Nhận định, soi kèo Deportivo Riestra vs Rosario Central, 1h30 ngày 25/5: Tân binh mạnh mẽ
本文地址:http://vip.tour-time.com/html/568d899186.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nakhon Pathom United, 18h00 ngày 2/2: Điểm tựa sân nhà
Với chủ đề của Tháng Công nhân năm 2020 là “Năng suất cao - An toàn lao động - Thu nhập tốt” và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) với chủ đề “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc”, Công đoàn TKV và các công đoàn cơ sở đã phối hợp chặt chẽ đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất, tăng năng suất, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch SXKD, các nội dung hoạt động, đảm bảo ATVSLĐ.
Trong “Tháng Công nhân - Tháng hành động về ATVSLĐ 2020”, Công đoàn TKV đã triển khai nhiều hoạt động mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả cho công nhân lao động (CNLĐ) ngành Than - Khoáng sản. Công đoàn TKV và các cơ sở trực thuộc đã thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch SXKD, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đời sống của người lao động, thăm hỏi động viên CNLĐ diện chính sách, khó khăn.
Công đoàn TKV đã tổ chức các đoàn công tác đến cơ sở thăm hỏi, động viên, tặng quà 122 tổ đội, công trường, phân xưởng đạt thành tích xuất sắc; hỗ trợ 325 công nhân, gia đình CNLĐ bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, mắc bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh khó khăn với mức 5 triệu đồng/gia đình với tổng kinh phí 2,686 tỷ đồng. Công đoàn TKV cũng trao kinh phí hỗ trợ tổ chức hoạt động công đoàn năm 2020 và phòng chống dịch Covid-19 cho công đoàn các đơn vị với mức từ 100-250 triệu đồng/đơn vị…
Chủ tịch Công đoàn TKV Lê Thanh Xuân khẳng định, những kết quả, thành công đạt được trong “Tháng Công nhân - Tháng hành động về ATVSLĐ 2020” là do sự quan tâm, chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức công đoàn và cơ quan chuyên môn, sự vào cuộc, hưởng ứng của CNLĐ toàn Tập đoàn, qua đó thiết thực nâng cao hiệu quả SXKD, đặc biệt là các đơn vị khối sản xuất, tiêu thụ than.
Tháng 7/2020 cũng như 6 tháng cuối năm 2020, Chủ tịch Công đoàn TKV kêu gọi toàn thể công đoàn cơ sở cũng như đoàn viên công đoàn các đơn vị trực thuộc phát huy khí thế, tinh thần thợ mỏ để tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn. Phối hợp với cơ quan chuyên môn đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, lao động sáng tạo lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 91 năm thành lập Công đoàn Việt Nam, 24 năm thành lập Công đoàn TKV và chào mừng Đại hội Đảng bộ Tập đoàn TKV lần thứ III. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đảm bảo ATVSLĐ nhằm góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD, chăm lo đảm bảo phúc lợi ngày càng tốt hơn cho đoàn viên và người lao động…
Các đơn vị xuất sắc nhận Bằng khen của Công đoàn TKV |
Các tập thể và cá nhân tiêu biểu về thực hiện Chỉ thị 05 - CT/TƯ |
Nhân dịp này, Công đoàn TKV tặng Bằng khen cho 19 công đoàn xuất sắc trong “Tháng Công nhân - Tháng hành động về ATVSLĐ 2020”; khen thưởng 9 tập thể và tặng Bằng khen cho 14 cá nhân xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 05 - CT/TƯ giai đoạn 2016 - 2020; khen thưởng 12 CTV tiêu biểu trong công tác tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử Công đoàn TKV và trao hỗ trợ cho 28 CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn mỗi suất 5 triệu đồng. Tổng số tiền chi khen thưởng hơn 600 triệu đồng.
