi ông này rút thẻ đỏ với tiền vệ Nani khiến đội bóng của nước Anh sớm bị loại.
Thậm chí, Sir Alex Ferguson còn vùng vằng từ chối họp báo khi cho rằng ông đã “mất niềm tin” sau quyết định rút thẻ đỏ của trọng tài.
Trọng tài Cakir có vẻ là khắc tinh với những cầu thủ mang quốc tịch Anh, ngoài John Terry, hai cầu thủ Anh khác từng bị ông rút thẻ đỏ là Gary Cahill và Steven Gerrard trong các trận đấu thuộc Champions League. Trong đó, Gary Cahill vẫn đang là thành viên đội tuyển Anh tại World Cup 2018.
Cakir cũng là người điều khiển trận chung kết Champions League năm 2015 giữa Barcelona và Juventus và trận bán kết lượt về Champions League năm 2018 giữa Real Madrid Madrid và Bayern Munich.
" alt=""/>Người cầm còi trận bán kết Anh vs Croatia, 'khắc tinh' của tuyển Anh là ai?Đi tập gym, vận động dưới cường độ cao thì việc đổ môi hôi là việc không thể tránh khỏi. Cảm giác nhớp nháp vô cùng khó chịu, còn khó chịu hơn khi phải chạm vào đồ tập còn nguyên mồ hôi của người khác! Trong khi đó, ở những phòng gym thường gần như chẳng có ai chạy theo bạn để lau dọn cả.
Mồ hôi vã ra trong quá trình tập là điều không thể tránh và mọi người vẫn thường được phát khăn hoặc mang theo khăn là để lau mồ hôi của mình. Nếu bạn không muốn dùng khăn của mình để lau mồ hôi trên ghế tập, thiết bị tập, bạn có thể hỏi mượn của nhân viên tại phòng gym.
Công việc ấy vô cùng dễ dàng và nhẹ nhàng, lại cho thấy bạn là con người có ý thức.
2. Lựa chọn trang phục phù hợp
Một trong những điều cần lưu ý khi xuất hiện tại phòng gym đó là trang phục phải phù hợp. Không ai mặc áo sơ mi để tập gym, không ai mặc quần bò để chạy bộ, đặc biệt là các loại giày tây hay sandals đều không phù hợp với phòng gym.
Mặc quần áo không phù hợp không chỉ mang đến cảm giác khó chịu khi tập luyện, nó cũng giống như việc bạn mặc quần đùi đi họp với đối tác vậy. Còn lựa chọn giày thể thao nó còn liên quan tới sức khỏe của bạn, nếu không mang đúng giày sẽ rất có khả năng bị chấn thương. Ngày nay, việc đầu tư khoảng 2 - 3 bộ đồ tập không phải là một vấn đề quá nặng nề.
3. Giữ cơ thể không quá bốc mùi
Mùi cơ thể là một vấn đề rất tế nhị và không phải ai cũng nhận thức được điều này. Chính vì thế hãy mặc định một điều rằng không phải ai cũng sẽ “chịu” được mùi của cơ thể mình cũng như việc bạn sẽ ngửi thấy những “mùi lạ” xung quanh mình tại phòng tập.
Hãy tập thói quen sử dụng xịt khử mùi (body spray) trước khi tập. Đặc biệt khuyến cáo không nên sử dụng nước hoa vì nước hoa sẽ chỉ làm “tình hình” thêm tồi tệ. Xịt khử mùi không khó mua và có thể sử dụng hàng ngày. Lựa chọn những sản phẩm xịt khử mùi hoặc lăn khử mùi từ những loại nước hoa bạn thường sử dụng.
4. Đừng làm một kẻ ích kỷ
Đừng giữ rịt lấy bộ tạ hay máy tập cho riêng mình. Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ cùng với người khác để tập luân phiên. Trong lúc bạn nhường người khác tập, bạn có thể tập xen kẽ những động tác khác. Nên nhớ là những set động tàc dài vẫn luôn hiệu quả hơn việc chỉ tập một set một động tác.
5. Không mang theo điện thoại hoặc chuyển sang chế độ rung
Điện thoại là một trong những vật dụng không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Chính vì vậy không nên để điện thoại là một trong những tác nhân gây khó chịu tại phòng tập. Nếu bạn không thể rời điện thoại vì chờ một cuộc gọi quan trọng, hãy tắt chuông điện thoại. Khi có điện thoại gọi đến hay bạn cần gọi điện cho ai đó, hãy ra chỗ vắng người để trò chuyện.
6. Gọn gàng
Bạn rất hăng hái, tập nhiều bài nặng với cả lố tạ xung quanh. Tuy nhiên, đừng quên xếp lại những cục tạ lên giá để mọi người có thể sử dụng tiếp và không khiến cho phòng tập thêm ngổn ngang. Ngay cả những bộ tạ đòn, sau khi tập xong cũng nên xếp các đĩa tạ về giá đựng để người tiếp sau có thể bắt đầu set tập của mình. Không phải ai cũng có thể tập tiếp mức tạ nặng nhất của bạn đâu.
Theo GenK
" alt=""/>Những phép lịch sự tối thiểu ở phòng gym mà anh chàng nào cũng nên biếtLựa chọn của Apple về cổng kết nối và đầu cắm trên các thiết bị điện tử của mình vẫn là đề tài tranh cãi chưa bao giờ chấm dứt xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của hãng. Trang Apple Insider vừa rồi đã lược lại toàn bộ lịch sử phát minh cũng như đưa vào sử dụng cổng kết nối cũng như jack cắm của Người khổng lồ công nghệ Cupertino từ những ngày đầu tiên công ty bước vào hoạt động.
