Vắng bóng nhà giá rẻ Sở Xây dựng TP.HCM vừa có báo cáo gửi Công an TP.HCM về tình hình thị trường bất động sản (BĐS) thành phố trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021.
Trong năm 2020, Sở Xây dựng TP.HCM xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn nhà ở hình thành trong tương lai 31 dự án, tổng số 16.895 căn nhà. Trong đó có 7.114 căn thuộc phân khúc cao cấp; 9.618 căn phân khúc trung cấp và 163 căn nhà ở bình dân.
6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn TP.HCM có 12 dự án đủ điều kiện huy động vốn nhà ở hình thành trong tương lai, với tổng số 6.541 căn. Phân khúc cao cấp có 3.586 căn, còn lại thuộc phân khúc trung cấp. Nhà ở thuộc phân khúc bình dân chính thức vắng bóng trên thị trường.
 |
6 tháng đầu năm 2021, không có sản phẩm nhà ở bình dân nào ở TP.HCM được xác nhận đủ điều kiện huy động vốn. |
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, nhìn chung nguồn cung về căn hộ trung và cao cấp tiếp tục phát triển nhưng vẫn thiếu nguồn cung về căn hộ bình dân, nhà ở xã hội.
Các sản phẩm cao cấp dự báo lượng giao dịch sẽ chững lại. Ở một số khu vực, giá bán BĐS có sự dao động nhẹ trong từng phân khúc. Riêng đất nền tại khu vực phía Đông thành phố, đặc biệt ở khu vực có hạ tầng hoàn thiện, nằm trong khu vực kết nối các tuyến đường giao thông thuận lợi, sẽ có xu hướng tăng giá.
Chủ đầu tư ‘lách luật’ để huy động vốn
Sở Xây dựng TP.HCM cho hay, thời gian qua, có nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh BĐS có thể hình thành những điểm nóng, phức tạp. Nguyên nhân bởi hệ thống các quy định pháp luật còn bất cập, thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong việc ngăn chặn và đề xuất giải pháp xử lý những vi phạm.
Một số vi phạm thường xảy ra như: Một căn hộ bán cho nhiều người; dự án chưa hoàn chỉnh thủ tục pháp lý nhưng chủ đầu tư đã cho đặt cọc, giữ chỗ, hứa mua hứa bán;
Các đơn vị môi giới BĐS, phát triển dự án, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh… không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về BĐS để ký hợp đồng mua bán nhà ở với khách hàng.
 |
Dự án chung cư Kingsway Tower ngưng xây dựng, khách hàng mòn mỏi chờ nhà. |
Về tình trạng một căn hộ bán cho nhiều người, cuối tháng 1/2021, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Siêu Thành, chủ đầu tư dự án chung cư Nam An (tên thương mại là Kingsway Tower), P.Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân.
Trước đó, Công an TP.HCM cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Vũ Bảo Trinh để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH BĐS Nam Thị, chủ đầu tư chung cư La Bonita, P.25, Q.Bình Thạnh.
Đây là hai vụ việc mới nhất chủ đầu tư bị khách hàng tố cáo bán trùng căn hộ nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong khi chung cư La Bonita đã hoàn tất xây dựng thì tại chung cư Kingsway Tower, khách hàng vẫn chưa được nhận nhà vì dự án đang ngừng thi công.
 |
Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè xác nhận trên địa bàn không có dự án tên La Partenza. |
Với thực trạng pháp lý chưa hoàn chỉnh nhưng chủ đầu tư đã cho đặt cọc, giữ chỗ, hứa mua hứa bán…, gần đây có dự án chung cư La Partenza tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP.HCM do Công ty TNHH Giao Hưởng Xanh (thành viên của Công ty CP BĐS Khải Hoàn Land) làm chủ đầu tư.
Theo tìm hiểu, từ cuối năm 2019, nhiều khách hàng đã đặt cọc mua căn hộ tại dự án La Partenza bằng hình thức ký văn bản thoả thuận với Công ty CP BĐS Khải Minh Land, đơn vị phân phối dự án.
Tiến độ thanh toán được chia theo đợt và đến nay nhiều khách hàng đã đóng 30% giá trị căn hộ tại dự án này. Tuy nhiên, dự án la Partenza hiện vẫn chỉ là bãi đất trống, chưa có động thái xây dựng.
Trả lời PV VietNamNet, ông Võ Phan Lê Nguyễn – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết, trên địa bàn huyện không có dự án nào có tên La Partenza.
