您现在的位置是:Thể thao >>正文
Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Feyenoord, 21h30 ngày 5/4: Ca khúc khải hoàn
Thể thao91163人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 05/04/2025 09:56 Hà Lan ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Parma vs Inter Milan, 23h00 ngày 5/4: Đẳng cấp khác biệt
Thể thaoChiểu Sương - 05/04/2025 06:34 Ý ...
【Thể thao】
阅读更多269 thí sinh vắng thi lớp 10 buổi đầu tiên, 1 em là F0
Thể thaoTheo báo cáo của Sở GD-ĐT Hà Nội về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022, ở ngày thi đầu tiên 12/6 với 2 môn thi Ngữ văn và Ngoại ngữ, toàn thành phố có 184 điểm thi với 3.988 phòng thi. Ảnh: Thanh Hùng. Tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 93.363.
Tuy nhiên, số thí sinh vắng mặt là 269, trong đó, số thí sinh không dự thi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là 38 em (1 em diện F0, 20 em diện F1, 7 em diện F2 và 10 em thuộc diện trong vùng phong tỏa).
Ở ngày thi đầu tiên, số thí sinh vi phạm quy chế là 2 em, do sử dụng điện thoại di động.
Số cán bộ coi thi vắng mặt là 17, với lý do gồm ốm hoặc bị cách ly, tuy nhiên không có cán bộ nào vi phạm quy chế. Sở GD-ĐT đã có phương án điều động cán bộ coi thi dự phòng thay thế.
Thanh Hùng
Kỳ thi vào lớp 10 năm 2021
Thông tin kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 mới nhất. Thông tin đề thi, đáp án, điểm xét tuyển các trường, tra cứu điểm thi toàn quốc.
">...
【Thể thao】
阅读更多Người phụ nữ bị tàn phá gương mặt sau thử thách cắt trứng luộc
Thể thaoHai TikToker quay cảnh cắt một quả trứng được làm nóng lại trong lò vi sóng. Ảnh: The Sun Thực tế, theo The Sun, đã có sự cố xảy ra liên quan tới thử thách này. Một người tên là Shafia Bashir sống ở Bolton (Anh) bị bỏng nặng trên mặt khiến da cô bong tróc. Cô dùng chiếc thìa lạnh cắt vào quả trứng nóng hổi và bị các phần trứng phun khắp mặt.
Tiến sĩ Grace Wang, bác sĩ nhãn khoa tại Đại học Michigan (Mỹ), kêu gọi mọi người đừng thử trào lưu đáng sợ này. "Bạn có thể hứng chịu nhiều vết thương làm biến dạng khuôn mặt và thị lực. Hơi nước nóng và trứng nóng cùng có thể bắn vào mặt bạn và gây bỏng da, mắt”, Tiến sĩ Wang nói với Mail Online.
Vị chuyên gia cho rằng mắt các nạn nhân có thể bị tổn thương kéo dài ảnh hưởng tới thị lực và khả năng phục hồi mô mắt.
Dược sĩ người Anh Thorrun Govind thậm chí cho rằng vết bỏng và tổn thương trên mắt của các bệnh nhân không thể lành. "Thử thách đó có thể gây ra tác hại thực sự nghiêm trọng, người tham gia có thể phải phẫu thuật", vị dược sĩ nói thêm.
Mặc dù một số người cho rằng cảnh báo của các chuyên gia là quá mức nhưng chỉ cần lướt qua TikTok, bạn sẽ hiểu lời khuyên hợp lý như thế nào.
Shafia Bashir gặp sự cố với thử thách cắt trứng luộc. Ảnh: The Sun Người dùng TikTok Abbie Sloan có hơn 300.000 lượt xem video cho thấy một người phụ nữ giật mình khi quả trứng luộc phát nổ. Trước đó, người này ngâm trứng đã luộc trong nước, bóc vỏ rồi cho vào lò vi sóng. Sau đó, cô cắt giữa quả trứng và chứng kiến trứng nổ bắn khắp nơi.
