Mới đây,GameSaođã có cuộc phỏng vấn với Đội trưởng Phạm “Hope” Trung Hiếu cùng tân binh Đỗ “Blazes” Ngọc Sang để lắng nghe những suy nghĩ của họ về giải đấu mà UTMđã đặt ra mục tiêu lọt vào trận Chung kết. Theo họ, chính sợi dây kết nối lỏng lẻo giữa các thành viên đã dẫn tới “những sai lầm hết sức nghiệp dư” dẫn tới thất bại chung cuộc trước YG mà Hope nói rằng, “không nghĩ có thể thua được trận đấy.”
June_6th
" alt=""/>[LMHT] Hope và Blazes nói gì về màn trình diễn của Ultimate tại MDCS Mùa Xuân 2017?
Chỉ cần mua game trên cửa hàng của GOG, bạn sẽ có thể tải bản cài của game và cài ở bất kỳ đâu, thậm chí là trên những máy tính chưa cài đặt phần mềm quản lý game. Nói một cách ngắn gọn, bạn có thể chia sẻ game thoải mái, chơi bất kỳ đâu cũng được, cứ thích là có thể copy và chơi như một game bản quyền đích thực. Thế cho nên cũng có những kẻ trục lợi, tải game về và chia sẻ lên torrent và những trang web khác. Đó cũng là lý do, thậm chí bạn còn chẳng cần phải chờ đến khi tựa game được crack mới có thể chơi. Chỉ cần bộ cài game khi nó ra mắt là mọi chuyện được giải quyết.
Bất ngờ, chúng ta có một thể loại game mới: DRM-free. Chẳng cần crack, chẳng cần bỏ tiền mua game, thậm chí bạn có thể tải bản cài đặt của game về và cài vào máy tính chơi cực kỳ thoải mái, một điều xưa đến nay chưa từng có. Rốt cuộc đó là câu chuyện lòng tin, hay một cách quảng bá game đánh thẳng vào tính hiếu kỳ và tư duy nói chung của cộng đồng game thủ?
DRM là cái gì?
DRM là từ viết tắt của Digital Rights Management (Biện pháp quản lý bản quyền nội dung số). Đúng như tên gọi, đó là biện pháp để các nhà phát triển kiểm soát cách mà khách hàng sử dụng các phần mềm máy tính, trong trường hợp này là game. DRM được tạo ra khi nhà phát triển muốn ngăn cản người dùng sử dụng sản phẩm của họ theo những cách “không phù hợp”. Những cách đó có thể là cho bạn mượn đĩa game về cài trên máy tính của anh ta hay sao chép và cài đặt game bất hợp pháp.
DRM có khá nhiều dạng. Loại được biết tới nhiều nhất được gọi là SecuROM và nó được các hãng lớn như Electronic Arts cũng như Take-Two áp dụng. SecuROM bị các game thủ rất căm ghét vì nó vẫn sẽ tồn tại trên PC sau khi game đã được cài đặt và nó giới hạn số lần người chơi có thể cài game. Giải pháp nhiều năm về trước của Ubisoft cũng bị người chơi phản đối dữ dội.
Nó yêu cầu khách hàng luôn luôn giữ kết nối Internet trong quá trình chơi game, ngay cả khi đó chỉ là phần chơi đơn. Các cracker đã mất khoảng gần 1 tháng trước khi vượt qua được biện pháp này và tạo thành công server ảo ngay trên máy tính của người dùng.
Biện pháp DRM phổ biến nhất có thể tới từ dịch vụ Steam của Valve. Dịch vụ này yêu cầu tất cả các game đã download từ server của Valve phải được xác nhận là hợp pháp trước khi có thể chơi. Ngay cả biện pháp đang được Steam áp dụng cũng từng bị phản đối, thậm chí là bị kiện. Vào năm 2004, Valve đã phải ra tòa sau khi dùng loại DRM này cho tựa game Half-Life 2 của họ. Tuy nhiên giờ đây đa số người dùng đã chấp nhận cách kiểm soát này vì nó cũng không gây nhiều phiền phức cho họ.
