您现在的位置是:Nhận định >>正文
Nhận định, soi kèo Havadar vs Mes Rafsanjan, 20h30 ngày 16/4: Nhe nhóm hy vọng
Nhận định26人已围观
简介 Pha lê - 16/04/2025 09:15 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Chengdu Rongcheng vs Yunnan Yukun, 18h35 ngày 16/4: Bắt nạt tân binh
Nhận địnhPha lê - 16/04/2025 08:34 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng
Nhận địnhCác đại biểu cắt băng khánh thành. Năm 1949, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ác liệt. Để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bộ Việt Minh và Đoàn Báo chí Kháng chiến đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền báo chí, cụ thể là xúc tiến thành lập Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Trường ra đời là dấu mốc đặc biệt gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tên trường do Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn đặt. Người đặc biệt quan tâm và hai lần viết thư động viên tinh thần dạy và học của thầy và trò. Người căn dặn: “Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô, thi đua nhau học và hành cho xứng đáng là những người tiên phong trên mặt trận báo chí. Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: Tất cả để chiến thắng!” .
Nhà báo Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại chương trình. Ông Đỗ Đức Dục, Phó Bí thư Tổng bộ Việt Minh làm Giám đốc, ông Xuân Thủy làm Phó Giám đốc Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Trong vòng 3 tháng (từ ngày 4/4 - 6/7/1949), trường đã tổ chức thành công khóa đào tạo ngắn hạn đặc biệt. Do hoàn cảnh kháng chiến, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng chỉ tổ chức được duy nhất khóa học này.
Khóa học có sự tham gia của hơn 40 học viên là cán bộ chính trị, quân sự, báo chí trên cả nước, cùng đội ngũ giảng viên hơn 30 người. Đây đều là những người giàu kinh nghiệm chính trị, lý luận và thực tiễn, cũng như những nhà hoạt động văn hóa văn nghệ, trí thức cách mạng nổi tiếng.
Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp đã trở thành những cây bút trụ cột trong các cơ quan báo chí hoặc lĩnh vực văn hóa văn nghệ của đất nước.
“Từ dấu son đầu tiên của sự nghiệp đào tạo báo chí tại Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đến nay chúng ta đã có hơn chục cơ sở đào tạo cán bộ báo chí cho cả 4 loại hình: Báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử với trình độ từ cử nhân đến tiến sĩ.
Năm 1949, chúng ta có khoảng 10 tờ báo với khoảng 300 người làm báo thì tính đến hết năm 2023, cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí, 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình và trên 40 nghìn người làm báo”, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho biết.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tặng hoa chúc mừng Hội Nhà báo Việt Nam. Năm 2019, trên cơ sở những hồ sơ, tài liệu, hiện vật do Bảo tàng Báo chí Việt Nam sưu tầm, với quyết tâm rất cao của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền, nhân dân tỉnh Thái Nguyên và ngành văn hóa, “địa chỉ đỏ” Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã được khoanh vùng bảo vệ và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng Di tích quốc gia, đúng dịp kỷ niệm 70 năm thành lập trường.
Với mong muốn tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị, tầm vóc lịch sử của di tích, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã được giao làm chủ đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo từ nguồn vốn xã hội hóa.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh nhấn mạnh, sau 6 tháng 22 ngày bất kể thời tiết nắng mưa, công việc tu bổ, tôn tạo đã hoàn tất.
“Để công trình đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tốt nhất, tôi đề nghị Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Đại Từ, Ban Quản lý Di tích và các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện kế hoạch, đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, gắn kết với các địa danh lịch sử, văn hóa chiến khu Việt Bắc năm xưa; hình thành tuyến du lịch về nguồn ý nghĩa, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, đồng thời trải nghiệm văn hóa địa phương và khám phá vẻ đẹp của “Thủ đô gió ngàn” thập kỷ 50 của thế kỷ trước ở thời hiện đại”, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại buổi lễ. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên sau khi nhận bàn giao di tích sẽ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Hội Nhà báo Việt Nam triển khai những hoạt động hữu ích; khai thác, sử dụng hiệu quả công năng của những hạng mục đã được tu bổ, tôn tạo để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị bền vững của một di tích quốc gia có tầm vóc và ý nghĩa thiêng liêng. Đây sẽ là nơi kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai của nền báo chí cách mạng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan, du lịch “về nguồn” của nhân dân.
