Cử nhân, thạc sĩ… đi làm nghề giúp việc gia đình

  发布时间:2025-01-15 21:55:48   作者:玩站小弟   我要评论
Trải qua một vài nơi làm việc mà tình hình ngày càng tệ,ửnhânthạcsĩđilàmnghềgiúpviệcgiađìcoi bóng đácoi bóng đá trực tiếpcoi bóng đá trực tiếp、、。

Trải qua một vài nơi làm việc mà tình hình ngày càng tệ,ửnhânthạcsĩđilàmnghềgiúpviệcgiađìcoi bóng đá trực tiếp Thùy Trang, cử nhân ngành Quản trị kinh doanh quyết “thử sức” với nghề giúp việc gia đình. Chỉ sau vài ngày đăng tin, cô nhận được hàng chục cuộc gọi mời làm việc.

Ngồi máy lạnh “thua” bế em bé

Tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH V năm 2011, hai năm đầu ra trường, Thùy Trang “nhảy” đủ nơi làm việc, từ tỉnh ra Hà Nội rồi vào Sài Gòn. Cũng có lúc công việc đúng chuyên ngành, ngồi phòng máy lạnh gọi điện tìm khách hàng nhưng không hiệu quả, thu nhập thấp. Có thời điểm Trang đi bán hàng siêu thi, bán bảo hiểm... đời sống vẫn bếp bênh, vẫn phải ngửa tay xin tiền bố mẹ.

Cùng đường, giữa năm 2014, Trang quyết định “thử sức” với nghề giúp việc. Đến giờ Trang vẫn nhớ, chỉ sau vài ngày đăng tin, cô nhận được hàng chục cuộc gọi “mời” đến nhà gặp mặt từ nhiều gia đình. Điều mà Trang hài hước nói rằng, chưa bao giờ quá trình xin việc của mình lại được chào đón như lúc đó.

{ keywords}
Cử nhân Nguyễn Thị Thanh sống bằng nghề giúp việc nhà hơn một năm nay (Ảnh: Hoài Nam)

Chỉ sau ba ngày đến gặp một vài gia chủ có nhu cầu, thương lượng công việc, mức lương ban đầu Trang nhận công việc trông em bé kiêm việc nhà cho gia đình ở quận 3, TPHCM đã 5,5 triệu đồng và sẽ tăng tiếp nếu vượt qua 2 tháng thử việc. Chủ nhà cũng khá bất ngờ với việc Trang có bằng Đại học nhưng họ cũng không bận tâm quá nhiều, chỉ quan tâm Trang phù hợp với công việc hay không.

Gần hai năm nay, Trang ổn định và “sống khỏe” với công việc "ô sin", mới chỉ chuyển chỗ làm một lần. Thay vì phải ngửa tay xin bố mẹ như trước, giờ Trang còn có tiền gửi về cho bố mẹ trả nợ ngân hàng vay hồi đi học và dành dụm được một ít vốn.

Tốt nghiệp ngành Sư phạm bằng Giỏi một trường ĐH ở miền Trung, K.S, 24 tuổi, sau hai năm về quê xin việc không thành, cô trúng tuyển vào dạy một trường dân lập ở TPHCM. Khổ nỗi, vào mới biết ngôi trường này đang tồn tại “èo ọt”, ít học sinh, chi phí nhiều nên thua lỗ, lương giáo viên thấp mà… chẳng biết bao giờ mới được nhận.

Không xoay nổi với tiền nhà trọ, điện nước, các khoản chi phí ở thành phố, S. nảy sinh ý định đi giúp việc khi chủ nhà cô đang thuê phòng trọ cần gấp người giúp việc mà tìm không được. Khi cô giáo S. đưa ra đề nghị, cô chủ nhà còn nghĩ S. nói đùa cho đến khi S. chia sẻ thật về tình cảnh của mình thì cô giáo được nhận ngay.

“Làm "ô sin" có những cái lợi, ít nhất là giúp mình vượt qua khó khăn trước mắt mà chẳng việc nào ở thời điểm này đáp ứng được. Mình không mất tiền nhà, tiền ăn ở, chi tiêu cũng cực ít mà lương khá cao, có thể tích cóp được tiền”, S. phân tích.

Người giúp việc “đeo mác” quản lý

Chị Vũ Ngọc Anh, ngụ ở gần chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, TPHCM kể khi cô Thoa, 25 tuổi đến giúp việc nhà mình… chị cũng ngờ ngợ vì người giúp việc mà trẻ đẹp, nhanh nhẹn và đeo kính cận dày cộp. Không chỉ làm việc nhà, Thoa còn có thể trao đổi bằng Tiếng Anh với cậu con trai chị đang học trường quốc tế.

Sau này chị Anh mới “sốc” khi biết nhà mình tuyển trúng Thạc sĩ chuyên ngành kế toán về giúp việc, hơn cả trình độ của chủ nhà. Cô giúp việc cũng chia sẻ chân tình về cảnh chật vật tìm việc đúng chuyên ngành, sống thiếu trước hụt sau ở thành phố nên đi giúp việc nhà để vượt qua khó khăn trước mắt.

{ keywords}
Một số nữ cử nhân, thậm chí là thạc sĩ chọn đi giúp việc nhà để vượt qua khó khăn trước mắt (Ảnh: Hoài Nam)

“Bố mẹ ở quê vẫn nghĩ Thoa đang làm quản lý ở một công ty liên doanh. Mỗi lần ông bà lên chơi, tưởng con gái thuê trọ trong nhà tôi chứ không hề biết cháu đi giúp việc”, chị Anh nói.

Thùy Trang bộc bạch, ban đầu cô cũng dấu như bưng chuyện mình đi giúp việc nhà. Tuy nhiên, sau này thấy bạn bè mình ra trường thất nghiệp ra rả mà nhu cầu cần giúp việc nhà ở TPHCM rất đông, cô “giới thiệu” nghề cho một số người bạn.

Hiện nay ê kíp của Trang có đến 5 cô gái đều có bằng ĐH, trong đó có một người bằng Giỏi đang đi giúp việc nhà, lâu lâu cuối tuần họ lại gặp mặt cà phê. Trang nói: “Đừng tưởng giúp việc mà dễ, đòi hỏi phải chăm chỉ và có nhiều kỹ năng. Có người cũng thử nhưng không làm nổi”.

Nguyễn Thị Thanh, tốt nghiệp chuyên ngành xuất bản cũng có thâm niên đi giúp việc nhà hơn một năm nay cho hay, không ai biết về công việc của mình. Bạn bè, gia đình đều nghĩ cô đang làm biên tập ở nhà sách, công việc Thanh gắn bó một thời gian nhưng lương chỉ 2,5 triệu đồng không trụ nổi.

Lương giúp việc hiện tại của Thanh là 5,5 triệu, Tết vừa rồi cô còn được chủ nhà thưởng 2 tháng lương. Một năm cô tiết được một khoản tiền kha khá mà Thanh biết nếu đi làm đúng chuyên ngành thời điểm này chẳng thể có được.

Thanh bộc bạch mình không ngại ngần với công việc hiện tại nhưng không muốn bố mẹ ở quê phải phiền lòng. Trước đây bố mẹ muốn con gái phải đỗ ĐH bằng được và kỳ vọng rất nhiều, họ sẽ không chịu nổi nếu biết con gái cầm bằng ĐH “hoành tráng” mà đi lau dọn nhà cửa, nấu ăn, chùi nhà vệ sinh… để kiếm sống.

*Tên nhân vật trong bài đã thay đổi

(Theo Hoài Nam/ Dân Trí)

相关文章

最新评论