Về dự án Cao ốc căn hộ tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè do Công ty TNHH Giao Hưởng Xanh làm chủ đầu tư, ông Võ Phan Lê Nguyễn cho hay, dự án được UBND TP.HCM phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 vào ngày 18/12/2020.
Tương tự, một dự án khác là dự án chung cư tại Tân Túc, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh được giới thiệu rầm rộ ra thị trường từ đầu năm 2020.
Cung ứng khoảng 2.000 sản phẩm, giá bán căn hộ tại dự án này dao động từ 36 – 38 triệu đồng/m2. Đây được xem là mức giá khá cao tại khu vực vùng ven này.
Nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động kinh doanh BĐS trái luật như một căn hộ bán cho nhiều người hay dự án chưa hoàn chỉnh pháp lý đã huy động vốn bằng hình thức đặt cọc, giữ chỗ, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các sở ngành tăng cường công tác tuyên truyền, công khai thông tin pháp lý dự án.
Đồng thời, Sở Xây dựng kiến nghị Công an TP.HCM điều tra, xử lý các đối tượng cung cấp thông tin sai lệch về các dự án BĐS, hạ tầng kỹ thuật đô thị, các chủ đầu tư vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự hoặc có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch BĐS.

Thanh tra phát hiện loạt sai phạm tại các dự án khu đô thị ở TP.HCM
Chủ đầu tư các dự án tự đền bù trước khi được chấp thuận địa điểm đầu tư và được giao đất; khởi công khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính…
" alt=""/>TP.HCM khó kiểm soát chủ đầu tư dự án ‘lách luật’ huy động vốn
Đây là lưu ý được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) đưa ra với người tiêu dùng để tránh rủi ro khi ký kết thỏa thuận đặt cọc mua căn hộ chung cư chưa đủ điều kiện mở bán.Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, thực tế ghi nhận không ít kênh môi giới (nhận là kênh môi giới của chủ đầu tư) hoặc trực tiếp các chủ đầu tư đã giới thiệu và nhận các khoản đặt cọc trước của khách đối với những dự án chưa đủ điều kiện mở bán.
 |
Tại Bắc Giang, Công ty cổ phần Kosy chủ đầu tư khu đô thị mới Kosy đã vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản khi chưa đủ điều kiện theo quy định (Ảnh: Xây dựng) |
Hình thức nhận đặt cọc từ một tờ giấy đặt cọc đơn giản chỉ ghi nhận số tiền đặt cọc đến những văn bản chi tiết hơn như "Hợp đồng đặt cọc" hay "Văn bản thỏa thuận" về việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến tư vấn, đăng ký mua căn hộ chung cư. Khoản đặt cọc từ vài chục triệu đến những khoản lớn hơn gấp nhiều lần.
Trước thực tế trên, Cục lưu ý người dân cần tìm hiểu rõ địa vị pháp lý của bên nhận đặt cọc/ bên bán hàng trong mối quan hệ với chủ đầu tư. Ngoài thông tin do bên nhận đặt cọc/ bên bán hàng cung cấp, cần đề nghị cung cấp các giấy tờ chứng minh cũng như kiểm tra lại thông tin từ kênh chủ đầu tư.
Ngoài các thông tin quảng cáo từ bên nhận đặt cọc/ bên bán hàng, cần tìm hiểu các thông tin chính thức về dự án và căn hộ từ kênh chủ đầu tư và từ các hồ sơ pháp lý tùy từng giai đoạn. Không vội vàng đặt cọc dựa trên những thông tin một chiều do các đơn vị trung gian cung cấp.
Bên cạnh đó, yêu cầu cung cấp dự thảo hợp đồng mua bán của chủ đầu tư và đính kèm nó làm một phần không tách rời của giấy tờ đặt cọc. Trong trường hợp chủ đầu tư chưa hoàn thiện dự thảo hợp đồng mua bán, cần yêu cầu quy định những nội dung tối thiểu sau trong giấy tờ đặt cọc, bao gồm:
Mục đích của việc đặt cọc (như thông tin về căn hộ bên đặt cọc muốn mua khi chủ đầu tư đủ điều kiện mở bán); ấn định thời điểm ký kết hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư;
Các điều kiện đối với chủ đầu tư và dự án tại thời điểm ký kết hợp đồng như: dự án đủ điều kiện mở bán theo quy định pháp luật, chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ đăng ký hợp đồng theo mẫu với cơ quan bảo vệ người tiêu dùng có thẩm quyền.
 |
Dự án Eco Smart City Cổ Linh (Hà Nội) dù vẫn là bãi đất trống, chưa có hoạt động xây dựng nhưng đã rầm rộ thông tin quảng cáo, rao bán, nhận đặt cọc căn hộ chung cư dự án |
Ngoài ra, người mua cần nghiên cứu kỹ nội dung của giấy tờ đặt cọc để đảm bảo chế tài xử lý vi phạm của bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc đã được quy định rõ ràng.