Về bản chất, DRM là điều tốt vì nó giúp chống lại nạn đĩa lậu, mối đe dọa lớn nhất của ngành công nghiệp game. Dù nhiều người gặp khó khăn khi chơi và phản đối DRM nhưng thực chất, họ nên kết tội các cracker và những người thích chơi game mà không phải bỏ tiền.
Chính những người này mới là nguyên nhân dẫn tới các bất tiện, các phiền toái mà các khách hàng thực sự phải chịu đựng. Sự hạn chế về quyền sử dụng sản phẩm sau khi đã bỏ tiền ra mua, sự bực tức phải gánh lấy trong quá trình chơi vì những quy định ngặt nghèo, tất cả đều xuất phát từ các cracker và người dùng đĩa lậu.
GOG, ngã rẽ lạ của làng game
Có những người có ý thức và tin tưởng nhau tới mức bán game rồi không sử dụng công cụ gì quản lý nội dung số, cho phép bất kỳ ai đã mua game có thể copy bản cài vào USB rồi đem ra những máy khác chơi thoải mái.
Chỉ cần mua game trên cửa hàng của GOG, bạn sẽ có thể tải bản cài của game và cài ở bất kỳ đâu, thậm chí là trên những máy tính chưa cài đặt phần mềm quản lý game. Nói một cách ngắn gọn, bạn có thể chia sẻ game thoải mái, chơi bất kỳ đâu cũng được, cứ thích là có thể copy và chơi như một game bản quyền đích thực.
Thế cho nên cũng có những kẻ trục lợi, tải game về và chia sẻ lên torrent và những trang web khác. Giờ đây khi những game thủ có ý thức quan tâm hơn tới những nền tảng bán game không đi kèm với DRM, những nền tảng như GOG cũng phát triển mạnh hơn, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều game hay ra mắt mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ bản quyền nào hỗ trợ. Đó cũng là lúc, rất nhiều game thủ Việt, những người không có điều kiện mua game bản quyền có thể nở nụ cười rất tươi!
Khi xét đến vấn đề bản quyền, rõ ràng những tựa game DRM free trên GOG chẳng thể nào được bảo mật tốt như những sản phẩm của các tập đoàn ngoài tiền ra chẳng còn gì khác (kể cả sự sáng tạo, tiếc thay). Hàng loạt những game indie hay bom tấn của các hãng game nổi tiếng dần góp mặt trên nền tảng GOG, cho phép người chơi tha hồ lựa chọn. Tuy không thể hùng hậu như Steam, nhưng game trên GOG cũng có không thiếu những cái tên hay, và chính việc không sử dụng DRM đã biến nền tảng của CD Projekt trở nên cực kỳ hot.
Hóa ra, chính vì sự đơn giản của GOG đã tạo ra một hiệu ứng tích cực trong cộng đồng game thủ. Thay vì những DRM cực mạnh, game thủ không có cảm giác đang chơi một tựa game của những tập đoàn tham lam, làm mọi cách moi tiền game thủ, mà thay vào đó là những hãng game thực sự biết quan tâm tới lợi ích của người chơi. Ấy là chưa kể, hoàn toàn có những người có thể download bản game miễn phí để chơi thử trước khi bỏ tiền mua game. Một cách quảng bá game khó lòng hoàn hảo hơn.
Theo GameK
" alt=""/>Game bom tấn không cần crack vẫn chơi được: Sự thật là thế nào?Mãi đến 3 năm sau (2018), Facebook nhận ra hai đơn vị trên vẫn chưa thực hiện cam kết xoá bỏ. Ông chủ mạng xã hội lớn nhất thế giới đưa ra một số giải pháp khắc phục trên dòng trạng thái. Nhưng ông vẫn nhấn mạnh những giải pháp này Facebook đã thực hiện từ năm 2014. Thế nhưng nó vẫn chưa triệt để.
Dưới đây là toàn bộ nội dung bài viết từ Mark Zuckerberg.
