Mới đây,ấtchứcvìđưaquanbàbịgiamđichơiănnhậltd serie a nhà chức trách Trung Quốc đã bãi chức của ba quan chức, vì tội đưa một nữ bí thư ra khỏi nơi giam giữ để đi ăn nhậu.
Thủ tướng Canada cởi trần chụp ảnh với dânMới đây,ấtchứcvìđưaquanbàbịgiamđichơiănnhậltd serie a nhà chức trách Trung Quốc đã bãi chức của ba quan chức, vì tội đưa một nữ bí thư ra khỏi nơi giam giữ để đi ăn nhậu.
Thủ tướng Canada cởi trần chụp ảnh với dânXuất hiện tại Gõ cửa thăm nhà tập 117, Hoàng Tuấn Anh hiếm hoi chia sẻ về hôn nhân với vợ là “tiểu thư” Malaysia, những góc khuất trong hành trình xây dựng và phát triển mô hình ATM gạo, ATM oxy để giúp đỡ người dân và cả việc từng thất bại trong kinh doanh - mất trắng cả triệu đô khi mới 24 tuổi khiến anh muốn tự tử nơi đất khách quê người.
Hoàng Tuấn Anh và Samatha Chong quen nhau ở Úc qua sự giới thiệu của bạn. Vợ anh xuất thân từ một gia đình khá giả ở Malaysia. Vì tình yêu và sự tin tưởng chồng, Samatha đã chấp nhận xa gia đình để làm dâu đất Việt. Với cô, điều thu hút ở Tuấn Anh là một người rất có trách nhiệm.
“Hồi mới cưới, Tuấn Anh nói chỉ sống ở Việt Nam 5 năm rồi sẽ về lại Úc. Em cũng thấy không có gì khó. Nhưng sau khi cưới, có con rồi gặp phải biến cố mẹ Tuấn Anh mất, nên chúng em cũng không nghĩ chuyện về Úc nữa" - Samatha tâm sự.
Về chuyện làm dâu Việt, tuy ban đầu cũng gặp nhiều bỡ ngỡ từ văn hoá ẩm thực và lối sống Việt Nam, nhưng Samatha Chong cùng chồng đã vượt qua để xây dựng cơ nghiệp tại Việt Nam. Ngoài phụ giúp chồng trong công việc kinh doanh, Samatha Chong luôn đứng phía sau để tiếp sức cho Hoàng Tuấn Anh bằng việc dạy dỗ, chăm sóc hai con để chồng có thể yên tâm làm việc. Bên cạnh đó, cô còn là cô giáo dạy tiếng Hoa.
Vợ Tuấn Anh cũng cho biết, cô được gia đình chồng rất thương dù không giao tiếp nhiều với nhau. Trong mùa dịch, Samatha Chong cũng giúp đỡ, đồng hành cùng Tuấn Anh trong những chuyến đi xa để hỗ trợ bà con gặp khó khăn. Vì dịch bệnh, đã 3 năm trời Samatha chưa về Malaysia thăm cha mẹ dù trước đó cô đi về khá thường xuyên.
Tại Gõ cửa thăm nhà, cô không kìm được nước mắt nhắn gửi: “Con xin lỗi vì đã không ở bên cha mẹ mỗi ngày. Con đã xa mọi người mấy năm để đồng hành và hỗ trợ chồng. Con cảm ơn vì cha mẹ đã luôn ủng hộ tụi con”.
Chia sẻ về hành trình xây dựng dự án cây ATM gạo, Hoàng Tuấn Anh cho biết, rất khó khăn để có được máy ATM gạo trong lúc dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, vì các linh kiện lắp ráp không thể kiếm được ở đâu khi các cửa hàng đều đóng cửa.
Trong hai ngày đầu đưa mô hình ra thực tế, máy ATM gạo đã hoạt động hết năng suất, tặng 5 tấn gạo cho bà con. Khi anh còn lo lắng chưa biết tìm nguồn gạo ở đâu để tiếp tục hỗ trợ, thì bất ngờ có những người làm thiện nguyện, đi từ xe máy, xe lam đến siêu xe Porsche chở gạo đến cùng góp sức.
Song, mô hình ATM gạo của Tuấn Anh cũng có những sóng gió khiến anh gặp phải áp lực. Anh phải luôn tự trấn an bản thân và động viên nhân viên: “Nếu bây giờ mình dừng ở đây, sẽ không có ATM gạo thứ 2, thứ 100 như mình mong muốn. Rồi những người đói họ sẽ ra sao? Những áp lực mình đang gặp phải rất nhỏ so với khó khăn của hàng chục, hàng trăm người được nhận gạo. Nên mình cứ tiếp tục”.
Sau ATM gạo, Tuấn Anh tiếp tục phát triển mô hình ATM khẩu trang, ATM Oxy. Tuấn Anh tâm sự về động lực khiến mình phải luôn cố gắng: “Có một người bạn nhờ mình hôm sau gửi cho một bình oxy. Lúc nói chuyện với mình họ rất bình thường, nhưng ngày hôm sau mình nghe được tin họ mất rồi. Mình biết được trong đêm hôm đó họ bị thiếu oxy đột ngột, vô bệnh viện thì không còn một ống thở. Lúc đó mình nhận ra Covid-10 khủng khiếp quá nên mình quyết tâm làm chương trình oxy”.
Trong suốt 2 năm dịch đồng hành cùng 3 dự án cộng đồng, Tuấn Anh và các cộng sự của mình đã hỗ trợ rất nhiều cho người dân Việt Nam và một số địa phương ở nước ngoài. Riêng dự án ATM Oxy, Hoàng Tuấn Anh tự hào vì đã giúp được khoảng 100.000 ca F0. Dù đã có lúc mệt mỏi nhưng anh chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ và xem đó là trọng trách mình phải kiên trì.