Đặc biệt, cân nhắc thật kỹ trong trường hợp có các nội dung bất lợi về xử lý vi phạm hợp đồng của các bên, ví dụ như không cho phép bên đặt cọc chấm dứt hợp đồng hay chế tài đối với bên đặt cọc nặng hơn.
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi các địa phương về việc thực hiện quy định về giao dịch bất động sản nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, rà soát và thực hiện nghiêm quy định của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, nghị định số 99/2015, Nghị định 76/2015 của Chính phủ về trình tự, thủ tục, điều kiện đối với các giao dịch bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai trên địa bàn.
Một số nội dung quy định được Bộ Xây dựng lưu ý bao gồm: Điều kiện khi đưa bất động sản hình thành trong tương lai vào kinh doanh theo quy định tại điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản; Thực hiện thủ tục thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê, mua; Việc bảo lãnh, thanh toán trong bán, cho thuê bất động sản; Việc thế chấp, điều kiện thế chấp...
Theo Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014, một dự án chỉ được phép đưa vào kinh doanh khi có giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án. Nếu nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng.
Bất động sản hình thành trong tương lai là công trình đang trong quá trình xây dựng, chưa được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Vì vậy, tính pháp lý của dự án là một trong những lưu ý quan trọng khi khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên thực tế thời gian qua cho thấy, tại nhiều địa phương cũng xảy ra tình trạng nhiều dự án bán “chui” nhà trên giấy, “bán lúa non” khi dự án chưa đủ các điều kiện pháp lý. Có dự án chưa xây dựng hạ tầng vẫn chỉ là đồng ruộng mênh mông cũng được rao bán, môi giới hoạt động rầm rộ ngay tại dự án.
Như tại Bắc Giang, thời gian qua, Sở Xây dựng tỉnh này đã phối hợp kiểm tra một số dự án khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn. Bước đầu lực lượng chức năng phát hiện dự án khu đô thị mới Kosy, phường Xương Giang, TP Bắc Giang do Công ty cổ phần Kosy làm chủ đầu tư đã vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản khi chưa đủ điều kiện theo quy định.
Cụ thể, ngày 31/12/2019, Công ty cổ phần Kosy đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng doanh thu từ bán đất khu đô thị mới Kosy phường Xương Giang trước thời điểm Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.
Hay tại Hà Nội, dự án chung cư Eco Smart City Cổ Linh (quận Long Biên), dù mới chỉ là bãi đất trống nhưng dự án đã dựng biển quảng cáo, rao bán, nhận đặt cọc “thiện chí” của khách hàng mua căn hộ. Nhân viên môi giới cho biết, chính sách bán hàng của dự án chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 đặt cọc 100 triệu đồng, giai đoạn 2 ký hợp đồng đảm bảo khách hàng đóng 20% tổng giá trị căn hộ, giai đoạn 3 khách hàng hoàn thành toàn bộ số tiền mua căn hộ còn lại.
Thời gian qua, nhiều địa phương cũng đã công bố công khai các dự án chưa đủ điều kiện huy động vốn. Đồng thời, khuyến cáo người dân tham khảo đầy đủ các quy định pháp luật trước khi thực hiện các giao dịch để tránh các thiệt hại có thể xảy ra.
Thuận Phong

Khan hiếm nhà xã hội, Bộ Xây dựng cảnh báo chiêu lừa đặt cọc 'chốt' suất mua
Theo Bộ Xây dựng, thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng trên các trang thông tin bất động sản, rất nhiều đơn vị môi giới đã mạo danh chủ đầu tư rao bán, tìm đủ mọi cách lừa người mua đặt cọc nhà ở xã hội (NƠXH).
" alt=""/>Lưu ý khi đặt cọc mua căn hộ tránh ôm hận mất tiền oan