Ngoại giaoNgoại giao có vai trò quan trọng. Do khủng bố quốc tế hoạt động không biên giới nên đòi hỏi nỗ lực hợp tác của nhiều nước. Ngoại giao hiệu quả sẽ là chất keo gắn kết những nỗ lực này thành một thể thống nhất chặt chẽ.
Hoạt động ngoại giao chống khủng bố không chỉ là trách nhiệm của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Các cơ quan chức năng khác cũng phải có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp nước ngoài, như các nhân viên an ninh hàng không, hải quan và xuất nhập cảnh.
|
Ảnh minh họa: AP |
Hầu hết những hợp tác chuyên môn này là hợp tác song phương, nhưng ngoại giao đa phương cũng đóng góp phần mình. Đó là các thoả thuận đa phương, như các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, các công ước quốc tế... Các quốc gia cũng có thể trợ giúp nhau thông qua việc cho phép sử dụng không phận, căn cứ, cảng biển, hậu cần, chia sẻ thông tin tình báo và cảnh báo về nguy cơ khủng bố.
Tuy nhiên, do những kẻ khủng bố không thay đổi hành vi của chúng một cách trực tiếp để đối phó với bất kỳ công ước hay nghị quyết nào, nên ngoại giao chỉ là công cụ hỗ trợ cho các biện pháp khác bằng việc cung cấp khuôn khổ pháp lý quốc tế cho việc sử dụng những biện pháp này.
Pháp lý
Sử dụng biện pháp pháp lý có thể làm giảm bớt nạn khủng bố. Việc kết án chung thân hoặc tử hình một tên khủng bố rõ ràng ngăn chặn được tên này tiến hành thêm những cuộc tấn công và răn đe đồng bọn. Khả năng bị bắt hoặc bị trừng phạt có thể ngay từ đầu ngăn những kẻ khủng bố khác thực hiện các cuộc tấn công.
Thậm chí nếu không được ngăn chặn, thì hoạt động di chuyển của những kẻ khủng bố nhìn chung vẫn bị cản trở bởi chúng biết rằng đang bị truy nã. Một phiên toà hình sự cũng có thể giúp duy trì sự ủng hộ của công chúng, thể hiện ý chí quyết tâm chống khủng bố và khuyến khích các nước khác làm theo.
Hạn chế của biện pháp pháp lý là khả năng bị bắt và bị trừng phạt không ngăn chặn được những kẻ đánh bom liều chết và những kẻ khủng bố ít giá trị. Nhiều tên cầm đầu - thường ở xa nơi xảy ra khủng bố và khó có thể bị bắt, lại ít quan tâm đến việc tay chân của chúng có bị bắt hay bị chết không.
Việc truy tố quân khủng bố cũng đặt ra một khó khăn là phải chắp nối đầy đủ những chứng cứ có thể chấp nhận được về mặt pháp lý để buộc tội chúng. Nhiều khi, các hoạt động dẫn đến một vụ tấn công khủng bố được tiến hành bên ngoài đất nước nơi vụ tấn công sẽ xảy ra, và do vậy nằm ngoài thẩm quyền của các nhà điều tra.
Tài chính
Hai hình thức kiểm soát tài chính chủ yếu để chống khủng bố là phong toả tài sản và cấm hỗ trợ vật chất cho những kẻ khủng bố. Việc cắt đứt nguồn tài chính của quân khủng bố gặp phải hai thách thức lớn.
Một là, hầu hết các cuộc khủng bố không cần nguồn tài chính lớn. Tiền cần nhiều hơn cho việc buôn vũ khí, thuốc phiện và một số hoạt động tội phạm xuyên quốc gia khác. Hai là, khó có thể truy tìm ra nguồn tài chính của bọn khủng bố, bởi chúng thường sử dụng các tài khoản giả mạo và những dàn xếp không chính thức bên ngoài hệ thống ngân hàng.
Quân sự
Tấn công quân sự là hành động thể hiện rõ nhất quyết tâm chống khủng bố, nhất là khi quân đội nhiều nước được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, chính xác cao.