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Tổng Biên tập báo Nhân Dân-Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh và các đại biểu tham quan công trình sau khánh thành Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng trao Bằng khen tặng 2 tập thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Các đại biểu tham quan công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ Nằm bên bờ hồ Núi Cốc, Di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng sẽ là một điểm thu hút khách du lịch đến Thái Nguyên.
Với nỗ lực không chỉ tái hiện lịch sử mà còn đảm bảo tính mỹ thuật cao cũng như bổ sung các công năng cần thiết, ngoài Bia Di tích đã được dựng từ 2019, quá trình tu bổ, tôn tạo hiện có các cấu phần như sau:
Nhà trưng bày - Bảo tàng thu nhỏ về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, dưới hình thức căn nhà cấp 4 rộng 80m2 xây trên đồi cao, phỏng dựng theo tài liệu ghi chép và một số hình ảnh tư liệu để lại, xưa là nhà tre nứa, nay là nhà khung gỗ, mái lá nhân tạo chống cháy.
Nhà sàn - Bảo tàng thu nhỏ trưng bày về Báo chí Chiến khu Việt Bắc 1946-1954, rộng 80m2, phỏng dựng từ ngôi nhà sàn của Tổng bộ Việt Minh, nơi chỉ đạo trực tiếp các hoạt động báo chí kháng chiến và cũng là nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam năm 1950.
">...
阅读更多Volvo đồng hành cùng DNSE Aquaman Vietnam 2024
Nhận địnhDNSE Aquaman Vietnam mùa thứ ba chính thức khởi tranh vào lúc 6h ngày 1/12 tại bãi biển Hampton Plaza Hồ Tràm với sự góp mặt của 1.500 VĐV. Ngoài là nhà tài trợ đồng hành của giải chạy, Volvo còn tạo điều kiện để các khách tham dự trải nghiệm hai dòng xe S90 Plug-in Hybrid Ultra và XC90 Plug-in Hybrid Ultra. Trong đó, S90 Plug-in Hybrid Ultra được đánh giá là chiếc sedan cỡ trung phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng. Xe cung cấp một hàng ghế sau cho ông chủ với tiện nghi phong phú, động cơ mạnh mẽ đủ để thấy thích thú khi cầm lái. Đây cũng là yếu tố nhiều người trẻ giàu ở Việt Nam, yêu thích công nghệ, muốn tìm một chiếc xe trẻ trung, năng động nhưng vẫn đủ sang trọng, thoải mái và tiện nghi.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Daugavpils vs Super Nova Riga, 23h00 ngày 15/4: Không thỏa hiệp
- Bi kịch của thủ khoa đại học đi nhặt rác
- Hyundai Lê Văn Lương ‘bắt tay’ G7 Taxi giảm giá xe thương quyền
- Tesla không có kế hoạch đưa Cybertruck đến Trung Quốc
- Nhận định, soi kèo Jagiellonia Bialystok vs Real Betis, 23h45 ngày 17/4: Thận trọng
- HLV tuyển futsal Việt Nam trải lòng sau trận thắng Australia
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Inter Milan vs Bayern Munich, 02h00 ngày 17/4
-
“Trong hoàn cảnh hiện nay, Mỹ đã triển khai lực lượng để tiến hành các hoạt động chống khủng bố, cũng như cố vấn, hỗ trợ, và đồng hành cùng lực lượng an ninh của các đối tác nước ngoài trong hoạt động chống khủng bố", bức thư của ông Biden viết.