"Tôi muốn chia sẻ một cập nhật về tình hình của Cambridge Analytica bao gồm các bước chúng tôi đã thực hiện và các bước tiếp theo của chúng tôi để giải quyết vấn đề quan trọng này.
Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của bạn, và nếu chúng tôi không thể thì chúng tôi không xứng đáng để phục vụ bạn. Tôi đã điều tra để hiểu chính xác những gì đã xảy ra và làm thế nào để nó không xảy ra lần nữa. Tin tốt là những hành động quan trọng nhất để ngăn chặn điều này đã được chúng tôi thực hiện nhiều năm trước đây. Nhưng chúng tôi cũng mắc sai lầm, có nhiều việc phải làm hơn, và chúng ta cần phải bước lên và làm điều đó.
Dưới đây là diễn biến thời gian của các sự kiện:
Trong năm 2007, chúng tôi đã đưa ra nền tảng Facebook với tầm nhìn có nhiều ứng dụng phải mang tính xã hội. Lịch của bạn sẽ có thể hiển thị sinh nhật bạn bè của bạn. Bản đồ của bạn sẽ hiển thị nơi bạn bè của bạn sinh sống và hồ sơ tài khoản của bạn sẽ hiển thị hình ảnh của họ. Để làm được điều này, chúng tôi đã cho phép mọi người đăng nhập vào các ứng dụng và chia sẻ bạn bè của họ kèm một số thông tin cá nhân.
Vào năm 2013, một nhà nghiên cứu thuộc Cambridge tên Aleksandr Kogan đã tạo ra một ứng dụng câu đố cá tính. Nó được cài đặt bởi khoảng 300.000 người, chia sẻ dữ liệu của họ cũng như một số dữ liệu của bạn bè họ. Theo cách mà nền tảng của chúng tôi làm việc vào thời điểm này, Kogan đã có thể truy cập vào hàng chục triệu dữ liệu bạn bè của người dùng.
Vào năm 2014, để ngăn chặn các ứng dụng lạm dụng quyền trên, chúng tôi đã thông báo thay đổi toàn bộ nền tảng để hạn chế đáng kể các ứng dụng dữ liệu có thể truy cập. Quan trọng nhất là các ứng dụng như Kogan không còn có thể yêu cầu dữ liệu về người bạn của một người trừ khi bạn bè của họ cũng đã ủy quyền cho ứng dụng.
Chúng tôi cũng yêu cầu các nhà phát triển phải có sự chấp thuận từ chúng tôi trước khi họ có thể yêu cầu bất kỳ dữ liệu nhạy cảm nào từ người khác. Những hành động này sẽ ngăn bất kỳ ứng dụng nào như Kogan truy cập vào dữ liệu từ thời điểm đó.
Năm 2015, chúng tôi nhận thông tin từ các nhà báo tại The Guardianrằng Kogan đã chia sẻ dữ liệu từ ứng dụng của mình với Cambridge Analytica. Chúng tôi đã ngay lập tức cấm ứng dụng của Kogan khỏi nền tảng của chúng tôi và yêu cầu Kogan và Cambridge Analytica chính thức xác nhận rằng họ đã xóa tất cả dữ liệu không hợp lệ. Họ thực hiện đầy đủ các thủ tục này.
Tuần trước, chúng tôi nhận thông tin từ The Guardian, The New York Times và Channel 4rằng Cambridge Analytica có thể đã không xóa dữ liệu như họ đã nói. Chúng tôi đã ngay lập tức cấm họ sử dụng bất kỳ dịch vụ nào của chúng tôi. Cambridge Analytica tuyên bố họ đã xóa dữ liệu và đã đồng ý kiểm tra bởi một công ty do chúng tôi thuê để xác nhận điều này. Chúng tôi cũng đang làm việc với các nhà chức trách khi họ điều tra những gì đã xảy ra.
" alt=""/>Mark Zuckerberg: 'Chúng tôi không xứng để phục vụ các bạn'