当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Nottingham Forest vs Wolves, 2h45 ngày 12/1 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Siêu máy tính dự đoán Stuttgart vs Heidenheim, 1h30 ngày 26/4
Đại hội XIII của Đảng đã xác định chuyển đổi xanh và chuyển đổi số (CĐS) là 2 chuyển đổi quan trọng nhất để Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao, hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc vào năm 2045. Nhưng muốn xanh thì phải số. Bởi vậy mà số hoá toàn diện sẽ là nền tảng của một nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và có sức chống chịu cao.
CĐS là phát triển nhanh vì kinh tế số tăng trưởng gấp 3-4 lần tăng trưởng GDP. CĐS là phát triển bền vững vì tiêu tốn ít tài nguyên, lại sinh ra tài nguyên mới là dữ liệu. CĐS làm tăng sức chống chịu của nền kinh tế vì môi trường số thì không khoảng cách, không tiếp xúc. CĐS là phát triển bao trùm vì bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, nếu có sóng di động và chiếc điện thoại thông minh là có thể tiếp cận được mọi dịch vụ số, không bị bỏ lại phía sau.
Số hoá toàn diện sẽ là nền tảng của một nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và có sức chống chịu cao. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh HùngCông nghệ số sẽ trở thành lực lượng sản xuất cơ bản, nhân tài số thành nguồn lực cơ bản và đổi mới sáng tạo số thành động lực cơ bản cho sự phát triển.
Chúng ta đã đi được 1/2 chặng đường của Nhiệm kỳ XIII. Nhận thức về CĐS đã đến được mọi cấp chính quyền và người dân. Thể chế số đã cơ bản được hoàn thiện, nhiều luật, nghị định, chiến lược quốc gia về CĐS đã được ban hành. Hạ tầng viễn thông và hạ tầng dữ liệu đã được coi là hạ tầng thiết yếu quốc gia và đang được đặc biệt chú trọng phát triển. Các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia được quan tâm đầu tư và phát huy hiệu quả. An toàn, an ninh mạng được coi là điều kiện cần để thực hiện CĐS. Đào tạo số bao gồm, đại học số, cao đẳng dạy nghề số, đào tạo kỹ năng số online cho người dân, là lời giải cho nhân lực số Việt Nam. 6 tháng còn lại của năm nay, 2 năm rưỡi còn lại của Nhiệm kỳ này là tập trung CĐS để tạo ra những giá trị thiết thực cho người dân, cho doanh nghiệp, cho hệ thống chính quyền các cấp.
Trước đây thì nguồn lực hạn chế các quyết định. Còn bây giờ thì quyết định tạo ra các nguồn lực. Bởi vậy mà nhận thức mới để dẫn đến các quyết định mới là yếu tố quan trọng số một.
CĐS của mỗi quốc gia thì đều phải đi con đường của mình, phù hợp với ngữ cảnh của mình. Báo cáo chuyên đề về CĐS quốc gia hôm nay gửi tới các đồng chí có thể coi là phác thảo bước đầu về con đường CĐS của Việt Nam.
CĐS là phổ cập. Muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải đi đều 2 chân: một là phổ cập nhanh cái cơ bản thông qua các nền tảng số dùng chung toàn quốc; hai là đi nhanh về cái mới thông qua một số đầu tàu. Từ cái mới đã được các đầu tàu triển khai thành công thì nhanh chóng biến thành cái cơ bản để phổ cập, đây là công việc quan trọng của quản lý Nhà nước.
CĐS là toàn dân và toàn diện, tức là phải phổ cập. Từ đầu tàu rồi phải đến phổ cập. Đầu tàu mà không dẫn đến phổ cập thì không tạo ra sự thay đổi, không tạo ra sự chuyển đổi, và sẽ không có CĐS. CĐS thì phải đặc biệt coi trọng sự phổ cập.
CĐS thì cần hạ tầng số. Hạ tầng số Việt Nam bao gồm hạ tầng viễn thông, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng công nghệ như dịch vụ và các nền tảng số có tính hạ tầng. Hạ tầng số Việt Nam thì phải dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn. Hạ tầng này phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hoá và đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Năm 2023 này là năm thương mại hoá 5G và điện toán đám mây. 5G và điện toán đám mây là hai thành tố quan trọng vào loại bậc nhất của hạ tầng số. Cả hai hạ tầng này sẽ được triển khai mạnh mẽ từ năm nay, để đến 2025, Việt Nam có hạ tầng 5G và điện toán đám mây hiện đại, thuộc nhóm 50 các nước dẫn đầu.