Thúy Ngà
">Công đoàn TKV: Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân 2020
“Rùa và Thỏ”, câu chuyện ngụ ngôn với bài học phải kiên trì, cố gắng chạy không ngừng để giành chiến thắng là điều quen thuộc với thưở ấu thơ của nhiều người. Tuy nhiên, khi áp dụng vào cuộc sống của người trưởng thành, miệt mài chạy không ngừng như Rùa chưa hẳn đã đúng. Bởi cuộc đời của bạn không phải là cuộc chạy đua xem ai về nhất như Rùa và Thỏ. Rùa cố gắng không ngừng vì một mục tiêu duy nhất, nhưng bạn phải bật không ngừng vì hàng loạt những mối quan tâm, từ gia đình, bạn bè đến chuyện công ty, đồng nghiệp. Làm một chú Rùa cố gắng không ngừng có thể sẽ giúp bạn thắng được một chặng đua nhưng liệu bạn có đủ sức “miệt mài như Rùa” trong tất cả các chặng đua trong cuộc đời mình?
Chưa kể, cuộc sống không phải đường đua mà ai về đích nhanh nhất là người chiến thắng. Không quan trọng bạn tới đích nhanh hay chậm, quan trọng là bạn phải hoàn thành hành trình đến với mục tiêu của mình. Và với hành trình ấy, bạn nghĩ một chiếc xe bật không ngừng nghỉ sẽ tốt hơn hay một chiếc xe được tắt, bật hợp lý?
Có thể nhìn vào cô gái trong video “Tắt để Bật” của nhãn trà Cozy là một ví dụ điển hình cho câu chuyện trên. Cô “Bật” mãi không ngừng theo đuổi những đam mê, mục tiêu cá nhân, chăm lo gia đình…Sau quãng thời gian dài “Bật” hoài, làm mãi ấy, cô mất cân bằng, đuối sức. Thay vì chìm trong áp lực, căng thẳng, cô gái ở cuối video đã quyết định tự “Tắt” bản thân, cho mình chút thời gian để nghỉ ngơi, để tìm lại cân bằng.
Như một chiếc xe mới, cơ thể chúng ta lúc khởi đầu thì dạt dào nhiên liệu, trơn tru và chưa hề hỏng hóc, sẵn sàng lao đi thách thức mọi gập ghềnh trên đường đời. Sau một thời gian chạy miệt mài, chiếc xe ấy bắt đầu xuống cấp và cần được tu sửa. Con người chúng ta cũng vậy, cần được nghỉ ngơi, hồi phục tinh thần, thể lực sau ngày dài “hoạt động” liên tục.
Hãy cứ sống tất bật và “Tắt để Bật” đúng lúc
Ai cũng nói về việc bật không ngừng, cố gắng không ngừng, nhưng đoạn video hơn 1 phút của Cozy lại cho ta thấy một góc nhìn khác về cách sống: “Máy bật không ngưng sẽ hỏng, người bật không ngừng sẽ đuối”.
“Bật” mãi không ngừng để chu toàn mọi việc dễ khiến người trẻ rơi vào trạng thái mỏi mệt |
Chăm chỉ, nỗ lực luôn là một đức tính tốt và cần duy trì để đạt được thành công. Nhưng không phải lúc nào hùng hục chạy đua, tiến tới cũng là điều tốt và nghỉ ngơi là kẻ yếu kém cả. Bởi tất cả chúng ta đều là con người, nội lực của chúng ta có giới hạn và cần được tái tạo. Vì thế, người trẻ ơi, hãy làm việc hết mình và cho phép bản thân có những quãng nghỉ ngắn, tạm “Tắt” bộn bề giữa cuộc sống tất bật.
Nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Thạch khẳng định: “Người trẻ tụi mình muốn bật xa, muốn đạt được kỳ vọng của bản thân thì phải biết căng, biết giãn, biết "Tắt để Bật" đúng lúc. Chứ căng quá là đứt chứ chẳng đùa.”