Quân đội Mỹ. Ảnh: Modern War Institute Ngoài ra, bức thư còn nhắc tới việc khoảng 80.000 quân nhân Mỹ đang đồn trú tại các nước NATO ở châu Âu. “Khoảng 80.000 binh sĩ Mỹ được phân công hoặc triển khai tới các quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu bao gồm những quân nhân giúp trấn an các đồng minh, và ngăn chặn nguy cơ Nga tấn công", ông Biden cho hay.
Vào đầu năm 2022, Tổng thống Biden đã cân nhắc, và chính thức phê duyệt việc triển khai thêm binh sĩ Mỹ ở Đông Âu nhằm đề phòng quân đội Nga.
CNN cũng từng đưa tin Mỹ có khoảng 60.000 quân nhân ở châu Âu trước khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022. Và sau đó, Mỹ đặt mục tiêu tăng số quân này lên khoảng 100.000 người.
Theo RBC-Ukraine, vào đầu mùa thu năm nay, Mỹ được cho đang tăng cường sự hiện diện của lực lượng hải quân gần Alaska để ứng phó với hoạt động của Nga.
Video Ukraine có vũ khí mới ‘đáng gờm’ hơn tên lửa Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga
Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố lô đầu tiên của máy bay không người lái (UAV) lai tên lửa Peklo (Địa ngục) đã được chuyển giao cho quân đội Ukraine." alt="Ông Biden hé lộ 80.000 lính Mỹ hoạt động ở châu Âu để ‘ngăn Nga tấn công’">Ông Biden hé lộ 80.000 lính Mỹ hoạt động ở châu Âu để ‘ngăn Nga tấn công’
-
Chương trình đơn ca của một ca sĩ nổi tiếng, thời nay gọi là “lai sâu”. Ca sĩ vừa hát xong, đang cúi chào khán giả thì một nhạc sĩ hối hả chạy lên sân khấu, tặng ca sĩ mấy bông hoa. Ông chính là người sáng tác ca khúc mà ca sĩ vừa hát. Ông tranh thủ nói rất tròn vành rõ chữ vào micro: "Xin cảm ơn ca sĩ đã hát rất hay bài hát này của tôi, cũng chính bài hát này tối nay sẽ được phát trong chương trình Bài ca năm tháng của VTV3 lúc hai mươi giờ năm phút qua giọng hát của ca sĩ XYZ”. Khán giả xôn xao cười. Người hiểu biết thì tỏ vẻ thể tất: Ông ấy tranh thủ quảng cáo cho mình đấy thôi. Người chưa quen với kiểu ngang nhiên như vậy thì ngớ ra: Sao có thể tận dụng diễn đàn của người khác nhanh gọn như thế, sao có thể mượn cớ tặng hoa để tự nói về mình sống sượng như thế, sao có thể thiếu một sự ngượng ngùng cần thiết đến thế.
Một vài văn nghệ sĩ khi được tung hô thì dễ trở nên khó kiềm chế bản thân. Illustration: Mai Minh Hồng Người háo danh thường khó kiềm chế được bản thân, nói cách khác họ thiếu một cái phanh hãm và bản năng tự quảng cáo thường vì thế mà lao dốc không phanh. Chẳng phanh chẳng thắng, cứ hồn nhiên mà lao dốc. Tự nói về mình, chẳng ngần ngại chẳng ngượng ngùng. Khi không thẳng tuột tự tụng ca thì lại vòng vo, vòng vo theo kiểu quá lộ liễu.
Năm con gà, họa sĩ vừa có bức tranh gà được in trên báo, bèn tự mình đưa bức tranh lên mạng cho mọi người biết. Lẽ ra họa sĩ chỉ cần viết một câu giới thiệu đàng hoàng và tự nhiên: Đây là bức tranh gà của tôi vừa được in trên báo, xin mời xem. Thế mà không, họa sĩ lại viết một câu bên dưới bức tranh đem ra để phô: Gà vừa vẽ xong, chưa kịp vặt lông tống vào nồi thì nó đã nhảy tót lên đây la làng. Chẹp, mất bữa nhậu ngon.