Người nào nắm nền tảng số người đó nắm dữ liệu và sẽ quyết định tất cả. Phát triển các nền tảng số Việt Nam là lời giải chính cho CĐS Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh HùngCĐS thì tạo ra kinh tế số (KTS) và KTS sẽ là động lực tăng trưởng chính. Nghị quyết TW 6 Khoá XIII nhấn mạnh, CĐS là một phương thức phát triển mới giúp đẩy nhanh, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước. CNH là CĐS lĩnh vực chế biến, chế tạo và sản xuất. HĐH là CĐS toàn diện, cả kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị và môi trường. Nhưng trọng tâm của CĐS vẫn là nhắm vào tăng trưởng kinh tế. Dự kiến hết năm nay, KTS của Việt Nam sẽ chiếm 17% GDP, và vẫn tiếp tục tăng trưởng trên 20% một năm. KTS của Việt Nam sẽ là trên 20% GDP vào năm 2024, tức là chúng ta sẽ về đích sớm 1 năm so với mục tiêu Đại hội XIII đặt ra.
Để thúc đẩy phát triển KTS mạnh mẽ hơn nữa, Bộ TT&TT sẽ làm việc với từng bộ, ngành để xác định và phát triển các nền tảng số ngành. Chúng giống như hạ tầng của các ngành trên không gian mạng.
CĐS phải dựa trên các nền tảng số. Trong không gian mạng thì người nào nắm nền tảng số người đó nắm dữ liệu, và vì nắm dữ liệu mà người đó sẽ quyết định tất cả. Bởi vậy, CĐS Việt Nam mà không dựa trên các nền tảng số Việt Nam thì người hưởng lợi chính từ CĐS Việt Nam lại không phải Việt Nam. Phát triển các nền tảng số Việt Nam là lời giải chính cho CĐS Việt Nam.
An toàn số mức cơ bản để bảo vệ cho mọi người dùng viễn thông, Internet phải là trách nhiệm của nhà mạng. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh HùngCĐS thì phải có đầu tư tập trung. Thời CNTT thì mỗi cấp, mỗi đơn vị một hệ thống CNTT riêng biệt, và vì vậy mà ngân sách CNTT chia hết cho từng bộ ngành, từng địa phương, không còn ngân sách cho các hệ thống dùng chung. Nhưng đặc trưng cơ bản nhất của thời CĐS là các nền tảng số dùng chung.
Một nền tảng, một phần cứng, một phần mềm dùng chung cho cả Trung ương, cho cả các bộ, ngành, các địa phương và cả 10.500 xã. Bởi vậy, ngân sách CNTT phải dành ra một phần để đầu tư các trung tâm dữ liệu quốc gia, các nền tảng số quốc gia dùng chung, sau đó còn lại mới chia ra cho các bộ, ngành và địa phương. Cách đây trên 20 năm là mô hình đầu tư CNTT tập trung, hơn 10 năm trở lại đây là phân tán, thì nay là kết hợp tập trung và phân tán. Bộ TT&TT sẽ đề xuất Chính phủ về cái gì tập trung, cái gì phân tán.
CĐS thì cần an toàn số. An toàn số mức cơ bản để bảo vệ cho mọi người dùng viễn thông, Internet phải là trách nhiệm của nhà mạng. Trước đây, chúng ta đi theo cách dùng phần mềm cài vào từng thiết bị của người dân, tiếp cận theo hướng đây là trách nhiệm của người dân. Nhưng không thành công. Thì nay, chúng ta thực hiện việc này tại thiết bị của nhà mạng và coi đây là trách nhiệm bảo vệ khách hàng của nhà mạng, và miễn phí. Việc bảo vệ có thể được thực hiện ngay với mọi thiết bị của khách hàng, ngoài ra, khách hàng có thể yêu cầu cấu hình thêm, thí dụ chỉ cho con cái chơi game vào những giờ, những ngày nhất định. Đây là bước tiến căn bản để tạo ra niềm tin số. Phải có niềm tin số thì mới có CĐS.