Hạn chế của biện pháp này là mục tiêu của bọn khủng bố không phải cố định để có thể dễ dàng phá huỷ. Đe doạ khủng bố giờ đây chủ yếu là từ các nhóm chứ không phải là từ các quốc gia nên không có nhiều mục tiêu để tấn công. Ngoài ra, các hành động quân sự, dù có thành công ở một nơi cũng không trực tiếp tác động tới được các thành phần của mạng lưới khủng bố ở những nơi khác.
Tình báo
Ở một số phương diện, tình báo là công cụ quan trọng nhất, là “chiến tuyến phòng thủ đầu tiên” trong cuộc chiến chống khủng bố. Tình báo có ý nghĩa nhất khi nó mang đến những thông tin về nhóm khủng bố, cũng như thời điểm và khu vực có nguy hiểm, các loại mục tiêu, thủ đoạn được bọn khủng bố hay dùng nhất.
Mặt hạn chế của biện pháp này là hiếm có những lực lượng và chiến thuật tình báo cụ thể có thể tìm ra nơi trú ẩn của quân khủng bố; cũng khó có thể thu thập được những thông tin mang tính hành động, bởi rất khó thâm nhập vào nhóm nhỏ của những kẻ rất hay nghi ngờ và rất thận trọng.
Hầu hết thông tin tình báo về các nhóm khủng bố đều rời rạc, khó hiểu và đáng ngờ về độ tin cậy, do vậy, phân tích tin tình báo cũng khó ngang với việc thu thập chúng. Các thông tin tình báo được cung cấp để giải quyết những hiểm hoạ khủng bố là vô giá. Những chỉ dẫn của tình báo cũng vô cùng cần thiết trong việc sử dụng các biện pháp chống khủng bố khác.
Xem thêm tin tức quốc tế trên VietNamNet
Nguyên Phong
Giải mã mô hình kiểu tập đoàn của các tổ chức khủng bố
Về mặt cơ cấu tổ chức, phần lớn các tổ chức khủng bố hiện nay đều giống như những tập đoàn hiện đại.
" alt=""/>Những biện pháp chống khủng bố chủ yếu trên thế giới
|
Dịch Covid-19 đang đẩy Ấn Độ đến 'bờ vực'. Ảnh: Reuters |
Có nhiều yếu tố chính dẫn đến thảm cảnh đang xảy ra tại Ấn Độ. Trong đó, một số yếu tố phổ biến nhất là phản ứng từ chính phủ, hành xử của người dân, các biến thể mới của virus, và hiệu quả từ các chương trình tiêm chủng.
Đầu tiên, phản ứng của giới chức Ấn Độ trước làn sóng Covid-19 lần này rõ ràng đang chậm hơn nhiều so với làn sóng thứ nhất. Còn nhớ, khi các ca nhiễm virus corona đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ, chính quyền New Delhi đã ngay lập tức áp đặt một trong những lệnh phong tỏa quyết liệt nhất thế giới.
Tuy nhiên, những biện pháp này cũng gây ra nhiều thiệt hại, và buộc hàng triệu người đang làm việc tại các trung tâm kinh tế phải di chuyển một quãng đường dài về quê hương và làng mạc của họ.
Những thương tổn về mặt kinh tế từ cuộc phong tỏa thứ nhất đã khiến chính quyền trung ương cùng các tiểu bang trên khắp Ấn Độ trở nên dè dặt hơn hẳn trong việc áp đặt các lệnh phong tỏa lần thứ 2.
|
Đợt phong tỏa đầu tiên khiến nhiều người Ấn Độ phải vượt quãng đường dài về quê nhà. Ảnh: Reuters |
Thế nhưng, đây vẫn không phải nguyên nhân duy nhất. Tâm lý chủ quan, tự mãn sau khi vượt qua làn sóng Covid-19 đầu tiên đã đẩy đất nước rơi vào thảm họa một cách nhanh chóng.
Trong năm nay, nhiều cuộc tụ tập đông người, bao gồm các lễ hội tôn giáo lớn nhất như Kumbh Mela, vẫn được tổ chức với quy mô đông đảo, ngay cả khi làn sóng lây nhiễm thứ 2 đang có dấu hiệu xấu đi. Tình trạng nhiều người tham dự không đeo khẩu trang và giãn cách xã hội càng khiến nguy cơ lây nhiễm ở những sự kiện như vậy trở nên đáng báo động.