Rồi khoe tiếp một bức tranh khác, cũng vừa mới được in báo. Tranh vẽ trong một khu bảo tồn vượn bạc má. Con vượn già tóc râu trắng xóa ngồi yên, con vượn trẻ nói: Làm quen cuộc sống mới đi, ngồi đó chờ… bảo tồn à.
Họa sĩ khoe tranh bằng cách viết vào bên dưới một câu: Thấy mình lỗi thời giống em vượn già.
Tưởng khéo mà không khéo. Tưởng như nói năng gián tiếp, tế nhị, nhưng hóa ra lại là kiểu quảng cáo, nấp dưới dạng pha trò hơi quê. Ai chẳng biết mục đích chính của vị là khoe khoang, đưa đẩy dền dứ như vậy chỉ càng nghĩa lộ. Đúng ra chỉ cần chìa bức tranh ra mà nói: Tranh mới của tôi đây, mọi người xem nhé. Trực tiếp, thẳng thắn, thành thật. Dễ tiếp nhận hơn nhiều.
Một nhà thơ muốn quảng cáo để bán tập thơ của mình, cũng đưa bìa thơ lên mạng, rồi mượn giọng để giới thiệu: "Đã lâu không in tập thơ nào / Nay thử in một tập xem sao / Dạo quanh phố sách thì luôn thấy / Bỗng nghe giá bán thấy không cao".
Cũng là tự quảng cáo đấy, nhưng giọng mượn thơ như đùa biết đâu lại mua vui và khiến người ta thể tất cho cái sự tự mình đi rao bán thơ mình.
Một anh phóng viên, bút danh TP, viết phóng sự mà không bỏ qua một cơ hội nào để được ghép tên mình vào trong bài báo: Tôi vừa đến cổng xí nghiệp thì gặp ông trưởng phòng đi ra, thấy tôi, ông reo lên: A, anh TP, giám đốc vừa hỏi tôi có cách nào để liên lạc với anh TP, anh mời anh TP sớm đến gặp giám đốc, chúng tôi sẽ có đầy đủ tài liệu cung cấp cho anh TP…
Người viết nên đứng sau những dòng chữ. Minh họa: HBR Người viết phải luôn là người đứng đằng sau những dòng chữ, làm công việc quan sát, phản ánh, phân tích, tổng hợp. Tóm lại là đứng đằng sau sự kiện và con người được phản ánh. Đằng này không ngần ngại lôi tuột tên mình ra để thỏa mãn sự háo danh, bằng cách ấy gây phản cảm cho người đọc.
Chuyện khác, một nhà văn, trong một bài tản văn không ngần ngại kể chuyện có người bạn vừa sinh con trai, người bạn ấy bèn lấy tên nhà văn để đặt cho con, không quên dẫn lại câu nói của người bạn: “Em đặt tên con như thế để mong nó sau này cũng thông minh như anh”.
Chuyện ấy có thể là thật. Nhưng nhà văn tự đem kể lại theo kiểu phô như vậy thì chỉ có thể khiến cho độc giả nhíu mày hoặc cười nhếch mép. Nhà văn cứ việc cam đoan là mình không bịa, nhưng vì cái sự như thế này độc giả sẽ không bao giờ coi ông là một nhà văn tinh tế.
Háo danh cũng là một bản tính của con người, tùy điều kiện và môi trường mà nó phát lộ hay không, phát lộ nhiều hay ít. Tùy theo mức văn hóa, phẩm cách và khả năng biết ngượng ngùng đến mức nào mà người ta biết cách tự giới thiệu một cách văn minh hay quê kệch. Tự quảng cáo cũng là một nhu cầu có thể hiểu được của con người, nhưng đã chủ ý quảng cáo thì phải học kỹ năng, không thì sẽ gây phản cảm vì sự thô vụng.