Đôi lời chia sẻ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch về cách sống mới “Tắt để Bật” |
Ở những lúc tạm “Tắt” bản thân ấy, bạn có thể nhâm nhi một tách trà, lắng lòng để quên đi suy nghĩ tiêu cực, từ đó cân lại hài hòa, tìm lại cân bằng cho chính mình. Sau đó, chúng ta tiếp tục “Bật” với tinh thần mới, sảng khoái, tươi mới và tràn đầy năng lượng hơn để đương đầu với khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Đi cùng với “Cozy - Thơm đậm vị trà, hài hòa nhịp sống” và video “Tắt để Bật”, Cozy còn không ngừng đa dạng sản phẩm với nhiều phong cách thưởng thức mới mẻ, đầy sự khám phá thú vị về đồ uống đậm chất trà Việt mà vẫn đáp ứng lối sống năng động hiện đại. |
Thúy Ngà
">'Tắt để Bật' trong guồng quay tất bật của đời người
Tôi năm nay 32 tuổi, đã có 1 đời chồng cùng 1 đứa con gái riêng. Chồng đầu tiên của tôi là 1 gã nghiện rượu. Hồi mới kết hôn anh ta không như thế nhưng sau đó cuộc sống vợ chồng nhiều mâu thuẫn, anh ta thường xuyên bỏ ra ngoài, có khi đi vài ngày không thấy về. Trước đó, anh ta còn làm ăn buôn bán, từ ngày chơi với lũ bạn nhậu thì chẳng làm gì, tiền tiết kiệm có bao nhiêu tiêu dần bấy nhiêu, tới lúc hết anh ta xem tôi như ngân hàng, nếu không đưa thì đánh đập tôi.
Cuối cùng, không chịu được nữa, tôi ly hôn khi đang có bầu 8 tháng. Lúc đó ai cũng bảo tôi nhẫn nhịn thêm cho con có bố nhưng sống với anh ta ngày nào là địa ngục ngày đó, nếu tôi sinh con chưa chắc con tôi được hưởng tình thương của người bố, thay vì như vậy, kết thúc sớm đỡ mệt mỏi cho cả 2.
Từ lúc ly hôn, tôi dọn về quê sống cùng bố mẹ ruột để có người đỡ đần, chăm sóc con cái. Dự định khi nào con lớn 1 chút tôi sẽ trở lại thành phố để đi làm, vì lương ở quê bèo bọt chỉ đủ 2 mẹ con sống cuộc sống qua ngày chứ không thể cho con tương lai tốt như con người ta được. Tôi phải ra thành phố thì mới có thêm cơ hội, con gái lớn lên sẽ không khổ như tôi.
Thế nhưng mọi dự định của tôi vụt tắt khi tôi gặp Huy, chồng mới của tôi hiện tại. Huy thương tôi lắm, anh tán tỉnh tôi 1 cách từ từ, từng bước từng bước làm tôi mở lòng. Sau 1 năm vừa thuyết phục, vừa chứng minh tình cảm, tôi đồng ý cho Huy cơ hội.
Tôi mang những suy nghĩ của mình nói hết cho Huy rằng tôi muốn mang cả con theo nhưng Huy không đồng ý, anh bảo tôi con còn nhỏ nên để con ở với ông bà ngoại, hàng tuần Huy sẽ đưa tôi về chơi với con vì nhà Huy chật chội, hơn nữa anh cũng chưa sẵn sàng để làm bố của cả 2 đứa trẻ.
1 đứa con không cha đã quá đủ rồi, tôi không muốn cả 2 đứa con tôi sinh ra đều không được thừa nhận. Tôi quyết định bỏ con cho ông bà ngoại, lên xe hoa. Ngày cưới tôi đứng trên bục nhìn thấy con gái được người thân bế đi 1 chỗ khác, con bé khóc lóc đòi mẹ, rũ rượi trên tay người họ hàng lòng tôi như thắt lại, nước mắt chảy dài. Người ngoài nhìn vào sẽ thấy tôi là bà mẹ vô tâm, bỏ con theo trai, ai hiểu được nỗi khổ của tôi.