CĐS tạo ra cơ hội mỗi người có một trợ lý. Công nghệ số đã tạo ra quá nhiều thông tin, nhưng ít tạo ra tri thức và sự thấu hiểu. Đã đến lúc công nghệ số phải giúp con người tạo ra nhiều hơn tri thức và sự thấu hiểu từ quá nhiều thông tin, quá tải thông tin. Và AI, trợ lý ảo là lời giải cho câu chuyện này. Mỗi người một trợ lý ảo chính là cách tốt nhất để tăng năng suất lao động.
Phát triển trợ lý ảo cho công viên chức nhà nước. Một trong những ứng dụng hiệu quả nhất mà AI mạng lại, nhất là khi xuất hiện “generative AI” dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn, là trợ lý ảo. Trợ lý ảo là đặc biệt hữu dụng đối với các loại lao động dựa trên quy định, như công chức Nhà nước, vốn chỉ được phép làm những gì mà pháp luật quy định. Với cả một “rừng” các quy định thì trợ lý ảo sẽ giảm tải, giảm gánh nặng, giảm rủi ro pháp lý, tăng chất lượng, tăng năng suất lao động cho công viên chức Nhà nước.
Trợ lý ảo đã được phát triển từ rất lâu, nhưng chỉ khi xuất hiện mô hình ngôn ngữ lớn thì mới có sự phát triển mang tính đột phá. Trợ lý ảo cho hệ thống công viên chức Nhà nước là một bước tiến lớn của Chính phủ số. Việc xây dựng trợ lý ảo công viên chức Nhà nước sẽ đi cùng với phát triển mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt. Mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt cũng sẽ là nền tảng để các doanh nghiệp khác phát triển các loại trợ lý ảo tiếng Việt khác, thí dụ trợ lý ảo hỗ trợ pháp lý cho mọi người dân. Bộ TT&TT đang chủ trì hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam để phát triển các nền tảng trợ lý ảo này.
Từ nay đến cuối năm, để thúc đẩy CĐS quốc gia, Bộ TT&TT cũng đang tập trung hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành một số chiến lược quốc gia rất quan trọng: Chiến lược Công nghiệp công nghệ số, Chiến lược Công nghiệp bán dẫn, Chiến lược Dữ liệu.
Xin chúc tất cả các đồng chí sức khoẻ, niềm vui và thành công, hoàn thành các nhiệm vụ CĐS của năm 2023 và chuẩn bị tốt cho CĐS năm 2024 với nhiều đổi mới và bứt phá!
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
" alt="Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói kinh tế số sẽ là động lực tăng trưởng chính"/>Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói kinh tế số sẽ là động lực tăng trưởng chính
Hôm nay (6/6), Thế Giới Di Động tiếp tục cùng vivo ký kết hợp tác chiến lược nhằm ra mắt vivo Y36. Theo nội dung ký kết, vivo Y36 được mở bán dành riêng tại hai hệ thống Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trên toàn quốc. Người dùng sẽ được giảm ngay 500.000 đồng và trả góp 0% khi mua vivo Y36 từ ngày 9/6 – 18/6/2023. Như vậy sau khuyến mãi, người dùng chỉ cần bỏ ra 6.490.000đ để sở hữu một chiếc điện thoại với nhiều ưu điểm cả về thiết kế lẫn cấu hình.
Việc mở bán đặc biệt đang được xem là xu hướng mới trên thị trường hiện nay. Bởi theo các chuyên gia trong ngành, sản phẩm giá rẻ và tầm trung khi được hỗ trợ của một hệ thống bán lẻ lớn có quy mô sẽ giúp đẩy nhanh doanh số bán ra.
Theo ông Phùng Ngọc Tuyên, Giám đốc ngành hàng Viễn thông di động của Thế Giới Di Động cho biết, hiện sức mua của người dùng đối với dòng smartphone giá rẻ và tầm trung đang quay trở lại, khi các nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên mua sắm nhiều. Hiện số lượng và doanh số của các dòng smartphone thuộc phân khúc này đang tăng đều theo từng ngày. Ở phân khúc này, Thế Giới Di Động đang bán rất tốt khi doanh số lên tới hàng chục nghìn sản phẩm mỗi tháng.
Nhận định, soi kèo Nữ Hwacheon KSPO vs Nữ Sejong Sportstoto, 17h00 ngày 24/4: Lật ngược lịch sử
Stieg Larsson ra đi trước khi bộ ba 'Thiên niên kỷ' được xuất bản. Ảnh: Stieg Larsson Foundation
Năm 2004, một nhà xuất bản đã mua trọn bản quyền 3 tác phẩm Thiên niên kỷ. Các nhà sản xuất phim lập tức quan tâm và Larsson sắp được hưởng thành quả lao động thì sự cố đau lòng xảy ra.