Một video có 7,5 triệu lượt đăng của H.G.bros cho thấy hai người ngập ngừng dùng dao chọc một quả trứng luộc nổ đột ngột trong bếp. Một clip khác thu hút 51,8 triệu lượt xem. Theo đó, một cô gái trẻ cắn vào quả trứng luộc lấy ra khỏi lò vi sóng, để lòng đỏ nóng hổi nổ tung trong cổ họng.
Nguyên nhân một quả trứng luộc chín phát nổ sau khi bạn làm nóng lại trong lò vi sóng đã được biết đến trong nhiều năm. Theo New York Times, năm 2017, một người đàn ông đã kiện một nhà hàng sau khi bị bỏng và tổn thương thính giác do cắn vào quả trứng luộc được làm nóng lại.
Sau khi cho gần 100 quả trứng vào lò vi sóng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện lòng đỏ của một quả trứng luộc chín được hâm nóng có thể đạt tới 100 độ C - nhiệt độ sôi của nước.
Khi bạn luộc trứng, những túi nước nhỏ hình thành khi các protein trong lòng đỏ kết tụ. Nếu nhiệt độ của lòng đỏ tăng vọt, những túi nước đó có thể bắt đầu sôi - dẫn đến khả năng phát nổ. Vụ nổ có thể đạt tới 133 decibel, thấp hơn 30 decibel so với nổ súng ngắn.
Blogger nổi tiếng qua đời sau khi áp dụng chế độ ăn kiêng kỳ lạ
NGA - Zhanna Samsonova vừa mất ở tuổi 39, nguyên nhân được cho là suy dinh dưỡng, kiệt sức và nhiễm trùng.">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Nice vs Nantes, 1h45 ngày 5/4: Đến lúc bừng tỉnh
- Mời tham gia giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
- Quảng cáo có chữ 'duy nhất, tốt nhất, số một”, phòng khám ở TP.HCM bị xử phạt
- Lý giải chuyện nước chuyển màu ở kí túc xá Học viện Nông nghiệp
- Soi kèo góc Ipswich Town vs Wolves, 21h00 ngày 5/4
- 5 loại mã độc phổ biến tấn công hàng triệu máy tính tại Việt Nam
最新文章
-
Nhận định, soi kèo AS Roma vs Juventus, 01h45 ngày 7/4: Tiếp đà thăng hoa
-
Bà Nguyễn Thị Nhất, Trưởng phòng GD-ĐT quận Hồng Bàng (TP Hải Phòng) cho biết cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang (32 tuổi), giáo viên Trường tiểu học Quán Toan đã bị đình chỉ công tác 1 tuần để tường trình và kiểm điểm về việc đánh học sinh. Cô giáo đã tát vào mặt H. vì nộp bài chậm Trước đó, vào sáng ngày 8/5, trong giờ kiểm tra học kỳ, cô Trang đã tát và dùng thước đánh em B.M.H. - học sinh lớp 2A7 Trường Tiểu học Quán Toan. Hậu quả thái dương cháu H. có biểu hiện bầm tím mặt, chân sưng đỏ.
Cháu H. bị cô giáo dùng thước đánh vào chân Ngay sau khi nắm được thông tin, Phòng GD-ĐT quận Hồng Bàng đã báo cáo UBND quận Hồng Bàng, đình chỉ công tác cô giáo Trang và tổ chức thăm hỏi, động viên học sinh. Bản thân cô giáo Trang cũng đã nhận lỗi với gia đình học sinh.
Thông tin từ phía phụ huynh cho biết cháu H. bị đánh là do nộp bài thi học kỳ chậm. Cháu H. bị tát khoảng hơn 10 cái lên mặt và đánh nhiều cái vào chân.
Thu Hằng
Cô giáo tát liên tiếp vào mặt trẻ, nhóm lớp mầm non bị đóng cửa
Sau sự việc cô giáo tát liên tiếp vào mặt trẻ, nhóm lớp Happy Stars (xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội) đã bị đóng cửa vì xác định hoạt động "chui".