Đêm đầu tiên ở nhà chồng, sau khi dọn dẹp mọi thứ sạch sẽ, đang kiểm tra lại bát đĩa để sáng mai người ta tới lấy thì mẹ chồng vỗ vai, gọi tôi vào phòng bà nói chuyện. Bà nói:
- Mẹ biết con có đứa con nhỏ, mẹ cũng thấy con lúc nãy đứng khóc 1 mình. Mẹ nói này, chồng có thể không có chứ con không bỏ được đâu con. Đón cháu về đây, sau này cả nhà bên nhau. Chỗ thằng Huy để mẹ nói cho. Ngày xưa, bố thằng Huy mất sớm, mẹ chật vật mãi mới nuôi được 2 anh em nó nên người nên mẹ hiểu hết.
Dứt lời, mẹ chồng gọi chồng tôi vào nói giờ còn sớm đi đón con gái tôi qua đây luôn, tối con không có mẹ chắc đang khóc lắm. Để vậy tội nghiệp!
Nghe lời bà nói tới đâu tôi nghẹn ngào tới đó. Đúng là nãy mẹ tôi có điện bảo tôi nói chuyện qua với con gái mấy câu vì từ chiều tới giờ nó tìm tôi suốt, giờ tối rồi cứ khóc mãi, lả cả người. Vừa nói được mấy câu thì mẹ chồng tôi đi ngang nên tôi sợ làm bà không vui, tắt máy vội rồi vừa làm vừa chảy nước mắt thương, nhớ con.
Từ ngày đó tới bây giờ đã 5 năm qua rồi, cả nhà tôi sống rất vui vẻ, con gái cũng đã quen với Huy, mẹ chồng tôi thì cưng con gái tôi hơn cả cháu ruột. Bà nói bà thích có con gái, cháu gái vì trước bà chỉ đẻ được 2 đứa con trai, tới giờ vẫn thèm có con gái nũng nịu.
Nhiều đêm nằm nhìn 2 con ngủ tôi lại xúc động, nếu không phải mẹ chồng bao dung, chồng yêu thương tôi đã không thể hạnh phúc như bây giờ. Đúng là khi 1 cánh cửa đóng lại thì sẽ có 1 cánh cửa khác mở ra, tôi chia tay chồng cũ chỉ là tiền đề để tìm cho mình 1 người phù hợp hơn mà thôi.
Chồng tôi mất được hơn 1 năm nay. Nỗi đau mất chồng chưa nguôi ngoai thì nay tôi lại đứng trước một tình huống bối rối.
">Đêm tân hôn, mẹ chồng gọi lại nói một câu khiến tôi nghẹn ngào vì hạnh phúc
Nhận định, soi kèo Esteghlal FC vs Al Shorta, 23h00 ngày 3/2: Cửa dưới ‘tạch’
Con cứng cáp, tôi gửi về cho bà ngoại nuôi giúp, định quay lại hoàn thành khóa học thì chồng tôi học thạc sĩ. Anh là bác sĩ nhi khoa. Tài chính có hạn, tôi chưa kiếm ra kinh tế nên đành để tiền cho chồng học.
Thời gian này, kinh tế khó khăn, tôi bán quần áo online. Ông trời thương, tôi có duyên bán hàng, thu nhập dần khá lên. Thu nhập mỗi tháng được 20 triệu.
Ngoài chi tiêu cho bản thân, con cái, tôi còn tích cóp được một khoản, hỗ trợ cho chồng học. Anh nhận bằng và được đề bạt lên vị trí quản lý. Kinh tế gia đình tôi vì thế khấm khá hơn.
Đôi lần, tôi định đi học trở lại, chồng một mực khuyên tôi từ bỏ, ở nhà kinh doanh, vừa chăm được con cái. Như vậy, anh sẽ tập trung phấn đấu hơn, lo cho gia đình.
Tôi nghe lời chồng, chấp nhận lui về hậu phương. Chồng tôi phấn đấu không ngừng nghỉ.
Anh còn thi được học bổng, sang Nhật Bản làm nghiên cứu sinh. Hai vợ chồng tôi vỡ òa trong hạnh phúc. Tôi tiếp tục thay chồng, phụng dưỡng cha mẹ, nuôi dạy con cái, tiễn anh lên đường sang xứ người học tập.
Ba năm trôi qua nhanh chóng. Anh về nước, ngay lập tức có bệnh viện tư nhân mời về làm giám đốc.
