Câu chuyện bản quyền nội dung số và cuộc chiến giữa đơn vị cung cấp nội dung bản quyền với các trang lậu không phải đến thời Fim Plus, Danet mới được nhắc đến mà đã được bàn tới với phong trào “nghe có ý thức” cách đây 4 năm. Khi đó, các website nghe nhạc lớn như Zing Mp3, Nhaccuatui, Socbay, Nhac.vui... đã thống nhất việc đồng loạt thu phí nghe nhạc với mức phí 1000 đồng/bài kể từ ngày 1/11.
Tuy nhiên, sau 5 tháng kể từ ngày thu phí, số tiền thu được từ tải nhạc bản quyền các ca khúc, album chỉ khoảng vài trăm triệu đồng, con số này có thể không dừng lại ở đó nếu các website thu phí sở hữu các kênh thanh toán tiện lợi hơn như thanh toán trực tiếp từ tài khoản điện thoại giống như cách website keeng.vn của Viettel thực hiện. Cuối năm 2012, Tổng Giám đốc MV Corp tại thời điểm đó đã cho rằng, dù xác định gặp nhiều trở ngại nhưng MV Corp không nghĩ lại khó đến thế khi mà ý thức người sử dụng, điều kiện thanh toán… đã cản trở rất lớn đến việc kinh doanh âm nhạc có bản quyền.
Kết quả là giữa năm 2013, MV Corp cũng như các website nghe nhạc trực tuyến đã dừng cuộc chơi “nghe có ý thức”. Thời điểm cuối năm 2013, khi liên mình âm nhạc Sky Music giữa Nhaccuatui, Nhac vui, Nhạc số.. được thành lập thì tất cả đều thống nhất không nhắc đến câu chuyện “thu phí tải nhạc” trong giai đoạn này vì “chưa đến lúc”.
Một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là liệu câu chuyện “xem có ý thức” thu phí phim có bản quyền có đi vào vết xe đổ của phong trào “nghe có ý thức” thu thí tải nhạc hay không, khi mà dường như ý thức người dùng, kênh thanh toán… chưa có quá nhiều sự khác biệt so với thời điểm năm 2013. Về vấn đề này, ông Lương Công Hiếu, Tổng Giám đốc Fim Plus cho biết, sau 8 tháng kể từ khi bắt đầu lauching dịch vụ, Fim Plus đang là đơn vị có thị phần kinh doanh phim có bản quyền lớn nhất và kết quả thực tế rất khả quan. “Fim Plus thấy rằng đã có một lượng khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra để mua phim bản quyền với giá cả hợp lý, chất lượng ổn định”, ông Hiếu chia sẻ.
Chưa kể, thị trường phim bản quyền cũng có rất nhiều đơn vị tham gia từ các công ty nước ngoài như Netflix cho đến công ty Việt Nam như BHD, Galaxy. Trong 12 tháng tới sẽ có khoảng 7 đơn vị tham gia vào thị trường phim bản quyền bao gồm 4 công ty nước ngoài và 3 công ty trong nước. “Điều đó cho thấy thị trường này đã thực sự chín để các công ty không chỉ Việt Nam mà cả nước ngoài tham gia vào.”, ông Hiếu kết luận.
" alt=""/>Để kinh doanh phim trực tuyến có bản quyền không trở thành 'bom xịt'Theo “Báo cáo nghiên cứu Hiện trạng Đám mây 2016” vừa được tập đoàn VMware công bố tại sự kiện vForum Việt Nam ngày 2/11, tại khu vực ASEAN, có ít nhất 80% người được khảo sát cho rằng việc mua sắm và quản lý các tài nguyên CNTT hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của bộ phận CNTT.
Tình hình sẽ trở nên xấu đi khi có thêm nhiều nhà lãnh đạo bộ phận nghiệp vụ trở thành những người có thẩm quyền ra quyết định về mua sắm công nghệ, dẫn đến hoạt động ra quyết định trong doanh nghiệp phân tán, manh mún về tiêu chuẩn, làm gia tăng chi phí, độ phức tạp và rủi ro.
Báo cáo của VMware chỉ rõ bốn bộ phận nghiệp vụ hàng đầu có chi tiêu lớn nhất vào hoạt động mua sắm CNTT nằm bên ngoài phạm vi ảnh hưởng của bộ phận CNTT là marketing (43%), tài chính (41%), truyền thông (38%), thiết kế, nghiên cứu và phát triển (36%).
" alt=""/>Doanh nghiệp gặp rủi ro khi quyền mua sắm công nghệ không thuộc bộ phận CNTTAdobe Photoshop Fix được giới thiệu như một ứng dụng khá phức tạp, cho phép người dùng chỉnh sửa và phục hồi ảnh trên điện thoại. Người dùng có thể truy cập các tấm ảnh đã sửa trong những ứng dụng desktop và di động khác của Adobe nhưng buộc phải đăng nhập vào Adobe Creative Cloud.
Photoshop Fix có nhiều tính năng hữu ích như khả năng chỉnh sửa các điểm khiếm khuyết trên ảnh, điều chỉnh độ tương phản, bão hòa, đo sáng. Sau khi chỉnh xong ảnh, bạn dễ dàng gửi nó trực tiếp sang Photoshop CC trên desktop để tiếp ttucjcan thiệp sâu hơn.