Chia sẻ của MC Phan Anh trên Facebook sau khi fanpage bị hack. Ảnh: Chụp màn hình. |
Trao đổi với Zing, MC Phan Anh cho biết fanpage này được điều hành bởi quản lý của anh. Người này đang liên hệ Facebook theo hướng dẫn để được hỗ trợ lấy lại fanpage. Hiện tại, fanpage bị hack của MC Phan Anh đã tạm khóa, không thể truy cập được.
Khi được hỏi về khả năng fanpage bị sử dụng cho mục đích xấu, Phan Anh cho biết sẽ nhờ pháp luật xử lý nếu phát hiện.
"Tôi và quản lý vẫn tiếp tục theo dõi sát sao việc này. Nếu phát hiện fanpage bị lợi dụng cho mục đích sử dụng xấu, sẽ nhờ đến truyền thông và cơ quan chức năng can thiệp", nam MC chia sẻ. Anh cũng nói rằng không có nhu cầu tạo fanpage khác nếu không lấy lại được trang đã bị mất.
Trong phần bình luận, động thái không chấp nhận trả tiền chuộc fanpage của MC Phan Anh được nhiều ý kiến đồng tình. Một số bình luận cho rằng nam MC nên liên hệ với Facebook để tránh việc fanpage bị sử dụng cho mục đích xấu hoặc rao bán đổi tên.
|
Nam MC cho biết sẽ nhờ pháp luật can thiệp nếu phát hiện fanpage bị lợi dụng cho mục đích xấu. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc. |
Đây không phải lần đầu người nổi tiếng tại Việt Nam bị chiếm quyền điều khiển fanpage hoặc tài khoản Facebook cá nhân. Hồi tháng 10, fanpage của rapper Andree Right Hand (Bùi Thế Anh) với hơn 150.000 lượt theo dõi cũng bị chiếm quyền điều khiển, biến thành kênh livestream bán hàng. Đến nay, dù đã lấy được trang nhưng nam rapper vẫn chưa thể đổi tên trở lại như cũ được. Hiện tại, fanpage trên có tên là Andree Hand.
Vào tháng 6, tài khoản Facebook cá nhân của cầu thủ Nguyễn Quang Hải cũng bị tấn công. Kẻ xấu thậm chí đăng bài đe dọa sẽ tiết lộ những vấn đề riêng tư của anh cho công chúng.
Trước đó vào năm 2018, tài khoản Facebook của Sơn Tùng M-TP, Karik và nhiều nghệ sĩ Việt Nam từng bị khóa bởi các thủ thuật của hacker. Diễn viên Khả Ngân hồi tháng 5/2018 từng chật vật để lấy lại tài khoản Facebook bị hack và đòi tiền chuộc.
Theo Zing
Nam thanh niên bị phạt 7,5 triệu vì lập website giả mạo ngân hàng
Việc lập website sử dụng logo, hình ảnh mà không được sự đồng ý của ngân hàng đã vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
" alt="MC Phan Anh bị hack trang Facebook"/>
MC Phan Anh bị hack trang Facebook
|
Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng "Make in Việt Nam" đã có những bước phát triển rõ nét thời gian qua. |
Quan điểm coi an toàn, an ninh mạng (ATANM) là điều kiện tiên quyết để phát triển Chính phủ điện tử và chuyển đổi số được Bộ TT&TT xác định rõ. Chỉ thị 01 về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020 đã nêu: “Hệ sinh thái các sản phẩm ATANM phải do chính doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và làm chủ để phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Lực lượng ATANM có trách nhiệm bảo vệ sự thịnh vượng của quốc gia trên không gian mạng”.
Trong phát biểu tại hội thảo quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020 do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam chủ trì tổ chức ngày 2/12, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã một lần nữa nhấn mạnh, sứ mệnh của an toàn, an ninh mạng Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
Bộ trưởng cũng chỉ rõ, trách nhiệm bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng là trên vai các doanh nghiệp ATANM. Đây cũng là trách nhiệm của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam. “Muốn làm tốt việc này thì chúng ta phải làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm ATANM. Chúng ta phải xây dựng một nền công nghiệp ATANM hùng mạnh”, Bộ trưởng khẳng định.
|
|
Tại hội thảo, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã chia sẻ về kết quả phát triển Hệ sinh thái ATANM “Make in Việt Nam” trong thời gian vừa qua.
Ông Phúc cho biết, Bộ TT&TT quan điểm rằng: Tự chủ công nghệ, sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ATANM là giải pháp căn cơ để bảo đảm ATANM Việt Nam. Phát triển hệ sinh thái ATANM Việt Nam chính là tiền đề phát triển nền công nghiệp ATANM Việt Nam. Và mỗi cơ quan, doanh nghiệp đều có ít nhất một doanh nghiệp, tổ chức ATANM chuyên nghiệp trong nước để bảo đảm ATANM cho mình.