" alt="Hải Phòng: Nộp bài thi học kỳ chậm, học sinh bị cô giáo tát tím mặt">Hải Phòng: Nộp bài thi học kỳ chậm, học sinh bị cô giáo tát tím mặt
-
- Dù nay đã là sinh viên năm thứ 3 nhưng những áp lực về điểm số, thành tích học tập vẫn là nỗi sợ hãi với Nhàn mỗi khi nghĩ đến.
Lời toà soạn: Sau chia sẻ của một học sinh "Có mỗi việc học còn không xong thì làm được cái gì?", VietNamNet tiếp tục nhận được tâm sự của một sinh viên từng trải qua nhiều áp lực thời học phổ thông. Với những kết quả học tập và thi cử tốt, bạn sinh viên này đã trúng tuyển vào trường đại học thuộc tốp đầu. Bài chia sẻ dưới đây dù chỉ là góc nhìn cá nhân, đây là những tiếng nói rất đáng suy ngẫm cho những người lớn có liên quan.
Ảnh minh hoạ: Thanh Hùng Từ lớp 1 đến lớp 7, em vốn là một học sinh bình thường trong lớp, không phải diện yếu kém. Nhưng em đã quen với việc hứng chịu những câu chỉ trích từ mẹ như: “Học dốt mà chỉ lo nghịch phá, nói chuyện”, “Mẹ chán con lắm”.
Trong nhà, chị gái em luôn là học sinh giỏi các cấp và rồi em luôn bị so sánh. Đến giờ, em vẫn còn ám ảnh câu nói của mẹ: “Con không cần nhìn đâu xa mà nhìn ngay chị”.
Những năm đầu cấp 2, tình cảnh cũng không khá hơn, khi sau mỗi lần đi họp phụ huynh về mẹ lại có những tràng ca thán.
Những ngày đó, điểm số là thứ được quan tâm khi các bài kiểm tra được thầy cô gửi về cho phụ huynh ký xác nhận nắm được tình hình. Trong mắt mẹ, điểm cứ phải từ 8 trở lên, 7 điểm sẽ bị mắng mấy câu cùng câu hỏi: “Không được 8 à?”
Còn từ 6 điểm trở xuống là nỗi sợ hãi bao trùm. Đến nỗi, những bài điểm thấp, em vì quá sợ nên phải làm liều nhái chữ ký.
Nhưng đáng buồn là những thứ áp lực đó có vẻ như lại càng đè nặng hơn và tỷ lệ thuận khi kết quả học tập tốt lên.
Từ lớp 8, em bắt đầu tiếp cận với môn Hóa học và thành tích học tập như được sang một trang khác. Lớp 10, em trở thành thủ khoa trong kỳ thi vào trường chuyên của tỉnh và vào lớp cũng thuộc diện học giỏi tốp đầu.
Những tưởng khi được học theo sở thích và kết quả tốt đẹp thì không còn áp lực. Mọi thứ cứ diễn ra như vậy cho đến ngày em được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia lớp 11.
Kỳ vọng bỗng chốc đặt vào chúng em rất nhiều. Nhưng thật không may, đến khi thi thì cả đội 6 người, chỉ duy nhất 1 người đạt giải; số còn lại, có em, bị trượt.
Khi đó, bản thân em buồn đã đành, nhưng bố mẹ, thầy cô cũng buồn chán rõ rệt trên từng nét mặt, bởi mặc nhiên trong suy nghĩ của mọi người là “khi học thì không đến nỗi nào”.
Bị trượt trong sự kỳ vọng, em cảm thấy sự hãi chính những sự kỳ vọng đó.
Về nhà, bố mẹ nói những câu không hề dễ nghe và luôn đặt ra những câu hỏi sao lại không đỗ được, thật vô lý. Có lẽ cũng vì vốn trước đây đã đặt quá nhiều kỳ vọng, thậm chí từng khoe về thành tích được đi thi của em.
