Trận đấu tâm điểm của vòng 3 giải U19 nữ Quốc gia - Cúp Acecook 2024 là cuộc đọ sức giữa Hà Nội và TP.HCM. Rất cần điểm số để tiếp tục bám đuổi ngôi đầu,àNộithắngnghẹtthởTPHCMởgiảiUnữQuốbóng đá hom nay Hà Nội nỗ lực tấn công ngay từ những phút đầu tiên. Trong khi đó, TPHCM chơi chậm và chắc chắn, họ không vội vàng đáp trả đối thủ của mình.
Hiệp 1 diễn ra với thế trận cân bằng. Hà Nội chưa thể tạo ra sức ép đủ lớn để có thể ghi bàn thắng. Các đợt tấn công của đội bóng Thủ đô không đủ sắc sảo và TPHCM có thể hóa giải thành công. 45 phút đầu tiên trôi qua mà không có bàn thắng nào được ghi. Đây là kết quả hợp lý với diễn biến trên sân.
Bước sang hiệp 2, HLV Đặng Quốc Tuấn bắt đầu có điều chỉnh về nhân sự. Thực tế, Hà Nội vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xuyên phá khung thành của đối thủ. Hàng phòng ngự TPHCM được tổ chức tốt và kiên trì đeo bám đối thủ. Nhưng trước các pha tấn công ngày một nguy hiểm của Hà Nội, các hậu vệ TPHCM không thể đứng vững.
Phút 73, Đặng Thị Duyên xử lý bóng thông minh và dứt điểm chuẩn xác mở tỉ số trận đấu cho Hà Nội. Bất ngờ để thua. HLV Lưu Ngọc Mai yêu cầu học trò lập tức dâng cao tấn công nhằm tìm kiếm bàn gỡ. Tuy nhiên, khoảng thời gian 20 phút còn lại không đủ để TPHCM làm nên khác biệt. Họ chấp nhận kết quả thua tối thiểu 0-1 trước Hà Nội.
Ở trận đấu muộn cùng ngày, U19 nữ Phong Phú Hà Nam cũng đã có chiến thắng sát nút 1-0 trước U19 nữ Thái Nguyên T&T, sau 90 phút kịch tính, qua đó giành 3 điểm trọn vẹn.
Phần lớn quần áo có thể mặc lại nhiều lần, ngoại trừ đồ lót, vớ, đồ tập thể thao…
Theo đó, sau mỗi lần mặc, bạn nên treo quần áo lên mắc cho ngay ngắn, gọn gàng, tránh chất thành đống trên ghế, sàn nhà gây ám mùi.
Giặt quần áo quá nhiều có thể làm giảm độ co giãn và chất lượng của vải. Ngoài ra, việc dùng nhiều bột giặt cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng quần áo và cả máy giặt.
Hiện nay, nhiều loại máy giặt đời mới có chế độ tiết kiệm nước. Vì vậy, nếu lượng bột giặt dư thừa còn bám dính trên quần áo, nó sẽ khiến quần áo dễ bám bụi bẩn và mồ hôi hơn.
Chén đĩa dơ
Bạn không cần rửa qua chén đĩa dơ với nước sạch trước khi cho chúng vào máy rửa bát.
Máy rửa chén cùng các loại viên rửa chứa enzyme có khả năng bám lấy các phân tử thức ăn, đánh bật chúng ra khỏi chén đĩa và làm sạch với nước.
Bởi vậy, bạn không cần tốn thời gian và công sức để làm sạch đồ dùng trước. Bạn chỉ nên gạt bỏ thức ăn thừa vào thùng rác trước khi cho vào máy mà thôi.
Quạt trần và các thiết bị chiếu sáng
Nhiều người có thói quen làm sạch các thiết bị chiếu sáng mỗi lần một ngày.
Tuy nhiên, việc làm này là không cần thiết vì lượng bụi bám trên đèn một ngày khá ít, chưa đến mức gây ra các vấn đề sức khoẻ.
Đèn gắn trần và quạt trần nên được làm sạch một tháng một lần. Nếu nhận thấy bụi trong không gian gây ra bệnh hen suyễn hoặc các triệu chứng dị ứng cho bạn và gia đình, hãy làm sạch đồ đạc mỗi tuần một lần.
Chú ý: Hãy làm sạch đồ đạc ở trên cao trước, sau đó hút lại bụi rơi ở trên sàn.
Chăn và drap trải giường
Nhiều người giặt chăn và drap trải giường hàng tuần, còn một số khác chỉ giặt khi phát hiện thấy vết ổ, bẩn.