Theo Zing.vn
Không chỉ Hồng Đào, nhiều nữ nghệ sĩ hài Việt cũng lận đận tình duyên
Đem lại tiếng cười cho khán giả, thế nhưng đằng sau sân khấu, nhiều nghệ sĩ nữ như Hồng Đào, Minh Vượng, Thúy Nga, Tú 'cháo lòng'... lại có chuyện tình cảm buồn, trắc trở.
" alt="Nhiều văn nghệ sĩ háo danh, hợm hĩnh đến không biết ngượng">Nhiều văn nghệ sĩ háo danh, hợm hĩnh đến không biết ngượng
-
Tối 13/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức lễ trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2018-2020. Đến dự buổi lễ có Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam... cũng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương.
Các đại biểu tham quan trưng bày các tác phẩm. Phát biểu tại buổi lễ Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bản hùng ca bất diệt, là biểu tượng sáng ngời, đẹp đẽ, ý chí khát vọng đấu tranh của dân tộc Việt Nam để làm cho nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Hồ Chí Minh - tên người là cả một niềm thơ. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận của văn nghệ sĩ và các tầng lớp nhân dân, góp sức tạo nên tinh thần vô giá cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp nối con đường cách mạng mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn. Là niềm tin, là ánh sáng soi đường cho Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đại diện 2 tác giả đạt giải Đặc biệt. Tiếp nối mạch nguồn cảm xúc về Bác như một truyền thống tốt đẹp từ năm 2007 đến nay cứ 2 năm một lần chúng ta họp mặt để tôn vinh các nhà văn, nghệ sĩ, nhà báo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và nước ngoài bằng niềm kính yêu và biết ơn vô hạn công lao trời biển của Bác. Bằng cảm xúc trân thành từ trái tim và tâm hồn nghệ sĩ đã có những tác phẩm sáng tác và quảng bá về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Các tác giả đạt giải A. Ông Võ Văn Thưởng cho hay, giải thưởng sáng tác và quảng bá các tác phẩm VHNT, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đã bước sang năm thứ 13 và ngày càng có sức lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt. BTC giải thưởng vui mừng nhận được hàng trăm ngàn bài báo, hàng chục ngàn chương trình, chuyên mục, phát thanh, truyền hình; hàng chục ngàn cuốn sách, hàng trăm phim truyện và phim tài liệu được sáng tác và quảng bá rộng rãi bằng tất cả tài năng, được tất cả công chúng đón nhận và hoan nghênh.
Các tác giả đạt giải B. Cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là đề tài phong phú, hấp dẫn, có sức truyền cảm hứng sáng tạo vì người là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa, người bạn lớn của nhân dân thế giới, đã đấu tranh không mệt mỏi cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Từ thực tiễn học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua phát hiện và giới thiệu của các cơ quan tuyên truyền, báo chí, văn hóa, văn nghệ đã xuất hiện và lan tỏa nhiều tấm gương người tốt, việc tốt; những việc làm bình dị mà cao quý, việc nhỏ mà nghĩa lớn thể hiện cụ thể và sinh động việc làm theo gương sáng của người, góp phần quan trọng công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương trân trọng sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của các văn nghệ sĩ, nhà báo và nhiều người Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài và cả bạn bè quốc tế với tình cảm yêu quý, cảm phục Hồ Chí Minh đã gửi nhiều tác phẩm dự giải thưởng. Qua đó, quảng bá rộng rãi trên thế giới sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chí Minh, quảng bá đất nước, văn hóa dân tộc Việt Nam – nơi đã sinh ra người con ưu tú, làm rạng rỡ cho dân tộc ta.