Cùng vì thế, cho đến mãi những tháng tiếp theo, em lâm vào trạng thái chán nản, không muốn làm gì và tâm hồn thì vô định.
Đi học thì chỉ thấy buồn và cả một mùa hè năm đó không còn thấy động lực học hành. Chưa hoàn hồn được bao lâu, sức ép lại đến tiếp khi em phải đứng trước 2 sự lựa chọn khi lên lớp 12 là hoặc tập trung thi ĐH hoặc theo tiếp thi học sinh giỏi quốc gia.
Lúc đó sức ép đè lên vai em là nếu chọn thi học sinh giỏi quốc gia thì đành phải đánh đổi đành bỏ ngỏ ôn thi các môn ĐH. Và nỗi lo luôn hiển hiện là nhỡ trượt tiếp như lớp 11 thì coi như sẽ mất hết.
Thầy giáo thì liên tục động viên quay trở lại chuẩn bị thi tiếp lớp 12, bởi “không ai thi thì không đảm bảo chất lượng đội tuyển”.
Cả mùa hè em như bị rơi vào trạng thái trầm cảm, trơ lỳ cảm xúc, có chút chán đời và chẳng có định hướng gì nữa về tương lai. Mỗi tối, em toàn lén lút ngồi bật tivi xem đến sáng; còn buổi ngày thì đi ngủ. Bố mẹ cũng đi làm cả ngày nên không hề hay biết những ngày tháng cô độc.
Những tháng hè, thầy cũng thường gọi điện cho chúng em và bảo cố gắng. Không phải một lần mà thi thoảng 2- 3 bữa, thầy lại gọi và nhắc lại việc đó. Em cảm thấy mình rơi vào cảnh không còn quyền lựa chọn, không được phép từ chối.
Bởi em cũng hiểu rằng thầy giáo trẻ những năm đầu phụ trách đội tuyển cũng rất áp lực kết quả cho nhà trường, nếu mình bỏ thì thầy trò sẽ khó nhìn mặt nhau. Vừa thấy thương thầy, nhưng thấy như thầy đang càng ép mình. Đợt ấy em hay cáu gắt.
Chưa hết, một thời gian sau, đến cả vợ thầy cũng gọi điện cho em và bày tỏ muốn gặp mặt. Thậm chí lúc đó, cô ấy đang trong giai đoạn mang bầu trông tiều tụy, ốm yếu. Lúc đó, áp lực với em không chỉ là nỗi lo sợ có đỗ được đại học, đạt giải quốc gia hay không mà còn là làm sao trả được ân tình với nhà thầy.
Mỗi lần thấy điện thoại quen thuộc thì em phát cáu. Em đã rất buồn và khóc mỗi đêm. Việc này kéo dài cả tháng.
Sau rồi, 5 bạn từng thi học sinh giỏi lớp 11 thì đến 3 người xin rút bằng đủ lý do.
Em là học trò cưng nên thật khó để xin được dừng lại.
Cuối cùng, may sao em vẫn giành được giải Ba kỳ thi học sinh giỏi năm lớp 12. Bởi em nghĩ với những áp lực khủng khiếp đó nếu trượt thêm lần nữa có lẽ một đứa con gái mới lớn như em sẽ khó để vực dậy.
Thanh Nhàn
'30 năm đào tạo học sinh giỏi, tôi cho mình điểm 0 nghề giáo'
Hơn 30 năm công hiến cho ngành giáo dục, tôi thấy mình chưa làm được điều mình muốn. Tôi không muốn nhồi học sinh đến đờ đẫn, nhưng tôi vẫn phải nhồi!
" alt="Áp lực bủa vây nữ sinh học giỏi">Áp lực bủa vây nữ sinh học giỏi
-
Châu Kim Sang lâm vào tình trạng nguy kịch.
Theo mẹ Châu Kim Sang, từ khi người mẫu nhập viện, bà bỏ hết công việc ở dưới quê để lên chăm sóc con. Hai mẹ con hiện ở trong một căn nhà trọ tại TP.HCM.
