Ý tưởng xóa bỏ lớp học truyền thống sau đại dịch
Laura Spiney là một người hoạt động trong lĩnh vực khoa học và là tác giả cuốn sách “Dịch cúm tại Tây Ban Nha năm 1918 và cách nó thay đổi thế giới”.Con gái 21 tuổi của Spinney hiện đang là sinh viên năm hai và đang phải học online tại nhà. Một lần,Ýtưởngxóabỏlớphọctruyềnthốngsauđạidịlịch thi đấu cúp c1 đêm nay con gái chia sẻ với Spinney rằng cô có thể học nhanh hơn khi tăng tốc độ video bài giảng lên gấp đôi bình thường. Tò mò với cách làm của con gái, Spinney đã hỏi một số sinh viên khác và được biết rất nhiều người cũng làm theo cách tương tự.
“Tua nhanh bài giảng lên 1,5 - 2 lần giúp chúng tôi tiết kiệm thời gian hơn, có thể loại bỏ những phần dư thừa và tập trung vào ý chính. Khi đã quen với cách này, bạn sẽ khó có thể nghe giảng với tốc độ bình thường”, một sinh viên chia sẻ.
Giáo dục vốn thích nghi với công nghệ thông tin và kỹ thuật số từ trước khi đại dịch diễn ra. Covid-19 chỉ tạo ra một cú huých làm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong ngành giáo dục.
“Trường học bị đóng cửa nên giáo viên và học sinh phải tương tác qua Internet. Dữ liệu bài giảng cũng được tìm kiếm trên không gian mạng thay vì thư viện. Việc này đương nhiên sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, nhưng về cơ bản, giáo viên và học sinh đã cùng nhau thực hiện một thử nghiệm phi thường, với quy mô toàn cầu”, Giáo sư Diana Laurillard của University College London giải thích.
Giáo sư Yong Zhao thuộc Đại học Kansas, Mỹ, đánh giá đây là thời điểm để các nước hình dung về một nền giáo dục không có bất kỳ trường lớp nào. Tiến sĩ Jim Watterston ở Trường giáo dục sau đại học Melbourne, Úc thì cho rằng “giáo dục cần linh hoạt và nên có những thay đổi mạo hiểm hơn”.
"Đây là thời điểm thích hợp để hình dung về một nền giáo dục không trường lớp"
Đầu năm nay, Zhao và Watterston là đồng tác giả cho một bài báo, trong đó xác định 3 thay đổi lớn sẽ xảy đến với giáo dục sau Covid-19. Nội dung đầu tiênnhấn mạnh, học sinh nên hướng tới sự sáng tạo, tư duy phản biện và tinh thần tự học.
“Để con người có thể phát triển hơn trong thời đại máy móc ngày càng thông minh, tiêu chí tất yếu là chúng ta không được cạnh tranh với máy móc. Hãy trau dồi các kỹ năng trên và để phần thu thập, lưu trữ thông tin cho máy tính làm”, hai nhà nghiên cứu chia sẻ.
Thứ hai, sinh viên nên tự giác hơn trong việc học. Giáo viên sẽ chuyển vai trò từ người hướng dẫn thành người cung cấp tài nguyên, cố vấn và khuyến khích học tập. Giáo sư Manu Kapur thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ lập luận, sinh viên sẽ học tốt hơn nhờ rút kinh nghiệm từ sai lầm, thay vì chỉ đi theo những hướng dẫn đúng của thầy cô.
Đề xuất thứ bacủa Zhao và Watterston là nơi học tập cũng nên thay đổi. Trong suốt thời gian ở trong nhà vì đại dịch, học sinh học trực tuyến nhưng vẫn phải tuân theo thời gian biểu như khi học tại trường. Điều này rất rập khuôn, cứng nhắc và gây nên tình trạng chán nản, buông thả ở một số sinh viên.
Với các công cụ kỹ thuật số trong tay, học sinh không cần thiết phải học cùng lúc với nhau. Theo hai nhà nghiên cứu, học sinh nên được cho phép tự sắp xếp và xem lại bài giảng vào khoảng thời gian phù hợp với bản thân.
Quay lại câu hỏi liệu học sinh, sinh viên có thực sự tiếp thu được kiến thức khi tăng tốc độ video bài giảng hay không, Giáo sư Evan Risko tại Đại học Waterloo, Canada đã kiểm tra khả năng hiểu của mọi người khi xem các video với tốc độ nhanh.
Nhìn chung, việc này còn phụ thuộc vào bản chất tài liệu và kiến thức nền của người học, tuy nhiên việc tăng tốc độ lên 1,5-1,7 lần ít có tác động tiêu cực đến người nghe. Cách làm của các sinh viên thực sự giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian. Họ còn có thể tua đi tua lại một phần chưa hiểu mà không gặp khó khăn gì.
Liên Hiệp Quốc đang hướng tới việc đảm bảo cung cấp nền giáo dục chất lượng cho tất cả người dân trên thế giới vào năm 2030. Theo Laurillard, cách duy nhất để thực hiện là làm sao để giáo viên ở những vùng khó khăn nhất cũng có thể tiếp cận tài liệu giảng dạy thông qua các khóa học trực tuyến quy mô lớn (MOOC), sau đó họ sẽ truyền tải lại cho học sinh của mình qua lớp học truyền thống.
“Đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã xóa sổ cách làm chúng ta đã áp dụng suốt 30 năm qua. Trong tương lai, Covid-19 có thể sẽ chấm dứt, nhưng tôi nghĩ các lớp học truyền thống sẽ không bao giờ trở lại như cũ”, Laurillard nhận định.
Thời Vũ(Theo Guardian)
'Tôi từng ghét học trực tuyến, nhưng nó thực sự tốt hơn...'
Tôi đã từng ghét việc dạy và học trực tuyến. Tôi đã từng ước rằng tất cả chúng ta sẽ trở lại với nền giáo dục “bình thường” sau Covid.
(责任编辑:Công nghệ)
- Soi kèo góc MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1
- Soi kèo đội ghi bàn trước/ sau Indonesia vs Việt Nam, 16h30 ngày 6/1
- Nhận định, soi kèo Khonkaen vs Sukhothai, 18h ngày 29/1
- Soi bảng vị cầu thủ ghi bàn AC Milan vs Inter, 2h ngày 19/1
- Soi kèo góc MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1
- Thông tin lực lượng mới nhất Indonesia vs Việt Nam, 16h30 ngày 6/1
- Nhận định, soi kèo Universitatea Cluj vs Rapid Bucuresti, 1h ngày 28/1
- Nhận định, soi kèo PSS vs RANS, 18h15 ngày 21/1
- Soi kèo phạt góc AS Roma vs Genoa, 2h45 ngày 18/1
- Soi bảng dự đoán tỷ số chính xác Malaysia vs Lào, 19h30 ngày 24/12
- Nhận định, soi kèo Geish vs Ismaily, 22h ngày 18/1
- Đội hình ra sân chính thức Southampton vs Man City, 3h ngày 12/1
- Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs SLNA, 19h15 ngày 18/1: Đối thủ yêu thích
- Nhận định, soi kèo PSIS vs Bali, 18h30 ngày 22/12
- Nhận định, soi kèo MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1: Trở lại mặt đất
- Nhận định, soi kèo Al Nassr vs Ettifaq, 0h30 ngày 23/1
- Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Arouca, 2h45 ngày 25/1
- Nhận định, soi kèo Reading vs Coventry, 21h ngày 10/12
- Kèo vàng bóng đá Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1: Khó thắng cách biệt
- Nhật Bản xét xử người Việt trong đường dây trộm cắp 114.000 USD hàng hóa