Michael Kugelman, chuyên gia khu vực Nam Á thuộc nhóm chuyên gia Wilson Center, đã mô tả phản ứng của Chính phủ Ấn Độ trước dịch Covid-19 là "một câu chuyện mang tính đối lập". “Trước đó, Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra một phản ứng táo bạo tức thì, và cả nước đã được phong tỏa,” ông cho biết. "Nhưng với trường hợp này, Ấn Độ đã có vẻ quá tự mãn và điều đó đã dẫn đến hậu quả thảm khốc".
|
Nhiều lễ hội, sự kiện đông người tại Ấn Độ vẫn diễn ra bất chấp dịch bệnh. Ảnh: AP |
Những biến chủng mới của virus corona ở Ấn Độ, với tốc độ lây nhiễm nhanh hơn, cũng được cho là yếu tố đẩy nhanh cuộc khủng hoảng Covid-19 tại nước này.
Tháng trước, biến thể virus corona từ Anh đã được tìm thấy trong 80% mẫu bệnh phẩm ở bang Punjab. Trong khi đó, chủng đột biến kép của Ấn Độ, tên chính thức là B1617, đã được tìm thấy trong hơn một nửa mẫu bệnh phẩm ở bang Maharashtra.
“Các biến thể virus này rất độc, rất dễ lây lan. Thậm chí ngay cả các bệnh nhân đã hồi phục cũng có nguy cơ tái nhiễm”, Tiến sĩ Deepak Baid cho hay. "Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng các biến thể này rất khác biệt, mang tính đột biến. Vì giờ đây, chúng tôi còn phát hiện chúng ở cả trẻ em và người trẻ tuổi, điều chưa từng xảy ra trước kia”.
Tuy nhiên, Tiến sĩ dịch tễ học Jayaprakash Muliyil cho rằng, dù các biến thể có thể lây nhiễm nhiều hơn một chút, nhưng không nên quá nhấn mạnh sự nguy hiểm của chúng để làm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng như hiện nay. Theo ông, ở nhiều nơi, một số yếu tố phổ biến hơn cả đều đến từ hành vi của con người.
|
Việc triển khai vắc-xin Covid-19 tại Ấn Độ đang trở nên kém hiệu quả. Ảnh: Reuters |
Ngoài ra, những gì được xem là đợt triển khai vắc-xin Covid-19 lớn nhất và nhanh nhất thế giới của Ấn Độ cũng đã liên tục hoạt động kém hiệu quả, khiến phần lớn dân số nước này vẫn bị phơi nhiễm. Hãng dược phẩm Pfizer đã rút lại yêu cầu phê duyệt khẩn cấp vắc-xin Covid-19 tại Ấn Độ, trong khi vắc-xin Covaxin do nước này tự sản xuất được phê duyệt khẩn cấp dù vẫn chưa trải qua các giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
New Delhi đã tiếp cận một cách có kiểm soát trong việc phân bổ vắc-xin của mình cho các tiểu bang, và nhắm mục tiêu vào những đối tượng bị xem là dễ tổn thương nhất, như nhân viên y tế, người cao tuổi và những người mắc bệnh nên. Tuy nhiên, chương trình tiêm chủng này chỉ nhằm ngăn số ca tử vong hơn là ngăn sự lây nhiễm.
Phải mãi đến tuần qua, Chính phủ Ấn Độ mới triển khai các chương trình tiêm chủng cho tất cả người lớn từ tháng 5 tới, trong khi các loại vắc-xin được quốc tế chấp thuận sẽ không còn phải chờ tiến hành các thử nghiệm cấp địa phương mới được phê duyệt khẩn cấp.
Đó là một động thái mà nhiều chuyên gia y tế và một số bang tại Ấn Độ đã kêu gọi từ lâu, và đối với nhiều người, việc chúng giờ này mới được triển khai là quá muộn màng.
Theo phóng viên Barkha Dutt của tờ báo online Mojo Story, Ấn Độ “có đủ vắc-xin, đủ thời gian để tích trữ oxy, và có đủ thời gian để các hệ thống y tế sẵn sàng hoạt động, nhưng chính tâm lý tự mãn, sự háo thắng, và bất cẩn” đã phá hỏng mọi thứ.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng." alt=""/>Điều gì đã khiến Covid