Thực tế, bạn chỉ cần giặt chăn và ga trải giường trước khi chuyển mùa.
Tần suất này có thể thay đổi tùy từng người. Nếu thường ăn uống trên giường hoặc có thú cưng hay ngủ cùng, bạn có thể giữ cho giường sạch sẽ hơn bằng cách sử dụng thêm một tấm vải trải giường - loại dễ cho vào máy giặt. Ngoài ra, hãy làm sạch ngay khi đánh đổ thức ăn, đồ uống trên giường.
Rèm
Rèm cửa ở phòng khách và phòng ngủ không cần phải làm sạch thường xuyên.
Một năm một lần, bạn hãy mang rèm cửa đi làm sạch để loại bỏ bụi bám ở kẽ hở và nếp nhăn của vải.
Bạn cũng có thể cho rèm vào máy sấy để làm sạch bụi và làm phẳng vài nếp nhăn. Lưu ý, không sử dụng nhiệt độ quá cao khi giặt hoặc sấy rèm cửa bởi nó có thể khiến một số loại vải hoặc lớp lót co lại.
Rèm cửa trong nhà bếp và phòng tắm nên được giặt thường xuyên hơn vì chúng hay bị bám dầu mỡ và dính nước.
Thảm và nội thất bọc nệm
Sử dụng nhiều hoá chất dễ khiến thảm thu hút bụi bẩn. Còn giặt ướt quá mức làm cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, sinh sôi ở mặt sau của thảm và ở sâu bên trong nệm của đồ nội thất.
Lý tưởng nhất, thảm và đồ nội thất bọc nệm nên được làm sạch sâu một năm một lần bằng phương pháp hơi nước và các sản phẩm làm sạch thích hợp.
Còn hàng tuần, bạn có thể chỉ hút bụi cho những món đồ này.
Điều này giúp bụi không bám trong các sợi của thảm và đồ đạc.
Tấm phủ đồ nội thất
Tấm vải phủ nội thất thường được dùng để chống bụi và mang đến diện mạo mới cho đồ đạc.
Tuy nhiên, nếu được giặt quá thường xuyên, những tấm vải sẽ dễ bị co ngót, không còn hình dáng như ban đầu.
Vì vậy, bạn không cần phải giặt chúng hàng tuần, trừ khi có những vết ố bẩn do thức ăn hoặc thú cưng.
Cuối mỗi mùa, hãy mang những tấm phủ này đi giặt sạch toàn bộ.
Gối trang trí
Gối trang trí không cần giặt thường xuyên như drap trải giường và gối ngủ.
Bạn chỉ nên giặt chúng khoảng 3-6 tháng một lần. Nếu giặt quá thường xuyên, cao su non của gối sẽ dễ hỏng, còn một số chất liệu khác có thể vón cục và co lại. Bạn cũng có thể sử dụng vỏ bảo vệ ruột gối để chống bụi và các chất gây dị ứng.
Một số loại gối không thích hợp tự giặt ở nhà và chỉ cần giặt khô. Tuy nhiên, hầu hết loại gối (gối lông, chứa polyester hoặc cao su) đều có thể giặt ở nhà.
Lò nướng
Bạn có thể loại bỏ lò nướng khỏi danh sách cần làm sạch hàng tuần.
Lạm dụng chế độ tự làm sạch của lò nướng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị và cả sức khỏe của bạn.
Khi bật chế độ tự làm sạch, lò sẽ tỏa ra một vài loại khói, trong đó có một lượng nhỏ CO2. Ngoài ra, nó cũng gây tổn hại đến một vài bộ phận thiết yếu của lò.
Để giảm tần suất làm sạch lò nướng, hãy lau dọn ngay khi thức ăn bị tràn ra lò.
Tủ đựng đồ khô
Tủ lạnh cần làm sạch thường xuyên vì nó chứa đồ tươi sống lẫn thức ăn đã nấu chín. Trong khi đó, tủ đựng đồ khô lại không cần thiết phải làm sạch nhiều.
Hàng ngày, bạn có thể phủi bụi ở kệ đồ này, lau sạch những vết bẩn do gia vị đổ ra. Một đến hai lần một năm, hãy dọn dẹp toàn bộ đồ ăn và làm sạch toàn diện.
Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra xem tủ có bị xâm chiếm bởi côn trùng không và đọc kỹ hạn sử dụng của thức ăn trước khi xếp chúng trở lại kệ.
Theo Zing
" alt="10 loại đồ dùng không cần thiết phải làm sạch quá nhiều"/>