Mở đầu phần chia sẻ với các giáo viên và các nhà quản lý các trường học của Việt Nam tại hội thảo do ĐH Anh Quốc Việt Nam tổ chức ngày 12/5, TS. Tshering Lama giới thiệu đến từ Nepal với hành trình học tập của bản thân xuất phát từ một ngôi trường làng ở trên núi. Là con một người thợ mộc và cũng từng phải làm những công việc đồng áng,… nhưng giờ đây ông trở thành giám đốc của Trung tâm ý tưởng Nepal và Lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới.Với tất cả những bằng cấp và sự phát triển về chuyên môn đã trải qua trong con đường học tập, ông cho rằng mọi việc điều có thể xảy ra, đạt được mục tiêu đề ra nếu có một sự đầu tư cho giáo dục.
“Nền giáo dục có được hôm nay có thể coi là sự khởi đầu đối với giáo viên cũng như học sinh và diễn ra hằng ngày tuy nhiên phần thưởng này không thể đảm bảo được tương lai sẽ ra sao mà phải cố gắng, nỗ lực hằng ngày và luôn luôn tiếp tục những nỗ lực đó thì mới có thể đạt được một tương lai sáng lạn như định hướng phát triển”, TS. Tshering Lama nói.
 |
TS. Tshering Lama chia sẻ về những quan sát của giáo dục thế giới. Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Tshering Lama dẫn chứng về 2 quốc gia dù rất phát triển về giáo dục nhưng gần đây vẫn có những thay đổi vượt bậc. Đầu tiên đó là Phần Lan, mặc dù được coi là quốc gia có những kết quả, thành tựu về giáo dục xếp hàng đầu thế giới, nhưng tháng 8/2016 họ đưa ra áp dụng một chương trình đào tạo mới.
Và mục tiêu của chương trình giáo dục mới này để đảm bảo học sinh có thể đạt được những kỹ năng cần thiết trong tương lai để có những công việc tốt.
Sự thành công trong hệ thống giáo dục của Phần Lan phụ thuộc rất nhiều vào tính nghiên cứu về phương pháp giảng dạy và đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực và kỹ năng. Tất cả các giáo viên ở đây đều có bằng thạc sĩ về giáo dục.
Đất nước thứ hai là Singapore. “Thủ tướng của Singapore nhấn mạnh mặc dù quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhưng vẫn cần phải tiến hành những đổi mới trong giáo dục. Singapore đã đưa ra một hệ thống đánh giá cấp độ dựa trên các môn học thay cho cách đánh giá truyền thống trước đây.
Việc sắp xếp theo cấp độ dựa trên môn học như vậy sẽ giúp cho người học có thể lựa chọn môn học ở cấp độ thấp hay cao tùy theo năng lực của mình”.
TS. Tshering Lama cho biết, Singapore bắt đầu áp dụng chương trình này vào tháng 3 năm 2019 và sẽ thử nghiệm trên 25 trường học vào năm học tới trước khi có thể áp dụng rộng rãi vào năm 2024.
TS. Tshering Lama cho rằng, cả 2 sự thay đổi đang diễn ra ở 2 quốc gia hàng đầu về giáo dục trên thế giới hiện nay là động lực giúp chúng ta có thể sẵn sàng đương đầu với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những đổi mới về giáo dục.
“Tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không có sự đóng góp của những người hùng trong ngành giáo dục mà đó chính là các thầy cô giáo. Chính họ giúp cho thế hệ trẻ của chúng ta có thể tin tưởng vào năng lực của mình và có thể đạt được những thành quả xuất sắc”.
Vì vậy, theo TS. Tshering Lama, việc đầu tư và phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là công việc hết sức quan trọng, giúp họ có thể đáp ứng được những thay đổi diễn ra trong công việc dạy học.
Cho rằng cần phải có một tư duy sẵn sàng cho sự đổi mới, bà Ngô Thị Ngọc Lan, đại diện Navigos Search – đơn vị nghiên cứu nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho biết đến năm 2022, 75 triệu việc làm sẽ biến mất gồm các công việc tay chân, hành chính, những công việc giản đơn hay có tính chất lặp lại,…
Qua nghiên cứu, những năng lực cần thiết được chỉ ra theo thứ tự ưu tiên trong tương lai là sự nhạy bén, sáng tạo, nhận thức linh hoạt, suy luận logic, thể lực khỏe mạnh, suy luận toán học, mô hình hóa, sự khéo léo và chính xác.