"Chi phí bệnh viện, ăn uống, thuê trọ tại thành phố rất đắt đỏ. Cả nhà phải xoay xở hết sức để lo cho Sang. Chúng tôi tìm mọi cách chạy chữa để con hết bệnh. Nhưng tình trạng của con ngày càng nặng. Giờ chỉ biết cầu mong một phép màu nào đó để cho Sang khỏe lại. Bác sĩ nói thời gian sống của con cũng chỉ tính từng ngày", bà cho biết.
Trước đó, vào giữa tháng 7/2021, Châu Kim Sang nhập viện điều trị ung thư xương. Mẹ Châu Kim Sang từ quê lên TP.HCM chăm sóc con.
"Sang hiền lành, ít nói. Bình thường, hai mẹ con cũng ít khi tâm sự. Sang cũng không kể bệnh tình, chắc nó cố giấu. Khi tôi gọi điện hỏi thăm, con nói mọi thứ vẫn ổn. Tôi không ngờ bệnh của con lại nặng thế này", mẹ Châu Kim Sang nói vớiZing.
Châu Kim Sang sinh năm 1996 quê ở An Giang. Cô được biết tới lần đầu qua chương trình Chinh phục hoàn mỹ 2019.
Năm 2020, cô tham gia cuộc thi Đại sứ hoàn mỹ và chọn về đội Minh Tú nhưng sớm dừng chân ở tập 3. Sau cuộc thi, cô hoạt động trên nhiều sàn diễn thời trang với tư cách người mẫu chuyển giới.
(Theo Zing)
" alt="Người mẫu Kim Sang nguy kịch">Người mẫu Kim Sang nguy kịch
-
Nhận định, soi kèo AC Milan vs Fiorentina, 1h45 ngày 6/4: Đâu dễ cho Milan
-
Xem hướng dẫn làm bài thi môn Văn sau ít phút nữa (liên tục cập nhật) Đề thi Văn vào lớp 10 ở Hà Nội sáng 12/6 được nhiều giáo viên đánh giá khá 'dễ thở'.
Cô Nguyễn Đức Tâm An, giáo viên dạy Văn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm) cho hay, đề thi vừa sức, giải toả tâm lí cho thí sinh do không đánh đố, lắt léo, phù hợp với tình hình ôn tập và thi cử trong làn sóng dịch bệnh thời gian qua.
- Cấu trúc đề thi và biểu điểm có điều chỉnh để phù hợp với thời gian làm bài 90' năm nay, nhưng vẫn tương đối ổn định với 2 phần. Các câu hỏi ở từng phần đúng với thứ tự cấp độ tư duy. Câu vận dụng khá nhẹ nhàng, cơ bản. Đáng chú ý là biểu điểm hai câu viết đoạn tăng lên 0.5 điểm so với đề thi những năm gần nhất (NLVH từ 3.5 lên 4 điểm, NLXH từ 2 lên 2.5 điểm). Mức điểm từng câu hỏi thành phần đều rõ ràng minh bạch, nếu thí sinh dựa vào đó làm cơ sở phân bổ thời gian và "đầu tư" cho những câu hỏi tăng số điểm, thì các em sẽ có bài làm chắc chắn và thuyết phục.
- Dù không khó, nhưng đề thi vẫn đảm bảo được định hướng đánh giá năng lực ở học sinh, giảm bớt yếu tố học thuộc lòng. Chỉ có 2 ý hỏi tái hiện kiến thức là năm sáng tác của bài "Đồng chí" và tên tập thơ, chiếm tỉ trọng 10% số điểm toàn bài.
- Đề vẫn có câu hỏi phân hoá là câu 3 phần I và câu 1 phần II. 2 câu hỏi mức độ khó không cao, nhưng có lẽ chỉ 70% số thí sinh có thể trả lời đầy đủ và trọn vẹn ý theo đáp án.