Ngày 9/11/2004, Larsson đến tòa báo Expođể gấp rút hoàn thành số tạp chí mới. Thang máy bị hỏng nên ông quyết định đi bộ 7 tầng cầu thang. Ông đã gục xuống khi vừa bước chân tới văn phòng.
Larsson sáng lập Expo vào năm 1995 xoáy sâu vào khuynh hướng phản dân chủ, phân biệt chủng tộc ở Thụy Điển khiến một số kẻ cực đoan khó chịu. Cơ sở in ấn của báo bị phá hoại, thông tin cá nhân của Larsson lộ khắp nơi.
Bởi vậy, ông đã lắp một cánh cửa dày ở nhà, đi làm theo những tuyến đường khác nhau mỗi ngày. Không chỉ nhận các lời dọa giết, Larsson từng bị 1 nhóm người cầm gậy bóng chày chờ ngoài văn phòng.
Bạn gái Eva của ông tâm sự: "Rất nhiều người muốn loại bỏ Stieg. Tôi luôn nghĩ rằng một ngày nào đó, tôi sẽ nghe tin anh ấy bị giết”. Có lúc cặp đôi còn nhận được lá thư chứa đạn bên trong.
Bởi vậy, không khó hiểu khi nhiều người nghi ngờ rằng cái chết của Larsson không phải là sự cố bệnh tật.
Tuy nhiên, nguy cơ bị đau tim của Larsson cũng rất cao khi ông có thể hút 60 điếu thuốc mỗi ngày, cộng với vô số đồ ăn vặt, cà phê cùng khối lượng công việc khổng lồ.
![]() |
Dù nổi tiếng nhưng Larsson luôn gặp khó khăn về tài chính, thậm chí phải nhờ người yêu giúp đỡ. Ông từng nói với một người bạn: "Tôi chán ngấy việc đi khắp nơi xin tiền cho Expo. Tôi cần giải pháp dứt điểm".
Trong kỳ nghỉ với bạn gái, Larsson bắt đầu viết bộ ba Thiên niên kỷ. Hai nhân vật xuyên suốt truyện là tin tặc bất ổn Lisbeth Salander và phóng viên điều tra Mikael Blomkvist của tạp chí Millennium(Thiên niên kỷ). Họ cùng nhau phá các bí ẩn đầy tội lỗi.
Khi 15 tuổi, Larsson chứng kiến 1 cô gái bị tấn công nhưng ông đã không can thiệp. Loạt truyện Thiên niên kỷlà cách Larsson xin lỗi nạn nhân đó: “Tôi cần phải viết cuốn sách này, nó thực sự quan trọng với tôi... Tôi cảm thấy rất tệ về những gì mình đã chứng kiến”.
Eva không phủ nhận việc hợp tác với Larsson nhưng khẳng định người bạn đời quá cố đã tự viết các tiểu thuyết.
Tuy nhiên, một số người vẫn chất chứa nghi ngờ. Đồng nghiệp Anders Hellberg đánh giá Larsson không đủ tầm để viết loạt truyện bán chạy. Người bạn Kurdo Baksi cũng chung quan điểm. Baksi đã từ chối đọc bản thảo cuốn sách của Larsson: "Tôi nghĩ anh ấy đang nói đùa. Anh ấy giỏi viết chính trị, không phải thể loại ly kỳ”.
Eva và Larsson gặp nhau khi còn trẻ và ở bên nhau cho đến lúc ông qua đời. Năm 1983, họ bắt đầu nghĩ tới chuyện kết hôn nhưng quyết định hoãn lại để tránh công khai thông tin cá nhân. Không có giấy tờ nào liên kết cặp đôi về mặt pháp lý hoặc tài chính.
Bởi vậy, toàn bộ lợi nhuận từ bộ ba Thiên niên kỷđã thuộc về gia đình của Larsson.
Trong khi đó, Eva sở hữu chiếc laptop của bạn trai - được cho là chứa cuốn 1 tiểu thuyết đang viết dở dang.