Do đó, để đáp ứng nhu cầu thời đại và tránh sự đào thải, giáo viên cũng như bất cứ ngành nghề nào cũng cần trang bị những kỹ năng cần thiết trong tương lai như: Học tập chủ động; kiến thức về công nghệ thông tin và truyền thông; tự giám sát và giám sát người khác; tư duy phản biện; nghe chủ động; thể hiện bằng lời nói; thế hiện bằng văn bản; đọc hiểu.
Nhằm hỗ trợ tầm nhìn của Việt Nam trong việc tận dụng tối đa những cơ hội mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, trong khuôn khổ hội thảo, Trường ĐH Anh Quốc Việt Nam cũng ra mắt Trung tâm đào tạo quốc tế nâng cao nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng học tập. Các nhà giáo dục, các tổ chức giáo dục và các bên liên quan khác tại Việt Nam và trong khu vực có thể tham gia những chương trình đào tạo giáo viên hiện đại và sáng tạo cũng như khóa tập huấn nâng cao năng lực với chất lượng cao. Học viên có thể theo học nhiều chứng chỉ, chương trình như Chứng chỉ Sư phạm sau đại học (PGCE) cấp bởi Đại học London; Chương trình Đào tạo Phát triển sự nghiệp theo hệ thống Cambridge…
Thanh Hùng

Nữ sinh VN với cú đúp HCV: "Đổi mới giáo dục phải mạo hiểm một chút"
- Nguyễn Phương Thảo cho rằng hào quang nào rồi cũng sẽ qua đi, tấm huy chương cũng chỉ là một danh hiệu.
" alt="Các nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới vẫn liên tục đổi mới"/>
Các nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới vẫn liên tục đổi mới
Nguyên nhân của việc dự án này ì ạch trong thời gian dài là do vướng mắc trong quá trình thực hiện Hợp đồng EPC (hình thức chìa khóa trao tay) đã bị đi “chệch hướng” kéo theo hàng loạt các hạng mục thiết kế kỹ thuật, thi công… được làm theo kiểu “chắp vá.”Hợp đồng EPC bị “chệch hướng”
Theo ông Triệu Khắc Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), dự án đến nay có chuyển biển, tuy nhiên so với hợp đồng là chậm tiến độ 19 tháng và khả năng còn phải kéo dài hết năm 2016.
Cụ thể, đến đầu tháng 8/2015, tiến độ đã đạt 58%, hoàn thành 413/419 trụ cầu, 100% trụ nhà ga đã hoàn thành, lao lắp 442/806 phiến dầm giản đơn, 331/1.216 cọc khoan nhồi.
 |
Lao lắp dầm tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+) |
Chỉ ra thực tế việc dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông bị kéo dài, chậm so với hợp đồng, ông Dũng cho rằng, nguyên nhân là do năng lực của Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát không đáp ứng được yêu cầu, nhưng Bộ Giao thông Vận tải không thể thay thế được vì bị ràng buộc bởi điều kiện của bên tài trợ vốn; việc lập hợp đồng EPC trước đây thiếu chặt chẽ, không xác định được khối lượng và giá trị.
Theo ông Dũng, khi ký kết Hợp đồng EPC thì Tổng thầu EPC sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn thành toàn bộ dự án nhưng suốt những năm qua, việc thực hiện hợp đồng EPC đã đi “chệch hướng” và mới chỉ dựa trên hợp đồng tạm tính, chưa có thiết kế kỹ thuật của dự án. Từ năm 2008 đến nay, thiết kế kỹ thuật chi tiết của nhiều hạng mục vẫn chưa thể phê duyệt do Luật Xây dựng của Việt Nam và Trung Quốc là khác nhau.
Cụ thể, hệ thống quy trình, quy phạm thiết kế xây dựng, quản lý khai thác; hệ thống định mức, đơn giá xây dụng và mua sắm các thiết bị của Trung Quốc và nước ta còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và không thống nhất. Việc quy định sử dụng nhà thầu phụ trong nước ở các dự án đường sắt đô thị có tính chất đặc thù, yêu cầu kỹ thuật cao chưa đạt được hiệu quả do trình độ tay nghề và kinh nghiệm của lao động trong nước chưa đáp ứng yêu cầu.