"Với kết quả của 6 đợt trao giải thưởng, chúng ta phải khẳng định rằng, giải thưởng đã thực sự trở thành hoạt động văn hóa sâu rộng, bền bỉ; đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của các văn nghệ sĩ, nhà báo và các tầng lớp nhân dân ta ở trong nước và ngoài nước. Thông qua các tác phẩm tham dự giải thưởng đều có chung một ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ của cái đẹp, của tấm lòng nhân văn, của đạo đức cách mạng trong sáng, của trí tuệ và ý chí con người Việt Nam thể hiện qua hình tượng Hồ Chí Minh...", ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.
Cũng nhân dịp này Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương cũng đã phát động sáng tác và quảng bá các tác phẩm VHNT, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" lần thứ 7.
Tại buổi lễ, trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Chung khảo, BTC đã quyết định khen thưởng 42 tập thể và 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động quảng bá, tặng thưởng cho 228 tác phẩm. Trong đó có: 2 giải đặc biệt, 11 giải A, 42 giải B, 74 giải C, 99 giải khuyến khích.
Trong đó, 2 tác phẩm được trao giải đặc biệt gồm tập thơ Hồ Chí Minh – Tên Người là cả một niềm thơ và Thủ đô Hà Nội nhớ Bác Hồ của cố nhà thơ Cuba Felix Pita Rodriguez; NXB Chính trị Quốc gia Sự thật có thành tích xuất sắc quảng bá sách về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tình Lê
Ảnh: Quang Vinh
Nhà báo Trần Mai Hạnh: Sức hút lớn nhất của 'Biên bản chiến tranh' là sự thật
Với tư cách là người viết, nhà báo Trần Mai Hạnh cho rằng, sức hút lớn nhất của Biên bản chiến tranh 1-2-3-4-75 là sự thật.
" alt="Vinh danh các tác phẩm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh">Vinh danh các tác phẩm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
-
Nhận định, soi kèo Al Jandal vs Al Faisaly, 23h25 ngày 15/4: Khác biệt động lực
-
Đang học sĩ quan dự bị được một tuần, Nguyễn Vĩnh Phúc (21 tuổi, Quận 10, TP.HCM) bị lây nhiễm Covid-19 từ các học viên khác. Lần ấy, cả đại đội của Phúc đều được đưa vào Bệnh viện dã chiến phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do nCov (huyện Củ Chi, TP.HCM) cách ly, điều trị.
Khi các đồng đội của Phúc đã được xuất viện, anh vẫn bị những cơn ho khan, nặng ngực hành hạ. Phúc buộc phải lưu lại bệnh viện để tiếp tục điều trị.
Những ngày nằm trên giường bệnh, thở oxy, Phúc cảm nhận rõ sự vất vả, lo toan của các y bác sĩ trong việc giành giật lại sự sống cho mình. Cũng trong thời gian này, Phúc thấy một người bạn của mình tất tả chăm sóc các bệnh nhân yếu hơn.
Vừa vượt qua Covid-19, Nguyễn Vĩnh Phúc tình nguyện hỗ trợ y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện dã chiến. Những hình ảnh ấy khiến Phúc cảm động. Anh quyết định sau khi bệnh tình thuyên giảm sẽ xin được hỗ trợ lực lượng y tế trong việc chăm sóc bệnh nhân. Nam sĩ quan chia sẻ: “Tôi thương bệnh nhân đặc biệt là những cô chú lớn tuổi”.
“Vào viện điều trị, nhiều cô chú không có người thân, gia đình bên cạnh. Vốn đã hiu quạnh nay họ càng cô đơn hơn. Các y bác sĩ, điều dưỡng dù nỗ lực hết mình nhưng cũng không thể nào sâu sát được hết vì bệnh nhân quá đông. Thấy vậy, tôi xin chăm sóc các cô chú như chăm người nhà của mình”, anh nói thêm.