Cha và em trai của Larsson thừa kế 1 nửa căn hộ của Larsson. Họ đề nghị trao toàn quyền sở hữu nhà cho Eva để đổi lấy chiếc laptop. Cô từ chối, gọi lời đề nghị đó là tống tiền. Sau đó, gia đình Larsson gợi ý khoản dàn xếp 2,6 triệu USD nhưng Eva không phản hồi.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Đời ly kỳ của tác giả ‘Cô gái có hình xăm rồng’"/>Không tin vào mắt khi nhận được kết quả
Ba chủ nhân của những điểm 10 này các là em Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Anh Linh Giang và Phan Thanh Huyền. Dù làm hết bài thi, nhưng cả ba đều không nghĩ đến chuyện bản thân có thể giành được điểm số tuyệt đối.
Thanh Huyền chia sẻ: “Hôm đi thi em rất tự tin vào kết quả của mình nhưng không nghĩ đến điểm 10 vì không dễ để đạt được. Chỉ đến khi nhìn thấy một điểm 10 trong bảng tra cứu, em như vỡ òa trong hạnh phúc”.
![]() |
Nguyễn Anh Linh Giang |
Huyền tiếp tục đón nhận tin vui khi cô bạn Linh Giang cũng báo đạt được điểm 10. Linh Giang không giấu nổi niềm vui: “Em cũng rất bất ngờ nhưng thấy xứng đáng với công sức mình bỏ ra trong cả một năm học. Ban đầu biết lớp có 2 điểm 10 thì đã vui rồi, khi biết có thêm Quỳnh Anh được nữa thì bọn em sung sướng, thức trắng để buôn chuyện cả buổi tối hôm đó luôn. Sau đó, cả 3 đã hẹn nhau để cùng đi ăn mừng”.
![]() |
Nguyễn Quỳnh Anh |
Do bị nghẽn mạng, Quỳnh Anh là người biết điểm 10 cuối cùng và lúc đó em nắm được thông tin cả tỉnh Thanh Hóa chỉ có 3 điểm 10 môn Toán. “Hôm tra cứu điểm em như không tin nổi vào mắt mình. Cả tỉnh chỉ có 3 điểm 10 môn Toán lại cùng đều rơi vào lớp em nên cả lớp vui quá. Thậm chí bọn em còn nghĩ đến cả chuyện có khi nào do hệ thống nhập sai, chứ câu chuyện hy hữu quá”.
![]() |
Phan Thanh Huyền |
Học chuyên Anh nhưng cả 3 cô nàng đều có niềm đam mê Toán học. Bí quyết học tốt môn Toán của cả ba đơn giản là ngoài học kỹ kiến thức trong sách giáo khoa, thường xuyên tìm kiếm các bài toán hay đề thi trên mạng hoặc trong sách tham khảo, nâng cao để giải.
Việc học lớp chuyên Anh không hề ảnh hưởng đến thời gian của 3 nữ sinh dành cho môn Toán. Thậm chí các em còn dành thời gian học Toán nhiều hơn Tiếng Anh, bởi việc có nền tảng tốt từ đầu giúp các em có lợi thế và không quá khó để lĩnh hội kiến thức môn chuyên.
Bí quyết không để “rơi” điểm
![]() |
Cô giáo Phùng Thị Vân (áo xanh) và cô giáo Quy chủ nhiệm lớp chuyên Anh. |
Cả 3 em đều cho rằng cách trình bày bài thi làm sao để ăn được tối đa điểm là hết sức quan trọng và đây là bí quyết chung mà các em học được từ cô Phùng Thị Vân, giáo viên dạy Toán cho các em trong suốt 3 năm THPT.
Quỳnh Anh chia sẻ: “2 tháng cuối cô bắt đầu cho chúng em làm đề và chấm chữa từng bài, chỉ cho từng học sinh những lỗi về trình bày, diễn đạt để khắc phục. Cô bao quát hết tất cả các dạng bài chứ không chỉ tập trung vào những dạng thường xuất hiện trong đề thi các năm”.
Theo Quỳnh Anh, điều này khiến cho khi gặp những câu hỏi lạ thì học sinh không bị tâm lý và có thể bước vào bài thi mà không bị “ngợp”.