Căn nhà nhỏ của chúng tôi được thay bằng biệt thự 3 tầng khang trang, có bể bơi, sân vườn. Tuy cuộc sống hiện tại sung sướng nhưng nhiều năm một mình cáng đáng gia đình, tôi có phần kém sắc, già hơn tuổi.
Tôi bắt đầu tự ti về nhan sắc khi anh gần gũi. Thấu hiểu điều đó, chồng động viên, cho tôi tiền đi tân trang, làm đẹp.
Lúc tôi dự tính sinh đứa con thứ 2 cũng là khi phát hiện chồng ngoại tình. Trái tim tôi đau đớn khôn nguôi.
Nếu nhìn qua lịch trình, không ai nghĩ anh có bồ. Ngoài lúc làm việc tại bệnh viện, thi thoảng đi dự hội thảo, anh dành phần lớn thời gian cho vợ con. Từ ngày ở bên Nhật Bản về, tôi cảm giác anh chu đáo với gia đình hơn.
Nếu anh trai tôi không mượn xe em rể đi về quê, có lẽ bí mật đen tối của chồng tôi vẫn được giữ kín.
Hôm đó, anh trai tôi mang xe ra tiệm rửa. Trong lúc dọn đồ đạc trong xe cùng nhân viên, anh trai tôi phát hiện chiếc khuyên tai vàng và đôi tất da chân của phụ nữ bị nhét sâu dưới gầm ghế.
Anh liền đưa tôi hai vật đó và trách tôi luộm thuộm, ở đâu cũng vứt đồ đạc. Lòng tôi dấy lên nỗi bất an. Bởi, 2 thứ đó không phải của tôi.
Lâu nay, mấy câu chuyện chồng hẹn hò nhân tình trên ô tô, vợ gắn thiết bị theo dõi nhan nhản trên mạng. Tôi cho rằng, đó chỉ là chuyện bịa hoặc phóng đại lên nhưng giờ tôi lại tin chúng có thật.
Để chồng thừa nhận, tôi phải có chứng cứ trong tay. Vì anh là người có khả năng ăn nói, dễ thuyết phục người khác.
Nếu tôi lắp thiết bị trên xe, anh sẽ biết. Tôi đành làm cách thủ công là theo dõi. Tôi nghĩ, bản thân thiếu kinh nghiệm nên thuê một anh xe ôm và một anh thợ ảnh chuyên nghiệp. Anh xe ôm chở, anh thợ ảnh chụp bằng máy loại chuyên dụng, có thể đứng từ xa zoom ống kính lại.
Mười ngày sau, kết quả khiến tôi rụng rời. Chồng tôi ngoại tình. Họ không đưa nhau đến nhà nghỉ, khách sạn. Nơi họ hẹn hò lén lút chính là chiếc xe ô tô của chồng tôi.
Hàng ngày, đúng 5 giờ chiều, anh rời bệnh viện, đón nhân tình rồi đánh xe ra bãi đất trống ngoài ngoại ô hành sự.
Tôi gào thét như điên dại. Khi chồng vừa về đến nhà, tôi ném vào người anh xấp ảnh. Chồng không còn đường chối cãi, đành nhận lỗi. Anh bao biện, việc ngoại tình giúp anh yêu thương vợ nhiều hơn.
Lý do ngoại tình của chồng quá nực cười, tôi chỉ muốn cào xé anh cho hả cơn giận. Cô bồ của chồng còn nhắn tin khiêu khích, thừa nhận chính cô ta chủ động vứt đồ dưới gầm ghế, vì muốn vợ chồng tôi ly hôn.
Bố mẹ hai nhà biết chuyện, ra sức khuyên giải, nói tôi tha thứ cho chồng. Đàn ông ra ngoài “mèo mỡ”, vẫn về nhà với vợ con là được.
Tôi bế tắc quá, xin hãy cho tôi lời khuyên!