- Câu NLXH: vấn đề nghị luận khá quen thuộc với các em học sinh lớp 9, có sự kết nối với ngữ liệu "Tri thức là sức mạnh" trích từ SGK Ngữ văn 9, nhưng vẫn khơi gợi được suy tư của thí sinh với cách đặt vấn đề "mở" bằng câu hỏi: "Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?". Với dạng đề này, thí sinh cần nêu được chính kiến cá nhân (đồng tình hay không) và giải thích, biện luận để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. Độ mở chính là ở phần biện luận, vì với thí sinh có tư duy phản biện, các em hoàn toàn có thể đặt vấn đề để bổ sung, mở rộng: Giá trị con người được tạo nên bởi nhiều yếu tố, không chỉ là tri thức, mà còn là phẩm cách, tình yêu thương, lí tưởng, khát vọng,...
- Phổ điểm có thể rơi vào 6.5-7.5. Học sinh trung bình dễ đạt được ngưỡng điểm 6, Học sinh khá giỏi có nhiều "đất diễn" và có thể đạt ngưỡng điểm 8 trở lên.
Sau đây là gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tại Hà Nội năm 2021 của Hệ thống giáo dục Hocmai:
Phần I
Câu 1: Bài thơ Đồng chí được sáng tác năm 1948. Tác phẩm này được in trong tập “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.
Câu 2:
1. Về hình thức
- Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu.
- Hình thức lập luận: tổng – phân – hợp.
- Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
- Thực hiện đủ yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: có sử dụng phép lặp để liên kết và câu ghép (gạch chân, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép).
2. Về nội dung
a. Xác định vấn đề cần nghị luận
Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí.
b. Triển khai vấn đề
- Tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ tương đồng về cảnh ngộ xuất thân. Thành ngữ “nước mặn đồng chua” – vùng chiêm trũng ngập mặn và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” – vùng trung du khô cằn – cho thấy họ đều là những người nông dân xuất thân từ những vùng quê lam lũ, nghèo khó.
- Tình đồng chí nảy sinh giữa những người lính chung lí tưởng, chung nhiệm vụ chiến đấu:
+ Trong hoàn cảnh đất nước có ngoại xâm, tình yêu quê hương thôi thúc họ cầm súng chiến đấu, chẳng hẹn mà cùng đứng chung một chiến hào.
+ Quá trình hình thành tình đồng chí diễn ra tự nhiên, những người lính từ “đôi người xa lạ” đến từ mọi vùng quê khác nhau gắn kết thành tình tri kỉ.
+ Các hình ảnh sóng đôi “súng”, “đầu” kết hợp với điệp ngữ “bên” gợi sự đồng hành, gắn kết trong nhiệm vụ, xóa đi khoảng cách vùng miền giữa những người lính.
- Tình đồng chí bền chặt trong sự chan hòa chia sẻ vui buồn, gian lao của cuộc kháng chiến chống Pháp:
+ “Chung chăn” trong “đêm rét” là chung khó khăn, khắc nghiệt của cuộc đời người lính, chung hơi ấm để vượt qua giá lạnh và gắn kết bên nhau.
+ Từ “đôi người xa lạ”, những người chiến sĩ trở thành “đôi tri kỉ”, cùng nếm trải, sẻ chia những vui buồn của cuộc đời người lính đến thấu hiểu nhau sâu sắc.
- Dòng thơ “Đồng chí!” là dòng thơ đặc biệt bởi chỉ có 2 tiếng và dấu chấm than nhưng lại là một trong những câu quan trọng bậc nhất, là linh hồn của cả bài thơ:
+ Lời thơ cất lên trong niềm xúc động lắng sâu, tựa như một nốt nhấn trong một bản nhạc tâm tình của người lính.
+ Tiếng gọi “đồng chí” vang lên như một khám phá, một nhận thức, một lời khẳng định giản dị, mộc mạc mà rất đỗi thiêng liêng, tự hào về tình đồng chí – tình cảm cách mạng mới mẻ trong cách mạng, tình bạn, tình đồng đội, tình người trong chiến tranh.