Linh Giang nhận xét: “Từ dạy cho đến chữa bài và chấm bài cô Vân đều rất chỉn chu và tỉ mỉ. Cô chữa từng lỗi một cho chúng em, thậm chí chữ nào viết sai cô cũng gạch chân bằng bút đỏ. Ý đúng nhưng câu lập luận thiếu hoặc lủng củng, cô vẫn trừ điểm để học trò nhớ”
![]() |
Cô giáo Phùng Thị Vân (áo xanh) chụp kỷ yếu cùng tập thể lớp chuyên Anh Trường THPT Lam Sơn. |
Còn theo Thanh Huyền, cô Vân dạy cho em lối tư duy rằng những bài có thể làm được thì phải cố gắng lấy được hết điểm. Làm đến đâu chắc đến đó, sau mới tính đến chuyện xử lý các bài tập khó. “Việc cô tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ giúp chúng em học được tính cấn thẩn, trân trọng những điều mà mình làm được”, Huyền nói.
Về điều này, cô Phùng Thị Vân chia sẻ: “Thói quen trình bày cẩn thận, rõ ràng, câu từ chắc chắn sẽ giúp các em không phải mất thời gian tư duy trình bày bài. Có nghĩa là khi biết cách làm sẽ viết được ngay, dành thời gian để làm những bài tập khó”.
Việc chấm, chữa bài để rèn cho học sinh điều này khiến cô Vân mất nhiều thời gian hơn song cô Vân cho rằng đó là trách nhiệm của mình với học trò và với nghề giáo.
Ngoài việc giảng dạy kiến thức, cô Vân còn được đánh giá là người biết cách truyền nhiệt huyết, đặc biệt rất tâm lý. Cô vẫn thường kể chuyện, tâm sự với học sinh nhiều chuyện về cuộc sống. Do đó cô trò bớt khoảng cách, trở nên gần gũi hơn. Cô Vân chia sẻ: “Ngày thường, ngoài trao đổi trên lớp, cô trò vẫn thường chat, trao đổi tài liệu với nhau qua Facebook. Thậm chí tôi nhận được thông tin về điểm 10 thứ ba qua tin nhắn Facebook của Quỳnh Anh lúc 2h sáng. Hôm đó thì cô và trò cùng chat đến sáng vì vui quá không ngủ được”.
Cô Vân cho rằng, quan niệm khoảng cách giáo viên- học trò giờ đã là điều xưa cũ. Ngoài những giờ học trên lớp, thầy cô phải là những người bạn để có thể nắm bắt tâm tư của học sinh, khiến cho mối quan hệ thầy trò tốt đẹp hơn. “Chính vì vậy không chỉ tôi mà các giáo viên Trường THPT Chuyên Lam Sơn luôn cố gắng làm sao tạo cho học trò một cảm giác thân thiện, gần gũi”, cô Vân nói.
Với tổng điểm 3 bài thi chưa tính ưu tiên là 25.9 (Toán 10, Anh 7.9 và Vật lý 8), Quỳnh Anh dự kiến sẽ đăng ký nguyện vọng vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Còn Thanh Huyền với 27.2 điểm (Toán 10; Văn 8.5; Tiếng Anh 8.7) và Linh Giang với 27.13 điểm (Toán 10, Tiếng Anh 9,63; Văn 7,5) cho biết sẽ nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo khối D vào Trường ĐH Ngoại thương.
Cách dạy đặc biệt của cô giáo giúp một lớp có tới 3 điểm 10 Toán
Trưa 14/2, tỉnh Nam Định cũng đã "chốt" việc cho học sinh quay lại trường từ tuần tới.
Riêng Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc đã thông báo tiếp tục cho học sinh nghỉ học lần thứ 3 để phòng dịch Covid-19 cho đến hết ngày 22/2.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ngày 14/2, có công văn thống nhất việc học sinh, sinh viên trên địa bàn TP trở lại trường học tập sau thời gian tạm nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Theo đó, thống nhất toàn bộ học sinh, sinh viên trên địa bàn TP sẽ đi học trở lại vào ngày 17/2.
Chiều nay, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã có thông báo gửi các Sở, ban ngành quyết định cho học sinh, sinh viên đi học trở lại sau thời gian nghỉ để phòng, chống dịch virus corona từ ngày 17/2.
Ông Hà Thanh Quốc, GĐ Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, hầu hết các trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được phun thuốc sát trùng, khử khuẩn. Hiện Sở đang lên phương án tốt nhất để đảm bảo an toàn cho học sinh trong mùa dịch.