Từ những máy tính Apple đầu tiên sơ khai nhất tới hàng loạt thế hệ máy tính Mac, laptop MacBook cũng như iPhone và iPad sau này, sản phẩm điện tử của Apple vẫn luôn giữ một đặc điểm chung nhất: chúng đều phải có cổng kết nối. Theo thời gian, việc cổng kết nối và đầu cắm thiết bị điện tử thay đổi, ngày một hoàn thiện bản thân là điều tất yếu để giúp bắt kịp với tốc độ chuyển mình chóng mặt của công nghệ. Apple từ lâu đã sở hữu một lịch sử đầu cắm và kết nối đầy tranh cãi khi hãng gần như luôn chọn sử dụng connector riêng của mình trên máy tính Mac, ngay từ trên chiếc Macintosh 128K đầu tiên.
Khi dòng sản phẩm Macintosh lần đầu ra mắt công chúng vào 1984 với phiên bản 128K, Apple đã sử dụng cổng DB-9 kết nối máy tính với chuột và modem, còn bàn phím thì được cắm vào máy tính qua một cuộc dây về cơ bản giống như dây điện thoại bàn. Cổng này được duy trì sử dụng cho đến đời Mac tiếp theo, Mac 512K, ra mắt cuối năm 1984, tiếp tục đến phiên bản 512Ke ra mắt năm 1986 là thế hệ Mac cuối cùng sử dụng jack DB-9.
Khi Mac Plus xuất hiện trên thị trường, “Táo khuyết” đã trang bị cho máy cổng DIN-8 để kết nối modem và máy in, vận hành trên chuẩn RS-422, cho phép mạng internet hoạt động qua LocalTalk - điều sau này trở thành nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của dòng máy tính Mac. Tuy nhiên trở ngại duy nhất đối với DIN-8 là tại thời điểm đó, nó không phải cổng kết nối chuẩn, vậy nên nếu người dùng muốn kết nối bất kỳ máy in nào với Mac ngoài máy in ImageWriter của Apple, họ sẽ cần phải có đầu chuyển kết nối. Cần nói thêm rằng tại thời điểm đó adapter chuyển đổi trên thị trường chưa thực sự ổn định.
Beige PowerMac G3 là thế hệ desktop Mac cuối cùng sử dụng cổng DIN-8. Tuy nhiên nhiều năm sau đó trên thị trường vẫn bán adapter USB dành cho cổng kết nối này.
Apple đã lần đầu tích hợp một phiên bản của chuẩn giao tiếp SCSI trên Mac Plus trình làng hồi năm 1986, giao thức này sau đó duy trì hoạt động trên các đời Mac sau đó tới tận Mac SE và Mac II. Ưu điểm của SCSI nằm ở chỗ giao thức này cho phép kết nối kiểu daisy chain (kết nối nhiều thiết bị cùng loại với nhau) cũng như đem lại tốc độ cao hơn rất nhiều chuẩn giao tiếp dữ liệu ATA phổ biến thời đó. SCSI chủ yếu dùng để kết nối bộ nhớ trong vì tốc độ vượt trội, nhưng các thiết bị tốc độ cao khác như máy scan của Apple cũng được tận dụng giao thức này. Tuy nhiên, sau cùng SCSI vẫn bị loại bỏ khỏi bảng mạch motherboard và thay thế bằng FireWire trong bước chuyển giao từ chiếc Beige G3 tới chiếc Blue and white PowerMac G3.
Jack cắm ADB được phát minh bởi nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak và lần đầu xuất hiện năm 1986 cùng sự ra mắt của Apple IIGS, ADB là jack cắm 4 chân pin, được sử dụng để kết nối bàn phím và chuột cũng như hàng loạt thiết bị băng tần thấp khác. ADB sau đó được đem lên nhiều sản phẩm khác của Táo như Macintosh SE và Mac II, thậm chí còn xuất hiện trên máy tính NeXT của Steve Jobs khi ông thành lập công ty cùng tên năm 1990, cổng kết nối cho phép người dùng khởi động Mac ngay trên nút bấm bàn phím. Tuy nhiên một nhược điểm lớn với ADB đó là cổng này không hỗ trợ rút ngay lập tức. Người dùng thường được khuyến cáo là không nên rút cổng này khi máy tính vẫn đang hoạt động.
“Đó chính là lý do vì sao cổng ADB bị loại bỏ. Dù hiếm khi xảy ra, nhưng hư hại phần cứng có thể xảy ra với cả cổng kết nối lẫn thiết bị bạn cắm vào”,Low End Mac viết vào năm 2001.
Tất nhiên, giống phần lớn cổng kết nối được đề cập tới tại đây, ADB đã dần đi vào quên lãng kể từ cuối những năm 1990 với sự xuất hiện đầy hoành tráng của USB. Sản phẩm cuối cùng giữ kết nối ADB của là chiếc Blue and white Power Macintosh G3 ra mắt năm 1999.
Dây AAUI được giới thiệu đầu tiên vào cuối những năm 1980 như một phần của hệ thống mà Apple gọi là FriendlyNet, vốn dĩ cho phép kết nối các máy tính bằng mạng Ethernet. Cổng sử dụng chân 15 pin D gắn trên máy tính và nhiều loại jack cắm khác nhau ở đầu dây kết nối tùy thuộc từng nhà sản xuất.
" alt=""/>Cùng nhìn lại toàn bộ lịch sử cổng kết nối của Apple