Buổi trưa một ngày cuối tuần, cả nhà tôi đang ngủ thì tiếng chuông cửa vang lên. Tôi mắt nhắm mắt mở nhìn qua camera, người phụ nữ đứng ở cửa khiến tôi run rẩy
">Tâm sự của người vợ phát hiện chồng ngoại tình trên xe ô tô
Chợ Bà Rén (xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) có lẽ là chợ heo đầu mối độc nhất vô nhị. Nơi đây chỉ bán heo con, heo “choai” đi khắp mọi miền đất nước.
Nhiều thương lái đến mua để cung cấp cho nhà hàng làm heo sữa quay, hay có người mua heo giống về nuôi lớn bán thịt…
Chợ heo Bà Rén ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, Quảng Nam. |
Dọc theo quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam, qua khỏi cầu Bà Rén (cũ) là nhìn thấy chợ heo nằm bên tay phải. 7 giờ sáng là lúc chợ bắt đầu đông đúc.
Người dân chuyên nuôi heo ở các vùng lân cận lần lượt chở heo đến chợ bán cho thương lái. Khi 2 bên mua - bán đã ngã giá xong xuôi là lúc tới công việc của chị em - những người chuyên làm nghề bồng heo.
Đến chợ, không khó để nhận ra những chị em làm nghề bồng heo. Họ thoăn thoắt đi lại, bồng heo từ giỏ người bán sang giỏ người mua.
Nhanh như sóc, chị em tháo dây, giở nắp giỏ bồng heo từ người bán bỏ vào giỏ người mua. Cả chục con heo được sang giỏ chỉ trong nháy mắt. Nhận tiền công xong, chị em nghỉ ngơi chờ đến lượt khác.
Giá mỗi lần bồng từ 500-1.000 đồng/con. Cả buổi chợ, 1 người bồng từ 100-150 con, thu nhập khoảng hơn 100.000 đồng. Nhưng để kiếm được số tiền đó cũng trần ai.
Những giỏ heo con, heo “choai” được nông dân mang ra chợ giao dịch |
Với những ai có nhu cầu heo con cân kí, chị em ôm con heo ngồi lên cái cân. Cân xong, chị em thả heo vào giỏ của người mua rồi leo lên cân lại. Lần cân trước trừ lần cân sau là ra số kg của con heo.
Bà Phạm Thị .M., một trong những người làm nghề bồng heo lâu năm ở đây cho biết, chợ heo Bà Rén thành lập khoảng năm 1975-1980.
Thương lái và người nuôi heo đang giao dịch. |
Chợ có “thâm niên” trên dưới 40 năm thì bà M. cũng đã có vài chục năm gắn bó với nghề bồng heo. Vui buồn bà đều trải qua.
Bà M. kể mình đã làm việc tại chợ này 20 năm có lẻ. Trong hơn 20 năm làm nghề bồng heo, cộng thêm với làm ruộng bà đã nuôi 3 người con ăn học đến nơi đến chốn dù thu nhập của nghề này không cao.
|
“7 giờ sáng tôi làm việc đến 9-10 giờ là về vì chợ tan, mỗi buổi chợ tôi cũng kiếm được từ 100-150 ngàn tùy buổi chợ đắt ế. Trước dịch tả lợn Châu Phi, lượng heo về chợ nhiều thì công việc cũng nhiều, chứ như hiện nay lượng heo về chợ giảm còn khoảng 30-40% nên thu nhập cũng giảm”, bà M. chia sẻ.
Sau khi người nuôi và thương lái giao dịch xong, heo được những phụ nữ bồng lên xe hoặc sang giỏ khác. |
Hầu hết những người phụ nữ làm nghề bồng heo ở chợ này đều có thâm niên trên 10 năm. Chợ chỉ họp trong vài giờ buổi sáng, bất kể nắng mưa. Hết buổi chợ, họ lại về với công việc đồng áng, ruộng vườn mới đủ trang trải cuộc sống và lo cho con cái ăn học.
Nghề nào cũng có rủi ro, nghề bồng heo cũng không ngoại lệ. Có người lúc mới ra nghề, chân tay chưa quen bồng heo hay chú heo hơi lớn, quẫy mạnh nên vuột khỏi tay chạy mất, thế là phải đền cho họ.