Đến thời điểm 20h ngày 14/2, theo thống kê của Bộ GD-ĐT hiện có những địa phương sau đây sẽ đi học từ 17/2:
1. Hà Tĩnh
2. Hà Nam
3. Sóc Trăng
4. Tây Ninh
5. Đăk Nông
6. Hậu Giang
7. Bình Phước
8. Sơn La
9. Lâm Đồng
10. Trà Vinh
11. Đà Nẵng (đã quyết định nghỉ học hết tháng 2 - cập nhật)
12. Cần Thơ
13. Yên Bái
14. Quảng Ngãi
15. Cà Mau
16. Đồng Nai (đã quyết định tiếp tục nghỉ đến 23/2 - cập nhật).
17. Lào Cai
18. Tuyên Quang (đã quyết định tiếp tục nghỉ học - cập nhật).
19. Vĩnh Long
20. Nam Định
21. Cao Bằng
22. Kiên Giang
23. Bạc Liêu
24. An Giang
25. Ninh Bình
26. Hòa Bình
27. Điện Biên
28. Đắk Lắk
29. Thừa Thiên - Huế
30. Quảng Nam
31. Gia Lai
32. Bình Dương
33. Bắc Giang
34. Lai Châu
35. Hải Dương (học sinh mầm non, tiểu học nghỉ đến 19/2).
36. Hải Phòng
Các tỉnh giờ chót thay đổi
Riêng tỉnh Hưng Yên đã quyết cho nghỉ đến hết 23/2 (trước đó Hưng Yên đã dự định cho học sinh đi học trở lại vào 17/2).
Cũng trong sáng nay, tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Covid-19 gây ra với các địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh “tinh thần là phải an toàn, an tâm mới đi học trở lại”.
Ông Đam yêu cầu trước hết, nhất thiết chính quyền, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các giải pháp để đảm bảo trường học, lớp học thật sự an toàn. Nhưng như vậy cũng chưa đủ mà còn phải hướng dẫn, tuyên truyền để phụ huynh, học sinh an tâm.
Theo ông Đam, chưa làm được cho phụ huynh và học sinh an tâm thì chưa cho học sinh đi học trở lại ngay. Còn khi các em đã đi học trở lại thì trường, lớp phải thực sự an toàn.
“An toàn cả dưới góc độ chuyên môn lẫn trong suy nghĩ của học sinh, phụ huynh. An toàn và an tâm. Không nên cho đi học trở lại mà học sinh vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học”, Phó Thủ tướng nói.
![]() |
Một khảo sát của VietNamNet tính đến hết ngày 13/2 cho thấy, nhiều phụ huynh vẫn chưa an tâm khi con đi học trở lại trong tuần tới. |
Trong thực tế, sau ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu trên, một số địa phương đã thay đổi quyết định.
Tỉnh Đồng Nai buổi chiều đã họp thống nhất cho học sinh nghỉ thêm, thay vì cho đi học như 2 ngày trước đó.
Tại Tuyên Quang, buổi trưa phụ huynh nhận được thông tin "tiếp tục đi học" thì đến 16h chiều lại có "lênh" thay đổi là sẽ nghỉ tiếp.
Tỉnh Hưng Yên cũng đã cho nghỉ hết tuần sau, dù trước đó dự định chỉ nghỉ hết tuần này.
Tương tự, tỉnh Thanh Hoá cũng đã cho học sinh "nối dài" kỳ nghỉ với 7 ngày tới đây.
Cho đến tối nay, Đà Nẵng cũng quyết cho học sinh nghỉ hết tháng 2, thay cho quyết định "đi học trở lại ngày 17/2" trước đó.
Cũng trong chiều tối nay, Bộ GD-ĐT đã phát công văn hoả tốc đề nghị lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố xem xét kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh đến hết tháng 2, nhằm phòng chống trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh do virus covid-19 gây ra. Có khả năng những quyết định của các tỉnh thành sẽ có thay đổi. VietNamNet tiếp tục cập nhật.
Clip: Hướng dẫn vệ sinh phòng dịch tại trường học. Nguồn: Cổng thông tin Bộ GD-ĐT
Tiếp tục cập nhật...
Thanh Hùng - T.Chí - Song Nguyên - Lê Bằng - Hoài Thanh
- Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đã phối hợp với các đơn vị liên quan đưa ra những khuyến cáo về chuyên môn phòng chống dịch Covid-19 đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên khi đến trường học.
" alt="Thêm nhiều địa phương cho học sinh đi học từ tuần tới"/>