Khu cách ly nơi Vĩnh Phúc điều trị bệnh. Khi bệnh tình thuyên giảm, có thể cai máy thở, Phúc được người bạn của mình hướng dẫn một số việc giản đơn để chăm sóc bệnh nhân. Sau đó, anh tiếp tục được lực lượng y tế tại đây tập huấn, hướng dẫn thêm một số kỹ năng chăm sóc bệnh như: lắp máy HF, siêu âm, đo chỉ số SP02, đo huyết áp…
Mỗi ngày, Phúc đo sinh hiệu, huyết áp, quay clip bệnh nhân thở... rồi gửi cho bác sĩ. Thông qua các clip này, lực lượng y tế có thể kiểm tra xem nhịp thở của bệnh nhân có gì bất ổn hay không để đưa ra những chỉ định kịp thời.
Công việc của nam sĩ quan trẻ đã giảm tải, hỗ trợ không ít cho các y bác sĩ trong những thời điểm bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh mới.
Hằng ngày, Phúc đo sinh hiệu, huyết áp… cho các bệnh nhân. Ngồi phơi nắng cùng đứa con mới 7 tháng tuổi, chị Đặng Mộng Thúy (29 tuổi, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) luôn miệng khen “các bác sĩ và chú bộ đội tại bệnh viện rất tốt và nhiệt tình”. Một mình xa quê, nhập viện chăm sóc đứa con út nhiễm bệnh suốt gần 1 tháng qua, chị Thúy trải qua mọi sự vất vả, cực nhọc.
May mắn thay, ngoài các bệnh nhân cùng phòng, chị Thúy còn nhận được sự hỗ trợ từ những người như Phúc. Chị nói: “Một mình tôi chăm con 7 tháng tuổi nên rất cực. Đã thế, tôi xa quê, xa đứa con mới 2 tuổi suốt 2 tháng qua nên nhớ nhà, nhớ con lắm”.
Chị Thúy và đứa con 7 tháng tuổi của mình tại bệnh viện. “Nhớ con, đêm nào tôi cũng khóc. May mắn là ở đây, ai cũng thương mẹ con tôi. Khi bé còn chưa đỡ, những tình nguyện viên và cả F0 như Phúc đều cố gắng hỗ trợ mẹ con tôi. Khi bé khóc, các anh cũng thay nhau ẵm bồng, dỗ cho nín. Thậm chí, lúc tôi bận, các anh còn chơi cùng mấy bé nữa”, chị nói thêm.
“Phao cứu sinh” gần nhất của bệnh nhân
Công việc của Vĩnh Phúc kéo dài từ sáng sớm đến đêm khuya. Không lúc nào anh cho phép mình ngơi nghỉ. Sáng, sau khi bệnh nhân ăn uống, anh đến đo huyết áp, kiểm tra nhịp thở…
Trưa, Phúc tiếp tục rảo qua những giường bệnh có bệnh nhân phải thở máy để đo sinh hiệu, quay clip bệnh nhân thở và hỏi xem người bệnh có cần hỗ trợ gì hay không.
Khi mọi chỉ số của các bệnh nhân đều ổn định, anh đến bên cạnh những người không có người thân để hỏi thăm, trò chuyện… Những cuộc trò chuyện có nam sĩ quan trẻ tham gia đều rất thân tình, vui vẻ. Các bệnh nhân có tuổi tại khu cách ly đều rất yêu quý và xem Phúc như một người con, cháu trong nhà.
Trong lúc đo sinh hiệu, huyết áp, chỉ số SP02, Phúc luôn tranh thủ thăm hỏi, động viên người bệnh. Tối đến, Phúc đi từng phòng bệnh để thăm bệnh nhân, xem nước tại các giường bệnh đang phải thở HFNC (thở oxy lưu lượng cao) có thiếu, hụt hay không, bình oxy đã cạn chưa… Mỗi khi có bệnh nhân buồn, nhớ nhà, anh ngồi lại trò chuyện, chia sẻ để họ vơi đi nỗi hiu quạnh.