“Thiết kế kỹ thuật ‘chắp vá’, cái gì Việt Nam có thì đưa theo Việt Nam, cái gì nước ta chưa có thì lại lấy của Trung Quốc nên hai bên không thể duyệt được thiết kế chi tiết. Từ năm 2014 đến nay dù đã tháo gỡ hàng loạt khó khăn, vướng mắc nhưng vẫn chưa thể duyệt được hết thiết kế chi tiết của dự án này,” vị Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng công trình giao thông thừa nhận.
 |
Một đoạn tuyến đường sắt đô thị qua quận Hà Đông đã thi công xong phần trụ và lao lắp dầm. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN) |
Bên cạnh đó, Ban Quản lý dự án và chủ đầu tư (Cục Đường sắt Việt Nam) thiếu kinh nghiệm trong quản lý dự án theo hình thức hợp đồng EPC; khó khăn trong giải phóng mặt bằng, thậm chí có đoạn phải điều chỉnh thiết kế cơ sở cho phù hợp với thực tế tại hiện trường.
“Do những nguyên nhân trên dẫn đến làm tăng đáng kể kinh phí dự án so với ước tính ban đầu, đòi hỏi phải điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư và phải ký bổ sung phụ lục hợp đồng. Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thống nhất xác định bổ sung chi phí dự án tăng thêm là 315 triệu USD đồng thời điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868 triệu USD, trong đó vốn vay Trung Quốc là 669,6 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 198,42 triệu USD,” ông Dũng nói.
Đề cập đến mốc tiến độ hoàn thành vào 30/6/2016, ông Dũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đến ngày 30/6/2016 phải hoàn thành. Còn chưa thể chốt được thời điểm đưa vào khai thác thương mại vì phải đưa đoàn tàu vào vận hành thử, kiểm tra an toàn, lái tàu, thẩm định an toàn…
“Xây dựng công trình xong không phải cứ nói chạy là được luôn mà còn phải vận hành chạy thử 1-2 tháng. Nếu trục trặc hệ thống vận hành chạy tàu thì tối đa cũng không được quá 3 tháng phải khắc phục xong,” ông Dũng nhìn nhận.
Khoán trọn gói Trung Quốc làm
Đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo Chính phủ xin tháo gỡ, đưa dự án về đúng bản chất của hợp đồng EPC, khoán trọn gói.
Theo đó, phía Việt Nam sẽ không can thiệp vào thiết kế kỹ thuật, dự toán chi tiết mà chỉ quản lý, giám sát chung toàn bộ tiến độ, chất lượng của dự án. Tổng thầu EPC tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ giá thành, chất lượng, tiến độ, an toàn khi đưa và khai thác và an toàn lao động trên công trường.
“Bộ Giao thông Vận tải chỉ thực hiện giám sát đồng thời có những cảnh báo với Tổng thầu về tiến độ, chất lượng công trình. Khi dự án hoàn thành sẽ thuê một đơn vị kiểm định độc lập của nước ngoài vào kiểm định, nếu chất lượng công trình đảm bảo mới cho nghiệm thu,” ông Dũng khẳng định.
Đối với những hạng mục thi công đặc thù, yêu cầu kỹ thuật cao mà nhà thầu nước ta chưa đủ khả năng làm, phía Việt Nam cũng đồng ý với việc sẽ không lấy thầu phụ trong nước thi công mà sẽ để nhân công Trung Quốc sang thực hiện như lao lắp dầm siêu trường, siêu trọng, hàn mối nối đường ray, vận hành hạng mục an toàn giao thông…
Liên quan đến đoàn tàu tuyến đường sắt này, theo ông Dũng, đoàn tàu đang được Tổng thầu và nhà sản xuất chế tạo, dự kiến tháng 10 sẽ có đoàn tàu mẫu về nước. Tháng 9/2015, Bộ Giao thông Vận tải sẽ cử 1 đoàn sang kiểm tra thiết kế cũng như tiến độ sản xuất đoàn tàu mẫu.