+ Câu thơ như một cái bản lề khép mở, gắn kết hai ý thơ: cơ sở của tình đồng chí (đoạn 1) và biểu hiện của tình đồng chí (đoạn 2).
- Nghệ thuật: Bằng cách sử dụng thể thơ tự do, kết cấu sóng đôi và mạch thơ vận động từ các hình ảnh riêng rẽ đến hòa hợp, thống nhất, Chính Hữu đã lí giải cơ sở của tình đồng chí giản dị mà xúc động, thiêng liêng.
Câu 3: Hình ảnh “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” giúp người đọc cảm nhận được tình đồng chí, đồng đội sâu nặng của những người lính:
- Họ đoàn kết gắn bó, “kề vai sát cánh” trước trận chiến.
- Họ truyền trao hơi ấm, làm điểm tựa tinh thần cho nhau, giúp nhau vượt lên trên khó khăn, nguy hiểm.
- Họ bình tĩnh, tự tin, chủ động đón đánh địch.
Phần II
Câu 1: Xten-mét-xơ cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đô la nhưng “tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đô la vì:
- Việc “vạch một đường thẳng” là việc mà ai cũng có thể làm được, không mất thời gian.
- Việc “tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy” là công việc không phải ai cũng làm được. Việc này là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, đòi hỏi người làm phải có “tri thức thâm hậu”.
Câu 2:
1. Về hình thức
Bài viết có dung lượng khoảng 2/3 trang giấy, đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp, ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả, khuyến khích bài viết có những sáng tạo riêng.
2. Về nội dung
a. Xác định vấn đề cần nghị luận
Vai trò của tri thức đối với việc tạo nên giá trị con người.
b. Triển khai vấn đề
Học sinh triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
Học sinh có thể đồng tình hoàn toàn, đồng tình một phần hoặc không đồng tình với câu hỏi trong đề miễn sao các em lập luận hợp lí, thuyết phục. Sau đây là gợi ý cho một hướng giải quyết đề bài:
* Giải thích
- Tri thức: là những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội mà con người có được thông qua quá trình trải nghiệm, tích lũy cá nhân hoặc thông qua giáo dục.
- Giá trị con người: là ý nghĩa sự tồn tại của mỗi con người, là tất cả những điều mỗi người đem đến, tạo ra cho cuộc sống, từ đó khẳng định vị trí của họ.
→ Khẳng định vấn đề: Tri thức làm nên giá trị con người.
* Bàn luận
- Tri thức giúp con người có hiểu biết phong phú, sâu rộng, có khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy để làm chủ hoàn cảnh, giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, từ đó đạt đến thành công.
- Tri thức rèn cho con người những đức tính phẩm chất đạo đức tốt như kiên trì, bền bỉ, cầu tiến.
- Tri thức giúp con người khẳng định chính mình, có chỗ đứng trong xã hội, được kính trọng, yêu mến.
* Liên hệ, mở rộng vấn đề
- Tri thức phải gắn liền với thực tiễn, không đồng nhất bằng cấp với việc có tri thức.
- Tri thức chỉ thực sự làm nên giá trị của con người khi song hành với một nhân cách đẹp.
- Phê phán những người chỉ “học” mà không “hành”, chỉ biết tích luỹ tri thức trong sách vở mà không biết học tập và thực hành trong thực tế.
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được vai trò của tri thức, mối quan hệ giữa tri thức và giá trị con người.
- Có ý thức trau dồi, tích lũy tri thức đồng thời rèn luyện nhân cách để hoàn thiện bản thân.
Hướng dẫn làm bài thi Ngữ văn vào lớp 10 của Hà Nội
Sáng nay, các thí sinh dự thi lớp 10 tại Hà Nội đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn. Sau đây là hướng dẫn gợi ý làm đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tại Hà Nội năm 2022." alt="Đáp án môn Ngữ Văn thi lớp 10 Hà Nội năm 2021">Đáp án môn Ngữ Văn thi lớp 10 Hà Nội năm 2021