Ông T.B.M. (72 tuổi, Quận 12, TP.HCM) phát hiện mình nhiễm Covid-19 sau lần đến quán cà phê quen uống nước, đánh cờ tướng. Sống một mình, khi vào Bệnh viện dã chiến phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do nCov, ông trông chờ sự hỗ trợ đến từ lực lượng tình nguyện viên và những F0 như Phúc.
Người phụ nữ này cũng rời quê Bến Tre lên chăm cháu nhiễm bệnh. Tại bệnh viện, ngoài lực lượng tình nguyện viên, bà cũng được Phúc hỗ trợ trong việc chăm cháu, điều trị bệnh. Ông nói: "Tôi nhớ lần tôi nặng ngực, khó thở trong đêm thứ 3 vào viện. Đêm đó, may mà có cháu Phúc hướng dẫn tôi nằm nghiêng cho dễ thở và gọi bác sĩ đến hỗ trợ".
"Mấy hôm sau, đêm nào cháu Phúc cũng đến thăm hỏi, trò chuyện với tôi rất thân tình. Tôi có yêu cầu gì, cháu Phúc đều cố gắng giúp cả", ông M. nói thêm.
Tại khu cách ly, đêm là thời gian Phúc lo lắng và cần phải tỉnh táo hơn cả. Thời điểm này, bệnh nhân trở nặng thường có dấu hiệu khó thở, hụt hơi. Người bệnh dễ rơi vào trạng thái hoang mang tột độ.
Nếu không có người bên cạnh, kịp thời trấn an, thực hiện các thao tác sơ cứu, bệnh nhân sẽ trở nặng bất ngờ. Những lúc như thế, Phúc trở thành “phao cứu sinh” gần nhất của người bệnh nặng.
Anh gọi báo tổng đài, đảm bảo họ cảm thấy có người bên cạnh, hỗ trợ mình trong lúc khó khăn nhất. Phúc thực hiện công tác tư tưởng, ổn định tâm lý, giúp người bệnh bình tĩnh rồi hướng dẫn họ nằm nghiêng để thở dễ dàng hơn.
Sau đó, Phúc quay clip bệnh nhân thở, gửi cho bác sĩ và thực hiện theo sự hướng dẫn của lực lượng này. Công việc trên đảm bảo người bệnh được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất trong lúc chờ đợi bác sĩ có mặt.
Lúc rảnh rỗi, Phúc đến trò chuyện với bệnh nhân cao tuổi, neo đơn để họ vơi bớt nỗi buồn. Với những trường hợp như thế, Phúc phải thức trọn đêm. Có hôm, 1-2h sáng, khi đảm bảo mọi bệnh nhân đều ổn định, anh mới tranh thủ chợp mắt. Tuy vậy, nam sĩ quan trẻ vẫn chưa một lần cho rằng công việc trên khiến mình mệt mỏi.
Phúc luôn cảm thấy rất vui khi được các bệnh nhân nặng nở nụ cười với mình. Anh nói: “Giúp được bệnh nhân, đặc biệt là các cô chú có tuổi, tôi vui lắm dẫu làm đến 1-2h sáng tôi cũng không thấy mệt”.
“Các cô chú hết bệnh, tôi vui như người thân mình khỏi bệnh vậy. Mỗi ngày, tôi luôn hi vọng, cố gắng làm sao để người thở máy sẽ cai được máy thở, người bệnh nhẹ sẽ được ra về”, Phúc nói thêm.
Bài, ảnh, clip: Nguyễn Sơn
Bức thư đáng yêu bé gái gửi chú bộ đội cổ vũ tinh thần chống dịch
Những ngày qua, hình ảnh các chú bộ đội đi chợ mua nhu yếu phẩm thay người dân, hỗ trợ công tác phòng chống dịch… đã nhận được nhiều tình cảm của người dân và cộng đồng mạng.
" alt="Chàng sĩ quan được cả bệnh viện dã chiến yêu quý">Chàng sĩ quan được cả bệnh viện dã chiến yêu quý