Đề cập về công tác đào tạo nhân lực lái tàu và vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, ông Dũng cho rằng, hiện tại mới đạo tạo được khóa đầu tiên gồm 37 học viên về lái tàu, dự kiến tháng 9/2015 tới đây mới tiếp tục đào tạo một khóa khác.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông được khởi công tháng 10/2011, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014, chạy thử toàn tuyến vào năm 2015 và quý 1/2016 sẽ vận hành chính thức. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc về mặt bằng, điều chỉnh vốn, dự án phải lùi tiến độ đến 30/6/2016 mới chính thức đưa vào vận hành thương mại. Tuyến đường có chiều dài 13km sẽ đi từ nút giao Cát Linh-Giảng Võ, đi dọc theo dải phân cách phố Hào Nam, phố Hoàng Cầu, ngõ Thái Thịnh I tới đường Láng rẽ trái men theo sông Tô Lịch và tiếp tục đi dọc theo dải phân cách đường Nguyễn Trãi về Hà Đông. |
Theo VietNamplus
Cảnh thi công hạng mục khó nhất ở đường sắt trên cao" alt="Đường sắt Cát Linh"/>
Đường sắt Cát Linh



Hình ảnh khiến H'Hen Niê vướng tranh cãi. Ảnh: Milor Trần.
"Việc bôi dầu hay make-up để làm rõ và đều màu da khi lên sân khấu hay lúc chụp ảnh là điều bình thường. Ngay cả các bạn châu Phi cũng làm vậy để khi gặp đèn sân khấu thì màu da không bị nhạt và trông thiếu sức sống. Tuy nhiên, cái gì cũng cần có mức độ và nên sử dụng màu gần trùng với màu da", một thành viên mạng nêu ý kiến.
Người khác bày tỏ: "Trong video hậu trường, màu da của H'Hen Niê và Bảo Ngọc không bị đậm như khi lên hình. Có thể ê-kíp đã sử dụng photoshop quá tay".
Khi Zingliên hệ với ê-kíp của H'Hen Niê về vấn đề đang gây tranh cãi, người đại diện cho biết họ không phản hồi sự việc lần này, bởi làn da tự nhiên của H'Hen Niê vốn ngăm đen.
Trên trang Instagram của H'Hen Niê, Hoa hậu Siêu quốc gia 2022 Lalela Mswane thậm chí bị lôi vào cuộc "khẩu chiến" sau khi để lại bình luận hàm ý khen ngợi bộ hình đẹp. Một tài khoản mạng công kích Lalela Mswane, cho rằng cô ủng hộ blackfishing.
Nhiều ngôi sao quốc tế từng bị lên án
Không phải ngẫu nhiên bộ ảnh của H'Hen Niê lại bị gắn với cụm từ blackfishing. Trước đây, Á hậu Kim Duyên từng rơi vào trường hợp tương tự. Vào thời điểm đi thi Miss Universe 2021, cô bị nhận xét cố tình nhuộm da nâu, bắt chước phong cách của những người đẹp Mỹ Latin. Không ít ý kiến chỉ trích Kim Duyên đánh mất bản sắc của phụ nữ châu Á.
Khi ấy, trả lời phỏng vấn Zing, Kim Duyên chia sẻ: "Có người nghĩ tôi nhuộm da nâu để đi thi, nhưng không phải. Tôi vốn không thích làn da trắng như tiêu chuẩn chung của nhiều người. Tôi đã chăm chỉ đi bơi, phơi nắng. Tôi hướng đến vẻ đẹp khỏe khoắn, sexy".
Ở showbiz thế giới, nhiều ngôi sao cũng bị lên án có hành động blackfishing như Kylie Jenner, Kim Kardashian, Iggy Azalea, Rita Ora, Ariana Grande, Kendall Jenner, Gigi Hadid...