Trên quan điểm đó, từ cuối năm 2019 đến nay, Bộ TT&TT đã tập trung thực hiện 4 hành động lớn để phát triển Hệ sinh thái ATANM “Make in Việt Nam”, bao gồm: Thúc đẩy hoạt động của Liên minh phát triển Hệ sinh thái sản phẩm ATANM Việt Nam; Xây dựng, ban hành các tiêu chí kỹ thuật, tổ chức đánh giá chất lượng các sản phẩm, dịch vụ ATANM; Thúc đẩy nhu cầu thị trường ATANM Việt Nam; Truyền thông, giới thiệu sản phẩm cho hệ sinh thái sản phẩm ATANM Việt Nam.
Với việc triển khai hàng loạt nội dung công việc theo 4 nhóm hành động trên, đến nay hệ sinh thái sản phẩm ATANM “Make in Việt Nam” đã có những bước phát triển mạnh mẽ, rõ nét. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ chủng loại sản phẩm nội địa tăng nhanh; tỷ lệ doanh thu sản phẩm nội địa so với nước ngoài cũng tăng và sự tăng trưởng doanh thu sản phẩm an toàn thông tin nội địa cũng tăng.
Cụ thể, theo số liệu thống kê của Cục An toàn thông tin, hiện tại, tỷ lệ chủng loại sản phẩm an toàn thông tin nội địa đã đạt 91%, tăng gần 1,7 lần so với năm 2019 và tăng hơn 18 lần so với năm 2015.
|
Biểu đồ tỷ lệ doanh thu sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa so với nước ngoài. |
Cùng với đó, tỷ lệ doanh thu sản phẩm ATANM nội địa so với nước ngoài đã tăng từ 18% năm 2015 lên 39% vào năm 2019 và hiện nay đã đạt 45%. Tỷ lệ này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2021 và các năm tiếp theo.
Thống kê của Cục An toàn thông tin cho thấy, bên cạnh sự tăng trưởng về chủng loại sản phẩm, doanh thu an toàn thông tin cũng đã liên tục trong những năm gần đây: tăng từ hơn 400 tỷ đồng năm 2016 lên mức 1.490 tỷ đồng năm 2019 và dự kiến sẽ đạt khoảng 1.900 tỷ đồng trong năm 2020.
“Doanh thu an toàn thông tin năm 2020 đã tăng tới trên 50%. Kết quả này phần nào cho thấy hệ sinh thái sản phẩm ATANM Việt Nam phát triển mạnh”, đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ.
Hệ sinh thái sản phẩm ATANM “Make in Việt Nam” đạt 100% vào 2021
Trong chia sẻ tại phiên toàn thể của Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cũng thông tin với các đại biểu về các hoạt động sẽ được Bộ TT&TT tập trung triển khai trong thời gian tới để đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái sản phẩm ATANM “Make in Việt Nam”.
Trước hết, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách. Cụ thể, Bộ sẽ xây dựng Đề án phát triển ngành công nghiệp ATANM; đồng thời xây dựng, hoàn thiện dự thảo Quyết định về mua sắm máy móc, thiết bị bảo đảm an toàn thông tin để thúc đẩy nhu cầu sử dụng các sản phẩm ATANM trong nước.
Bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy để nâng tỷ lệ chủng loại sản phẩm ATANM nội địa lên đạt 100% trong năm 2021, Cục An toàn thông tin cũng đặt mục tiêu đưa giá trị thị trường ATANM năm 2021 tăng khoảng 30% so với năm 2020.
Năm 2019, tỷ lệ đầu tư cho an toàn thông tin chiếm khoảng 5% tổng mức đầu tư cho CNTT. Đến 2020, Bộ TT&TT đang đẩy tỷ lệ này lên 10%. "Chúng tôi cũng sẽ có những thúc đẩy để tăng tỷ lệ chi cho ATANM năm 2021 tăng 3-4 lần so với năm 2020", đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ.
Tiếp tục hỗ trợ đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp nội địa, thời gian tới Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin sẽ xây dựng Hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể đánh giá khoảng 300-500 phiên bản sản phẩm an toàn thông tin trong giai đoạn 2021-2025. Việc này được nhận định sẽ rút ngắn đáng kể thời gian đánh giá, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp ATANM Việt Nam.
Ngoài ra, thời gian tới, Cục An toàn thông tin cũng sẽ hỗ trợ đánh giá, công bố, khuyến nghị sử dụng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin nội địa. Đồng thời, tổ chức các Chiến dịch truyền thông Hệ sinh thái sản phẩm ATANM Make in Việt Nam.
Vân Anh
Cường quốc an ninh mạng và niềm tin số Việt Nam
Bằng việc phát triển các sản phẩm an toàn, an ninh mạng Make in Vietnam dựa trên các nền tảng mở, các doanh nghiệp sẽ dần khẳng định được niềm tin số Việt Nam.
" alt="Doanh nghiệp Việt đã sản xuất được 91% chủng loại sản phẩm an toàn, an ninh mạng"/>
Doanh nghiệp Việt đã sản xuất được 91% chủng loại sản phẩm an toàn, an ninh mạng