Tuấn Anh cũng có dịp chia sẻ về khoảng thời gian khó khăn khi lập nghiệp. Anh cho biết, bản thân tự lập kinh doanh ở Úc khi chỉ mới 16 tuổi, bắt đầu từ công việc bán hàng qua mạng cho đến kinh doanh đồ điện tử; sau đó là kinh doanh mặt hàng tấm cách nhiệt của Chính phủ Úc.
Thời điểm kinh doanh thuận lợi, trong vài tháng anh đã có thể kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, biến cố xảy đến năm anh 24 tuổi, khi đang kinh doanh thuận lợi thì Chính phủ Úc bất ngờ thông báo dừng dự án kinh doanh khiến anh phải hủy bỏ toàn bộ hàng hóa. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, anh mất đi hơn cả triệu đô.
“Lúc đó mình cũng rất bối rối, suy nghĩ bây giờ mình trắng tay rồi. Mình muốn tự tử cho nó xong”. Chia sẻ của Tuấn Anh khiến khán giả xót xa. “Cha đẻ” ATM gạo cho biết thêm, nhờ cuộc gọi “định mệnh” của mẹ, anh đã lấy lại tinh thần để cố gắng hơn: “Mình cũng suy nghĩ trên đời này mình còn ba mẹ và rất nhiều thứ. Tiền mất mình có thể kiếm lại được. Nên mình suy nghĩ lại và tiếp tục con đường của mình”.
10 năm xây dựng sự nghiệp là một hành trình dài đầy gian nan mà Tuấn Anh đã trải qua, tuy có nhiều sóng gió, thử thách tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng bằng kiến thức và nỗ lực, Tuấn Anh đã xây dựng thương hiệu riêng và có chỗ đứng trên thị trường.
Cuối chương trình, vợ Tuấn Anh trổ tài làm món ăn của người Malaysia để chiêu đãi MC Quốc Thuận và Ngọc Lan. Tại đây, đôi vợ chồng trẻ đã dành những lời yêu thương cho nhau, bộc bạch những tâm tư về người bạn đời tri kỷ mà bấy lâu chưa thành lời, khiến Samatha Chong xúc động bật khóc.
Đạo Tâm
" alt=""/>Vợ người Malaysia của Hoàng Tuấn Anh 'ATM gạo' kể chuyện làm dâu ViệtToàn tỉnh đã có 3.475 lượt người dân tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo vay vốn với số tiền 258,5 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập. Qua đó, tổng nguồn ủy thác tại địa phương đến nay đạt 1.025 tỷ đồng, đưa Quảng Ninh là địa phương top đầu cả nước về nguồn vốn ủy thác.
Những quyết sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Nghị quyết 06 đặt mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới hải đảo của tỉnh tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3%/năm; không còn nhà ở tạm, nhà dột nát; cơ bản giải quyết dứt điểm nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo, gia cảnh khó khăn.
Để sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND phê duyệt chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở đó, Quảng Ninh tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ 100% kinh phí cấp thẻ BHYT cho người DTTS sinh sống ở các xã mới ra khỏi vùng khó khăn và người đang sinh sống ở những xã, thôn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 (theo số liệu của BHXH tỉnh, hiện toàn tỉnh có 71.812 người thuộc đối tượng trên được cấp 100% thẻ BHYT). Qua đó, góp phần bao phủ BHYT, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người dân vùng DTTS và miền núi, đảm bảo an sinh xã hội.
Đặc biệt, từ đầu năm 2023 đến nay, triển khai mạnh mẽ các chính sách hỗ trợ giáo dục vùng cao, vùng khó. Theo đó, hơn 2.100 lượt học sinh đã được hỗ trợ học phí (tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng); 3.171 lượt trẻ mầm non được hỗ trợ tiền ăn trưa 2 buổi/ngày (gần 3 tỷ đồng)... Sở Thông tin & Truyền thông tích cực phối hợp với các địa phương rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng gói dịch vụ viễn thông công ích theo quy định.
Quy định chuẩn nghèo đa chiều
Để đưa người dân trên khắp mọi miền Quảng Ninh, nhất là khu vực DTTS và miền núi được thụ hưởng thành quả của sự phát triển, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 13/2023/NQ-HĐND quy định chuẩn nghèo đa chiều áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025 nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Theo đó, quy định chuẩn hộ cận nghèo cụ thể ở khu vực thành thị là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,6 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội; ở khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,1 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội. Với quy định này, Quảng Ninh nâng tiêu chí thu nhập của hộ nghèo trong tỉnh cao hơn so với Trung ương khoảng 1,4 lần.
Với lộ trình thực hiện trong 2,5 năm, Quảng Ninh phấn đấu giảm 1.000 hộ nghèo, 4.600 hộ cận nghèo; đến hết năm 2025 còn 1.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo dưới 0,5% theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh. Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới, giúp đối tượng thụ hưởng chính sách tiếp cận gần hơn với mức sống tối thiểu của người dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch mức sống của người dân các vùng miền trong tỉnh Quảng Ninh.
Đến cuối tháng 11/2023, 100% xã đặc biệt khó khăn của Quảng Ninh đã có đường ôtô được bê tông hóa đến trung tâm xã; 177/177 xã phường, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% hộ dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 97,82% số hộ dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. |
Công Duy
" alt=""/>Quảng Ninh: An sinh xã hội tạo động lực giảm nghèo bền vững ở miền núi, hải đảo