Năm 2018, người mẫu Gigi Hadid đứng trước sóng gió với bức ảnh bìa tạp chí Vogue. Làn da trắng của cô bị biến thành da nâu, khác lạ đến mức khó nhận ra. Gigi sau đó lên tiếng giải thích: "Là một người mẫu, tôi chỉ có kiểm soát được ngoại hình của mình khi chụp ảnh. Toàn bộ những gì liên quan đến yếu tố sáng tạo sau đó để làm nên bức ảnh này nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi. Có thể mọi thứ đã khác nếu tôi được can thiệp vào khâu hậu kỳ".
  |
Kendall Jenner và Gigi Hadid từng bị chỉ trích khi chụp ảnh tạp chí. Ảnh: Vogue. |
Cũng trong năm 2018, Voguetiếp tục vướng scandal với hình ảnh bìa ấn phẩm tháng 11 của Kendall Jenner. Kendall được tạo hình kiểu tóc xù mì. Nhiều ý kiến cho rằng đây là kiểu tóc Afro đặc trưng của cộng đồng người da màu những năm 1960, đồng thời ám chỉ tạp chí nổi tiếng cố ý chiếm dụng văn hóa.
Phản hồi trên E News, đại diện của Voguegiải thích Kendall được làm tóc phồng để phù hợp với trang phục cô mặc trên người. "Chúng tôi xin lỗi nếu có bất cứ hiểu lầm nào xảy ra không đúng với dự định ban đầu. Chắc chắn rằng chúng tôi không cố ý xúc phạm bất cứ ai", người phát ngôn của tạp chí thời trang nói.
TheoInsider, ca sĩ Ariana Grande "cổ xúy sự mơ hồ về chủng tộc", thường xuyên nói đùa về màu da của mình. Có lúc cô xuất hiện trong MV với da màu đồng, tóc nâu. Lần khác, Grande lại hiện diện trên tạp chí cùng hình ảnh da trắng, tóc vàng.
Cộng đồng mạng chỉ ra rằng làn da của Grande dường như sẫm màu hơn theo thời gian. Nữ ca sĩ chưa bao giờ đề cập trực tiếp đến chuyện này, song Kristyn Pradas (nghệ sĩ nhuộm da) thường xuyên đăng ảnh của Grande trên trang cá nhân.
Pete Davidson, bạn trai cũ của Ariana Grande, từng nói đùa cô phải phun sơn để có làn da nâu khi chụp hình cho tạp chí Voguetháng 9/2019.
Nhà báo Wanna Thompson phát biểu trên CNNrằng blackfishing về cơ bản là một dạng của chiếm đoạt văn hóa - cố tình sao chép văn hóa của người khác nhưng lại không hiểu hoặc tôn trọng văn hóa của họ.
"Một số người tham gia blackfishing chỉ vì họ nghĩ đó là sành điệu, lạ mắt. Họ không biết người gốc Phi phải đấu tranh như thế nào để có được ngày hôm nay", Thompson nói.
Theo Zing
" alt="Hình ảnh gây tranh cãi về 'chiếm dụng văn hoá' của H'Hen Niê"/>
Hình ảnh gây tranh cãi về 'chiếm dụng văn hoá' của H'Hen Niê
Thị trường bất động sản Hà Nội những tháng cuối năm 2015 có khả năng đón nhận nhiều dự án quy mô cực lớn sau khi thủ tục pháp lý cho dự án cơ bản hoàn tất.UBND TP. Hà Nội vừa chấp thuận đầu tư và phê duyệt quy hoạch chi tiết 2 dự án bất động sản quy mô lớn có sự tham gia đầu tư của Tập đoàn Vingroup. Đó là các dự án Khu chức năng đô thị Thành phố Xanh tại phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm) và khu chức năng đô thị tại số 233, 233B và 235 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân).Dự án Khu chức năng đô thị Thành phố Xanh có diện tích khoảng 176.300 m2 (17,63 ha) với tổng mức đầu tư khoảng 4.850 tỷ đồng, quy mô dân số khoảng 8.760 người. Đây là dự án đối ứng của dự án Khu công viên và hồ điều hòa phía Bắc và phần mở rộng phía Nam nghĩa trang Mai Dịch, quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm. Trước đó, Dự án này thuộc về Công ty cổ phần Bất động sản Hồng Ngân. Từ giữa năm 2014, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Sài Đồng (cổ đông lớn nhất là Vingroup) đã mua lại 128,6 triệu cổ phần (tương ứng 1.286 tỷ đồng), chiếm 99% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Bất động sản Hồng Ngân. Theo dự kiến, Khu chức năng đô thị Thành phố Xanh khởi công xây dựng vào quý IV/2015, hoàn thành vào quý IV/2019.