Những con heo sau khi được giao dịch và đưa lên xe chở đi tiêu thụ. |
Công bồng heo chỉ có 1.000 đồng mỗi con. Nhưng nếu để heo vợt mất, chị em phải đền cả mấy trăm ngàn đồng, có khi cả triệu đồng.
Đó là chưa kể làm nghề bồng heo nên quần áo, tóc tai lúc nào cũng có… mùi heo. Xong buổi chợ là về nhà thay quần áo, tắm rửa nhưng mùi heo cứ… ám cả ngày. Nhiều chị em chia sẻ, tuy nghề bồng heo cực khổ, thu nhập không bao nhiêu nhưng có việc làm là vui.
Những chị em làm nghề bồng heo ở chợ này hiện chỉ còn chưa đến 10 người, do dịch tả lợn Châu Phi bùng phát cuối năm ngoái kéo dài đến đầu năm nay. Người dân chưa tái đàn kịp nên số lượng heo đến chợ giao dịch hiện giảm nhiều so với trước khi dịch, công việc của chị em vì thế cũng ít.
Bữa sáng muộn của những người bồng heo ở chợ. |
Bà Nguyễn Thị N. - một trong những người cũng có thêm niên bồng heo ở chợ - cho biết, bà đã theo nghề bồng heo đã mấy chục năm, khi dịch bệnh bùng phát, lượng heo trong dân ít nên heo mang ra chợ cũng ít, vì thế công việc bồng heo “nhàn” hơn nên thu nhập cũng thấp.
Bà N. chia sẻ, nghề này chỉ hợp với chị em phụ nữ, dù thu nhập không cao nhưng mỗi buổi làm việc cũng kiếm được hơn trăm ngàn, cũng lo được chợ búa trong ngày, còn ở nhà thì đã có lúa gạo.
“Làm nghề này không có dư, mỗi ngày thu nhập chỉ đủ bữa chợ là vui rồi. Lúc trước mình làm nuôi con, giờ con cái lớn, đi làm cả rồi lo lại gia đình. Tôi cũng lớn tuổi, tính nghỉ ở nhà để con cái lo nhưng lại nhớ nghề, mỗi ngày lại ra chợ kiếm trăm bạc cũng vui”, bà N. tâm sự.
Ông Phạm Cư - Trưởng Ban quản lý chợ cho biết, chợ này thành lập được khoảng 40-50 năm trước, trung bình mỗi ngày chợ tiếp nhận trên 1.000 con heo được giao dịch qua chợ. Vì dịch tả lợn Châu Phi bùng phát năm ngoái nên lượng heo hiện giao dịch qua chợ còn khoảng 30%.
“Chợ heo này là đầu mối, là chợ duy nhất có ở Việt Nam. Heo con, heo “choai” từ chợ này được thương lái đưa bằng ô tô đi khắp nơi như Đà Nẵng, TP HCM, các tỉnh Tây Nguyên… để làm heo sữa quay cung cấp cho nhà hàng, quán ăn”, ông Cư cho biết.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Thành - Phó Chủ tịch xã Quế Xuân 1 - cho biết, hiện lao động chính ở chơ heo Bà Rén còn chưa đến 10 người nhưng có khoảng 50-60 lao động liên quan đến chợ này như bán nước, đan giỏ, quét dọn…
“Dù lượng heo hiện nay giảm chỉ còn khoảng 1/3 so với trước nhưng các lao động vẫn bám trụ, chờ nông dân tái đàn heo, chợ sẽ tấp nập trở lại và thu nhập của những người bồng heo cũng sẽ tăng trở lại”, ông Thành nói.
Hơn hai năm dẫn ông ngoại bị mù đi bán vé số, bên cạnh được nhiều cho tiền, bé Lan còn người xấu dụ dỗ đi làm việc xấu.
">Ở Quảng Nam có nghề đặc biệt: Phụ nữ 'bồng heo'
9 điểm dừng chân lý tưởng tại Hồ Tràm
友情链接