 |
Thị trường bất động sản Hà Nội những tháng cuối năm 2015 có khả năng đón nhận nhiều dự án quy mô cực lớn (ảnh minh họa) |
Với khu chức năng đô thị tại số 233, 233B và 235 Nguyễn Trãi, UBND TP. Hà Nội sau khi phê duyệt quy hoạch chi tiết đã giao Công ty cổ phần Bất động sản Xavinco (Vingroup sở hữu 75% vốn điều lệ) lập nhiệm vụ, triển khai cắm mốc giới đồ án quy hoạch ngoài thực địa. Các khu đất 233, 233B và 235 Nguyễn Trãi (được biết đến với tên gọi dân dã là khu Cao Xà Lá), nằm đối diện Khu đô thị Royal City do Tập đoàn Vingroup đầu tư trước đó. Với diện tích quy hoạch hơn 13,2 ha, dân số 9.700 người, đây sẽ là một trong những dự án được chờ đợi nhất trong những tháng còn lại của năm 2015.
Một dự án với số vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng khác cũng đã cơ bản hoàn tất các thủ tục để khởi công xây dựng là Khu đô thị The Manor Central Park do Bitexco làm chủ đầu tư. Dự án nằm trên diện tích 90 ha thuộc địa bàn phường Đại Kim (quận Hoàng Mai) và xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì), phía Bắc của Dự án trải dài hơn 1 km theo đường Nguyễn Xiển, phía Nam là Công viên Chu Văn An rộng 100 ha, phía Tây là đại lộ Chu Văn An và phía Đông tiếp giáp với Khu đô thị Bắc Linh Đàm.
Theo thông tin mà Báo Đầu tư có được, Bitexco đã hoàn thành giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích của dự án, đền bù cho gần 1.000 đơn vị và hộ gia đình trong khu vực ảnh hưởng thuộc phường Đại Kim và xã Thanh Liệt với tổng chi phí gần 2.000 tỷ đồng. Công trình dự kiến khởi công xây dựng vào tháng 10/2015. Khu đô thị The Manor Central Park dự kiến sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 7.000 căn hộ chung cư, hơn 1.000 nhà thấp tầng.
Ngoài các khu chức năng đô thị quy mô lớn, những dự án căn hộ có quy mô từ 1.000 đến 2.000 căn hộ tiếp tục "bung hàng" trong nửa cuối năm 2015 phải kể đến Dự án Goldmark City (số 136 Hồ Tùng Mậu, quận Bắc Từ Liêm) khoảng 5.000 căn hộ; Dự án Green Star (số 234 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm) 1.963 căn hộ; Khu nhà ở Eco - Green City (tại ô đất CT4 và CT9, Khu đô thị Tây Nam Kim Giang I (xã Tân Triều, Thanh Trì) với hơn 2.000 căn hộ; FLC Star Tower tại Hà Đông với gần 4.000 căn hộ... Các dự án quy mô nhỏ hơn cũng sẽ gia nhập thị trường trong nửa cuối năm nay gồm: Chung cư VOV Complex (quận Nam Từ Liêm), Hateco Hoàng Mai (quận Hoàng Mai), Parkview Residence (quận Hà Đông), FLC Complex (Nam Từ Liêm), Imperia Garden (quận Thanh Xuân)… Tổng nguồn cung căn hộ cho thị trường Hà Nội từ các dự án đã khởi công, đủ điều kiện mở bán là khoảng 12.600 căn hộ từ 26 dự án.
Các dự án này sẽ tạo thêm những lựa chọn tốt hơn cho người mua nhà, nhưng cũng sẽ khiến giới đầu tư bất động sản phải "chóng mặt" khi áp lực cạnh tranh là vô cùng khốc liệt khi cùng hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp.
Theo Hà Quang(Báo Đầu tư)
Điểm mặt những siêu dự án tỷ đô của các đại gia (Bài 2)" alt="Bất động sản Hà Nội: Chóng mặt với những dự án cực lớn"/>
Bất động sản Hà Nội: Chóng mặt với những dự án cực lớn