Hàng xóm mở TV ồn ào bất kể ngày đêm, ông bố đã dùng chính nghề nghiệp của mình để trả đũa
Margo Dominey là một cô gái 22 tuổi sống ở Grapevine,àngxómmởTVồnàobấtkểngàyđêmôngbốđãdùngchínhnghềnghiệpcủamìnhđểtrảđũbóng đá thế giới hôm nay Texas. Gia đình cô sống cạnh một gia đình hàng xóm khá ồn ào. Họ có thói quen mở TV rất to bất kể ngày đêm.
Thậm chí có lúc, sự ồn ào xuất phát từ gia đình hàng xóm không chỉ đến từ TV mà còn là những âm thanh hỗn tạp khác.
Ban đầu, gia đình Dominey còn cố gắng chấp nhận nhưng khi tiếng ồn đã vượt quá mức chịu đựng, gia đình họ phải tìm cách giải quyết. Bố của Margo - ông Mark Dominey (58 tuổi) - đã từng làm việc cho một công ty công nghệ.
Ông không thích chạm trán gia đình hàng xóm kia nên đã nghĩ ra một cách khác để giải quyết vấn đề. Cuối cùng, ông quyết định dùng kiến thức trong nghề nghiệp của mình để trả đũa gia đình hàng xóm.
Margo chia sẻ trên trang cá nhân: “Bố tôi là người rất giỏi kỹ thuật và ông có thể sửa chữa mọi thứ hỏng hóc nhưng ông chưa bao giờ làm điều gì như thế này vào trước đây cả. Hàng xóm thường xuyên mở TV ồn ào và đôi khi không chỉ là TV.
Bố tôi không thích đối đầu, chạm trán nên đã tự nghĩ ra một giải pháp.
Bố đã tìm thấy một cách thú vị và nghĩ rằng đây là cách hay để gây rối và khiến gia đình hàng xóm bối rối.
Sau khi sử dụng kính viễn vọng của mình, bố đã có thể biết được hiệu của chiếc TV và mặc dù bố biết cách để lập trình nó nhưng bố không làm. Sau đó, bố đã có một ý tưởng khác”.
Theo Margo cho biết, ông Mark đã sử dụng những kiến thức về kỹ thuật của mình để lập trình một chiếc điều khiển từ xa cho phép ông tắt TV của nhà hàng xóm dù đang ở trong nhà mình.
Margo cho biết, bố cô đã rất nỗ lực để lập trình chiếc điều khiển, biến nó trở thành chiếc siêu điều khiển có thể chỉnh được nhiều TV khác nhau.
Cô nói thêm: “Bố tôi vẫn đang hoàn thiện nó và cố gắng thử ứng dụng remote để xem liệu nó có hoạt động hiệu quả hơn remote thông thường hay không”.
Cô gái trẻ không ngờ rằng bức ảnh cô chụp bố đang cố gắng lập trình chiếc điều khiển tại vườn nhà mình lại nhận được sự hưởng ứng từ mọi người như vậy.
Bức ảnh của cô đã nhận được hơn 1.000 lượt thích ngay thời điểm nó vừa được đăng tải (ngày 13/6).
Chia sẻ với Unilad về cảm xúc khi bức ảnh của mình nhận được nhiều sự quan tâm, Margo nói: “Thật lòng tôi không bao giờ nghĩ tweet của tôi lại được quan tâm như thế.
Tôi rất sốc. Tôi đã cho bố mẹ biết và lo lắng chính của họ là gia đình hàng xóm sẽ phát hiện ra. Theo như tôi biết thì họ không hề biết gì về việc này cả”.
Theo GenK
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Osasuna, 22h15 ngày 12/01: Thắng vì ngôi đầu
- Ngồi gọn trong lòng mẹ, mắt lấm lét nhìn người lạ. Mỗi lần gặp bác sĩ là cô bé lại khóc ré lên vì sợ phải tiêm thuốc.
Đau chỉ biết khóc
Mới chỉ có 6 tháng tuổi, con đã mắc phải căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Tính mạng của con được ví như ngọn đèn hết dầu trước gió. Muốn duy trì tính mạng cho con, không phải là một việc dễ dàng. Vậy mà giờ đây, cha mẹ con lại đang bế tắc không còn đủ tiền để chữa bệnh cho con.
Bé gái mắc căn bệnh ung thư máu từ khi 6 tháng tuổi. Con có tên là Dương Hà Bích Nhung (15 tháng tuổi ở số 89/1C ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM) bị căn bệnh ung thư máu.
Khi con vừa tròn 6 tháng tuổi, bị một trận sốt cao li bì nhiều ngày liền khiến con chẳng ăn uống được gì. Sức khỏe yếu dần, con ngồi cũng không vững, cha mẹ đưa con đến bác sĩ tư cũng không giúp con cải thiện tình trạng. Nhìn con quá nhợt nhạt, bác sĩ khuyên đưa đến bệnh viện để được thăm khám kỹ hơn.
Cha mẹ đưa con lên bệnh viện Nhi Đồng 1 khám bệnh, bác sĩ yêu cầu nhập viện ngay vì tình trạng thiếu máu báo động. Một tuần nằm trong bệnh viện, cha mẹ đứng ngồi không yên vì bác sĩ làm rất nhiều xét nghiệm, để tìm nguyên nhân. Khi bác sĩ đã có bằng chứng về căn bệnh ung thư máu bé đang mang gia đình được tư vấn rất kỹ.
Tính mạng bé bị đe dọa Căn bệnh của bé được điều trị bằng nhiều đợt hóa chất, nếu như đáp ứng thuốc tốt thì được chuyển qua gia đoạn duy trì 1-3 tháng tái khám một lần. Chi phí viện phí bác sĩ không thể nói trước số tiền hết bao nhiêu vì mỗi bé và mỗi giai đoạn sẽ khác nhau.
Bé Bích Nhung mới điều trị được 3 toa thuốc, gia đình đã trở nên khó khăn vì nhiều chi phí phát sinh ngoài bảo hiểm y tế. Bản thân bé cũng phải gồng lên để có thể vượt qua được điều trị. Mỗi một lần truyền thuốc, bé gái đuối sức tưởng chừng như không thể vượt qua được. Cha mẹ ngày đêm túc trực để làm mát cơ thể vì bé liên tục sốt 40 độ. Tác dụng phụ của thuốc khiến bé lở hết mồm miệng.
“Mỗi lần truyền thuốc cho bé tôi sợ lắm. Thuốc giật bé tưởng như không qua khỏi được. Nhìn con nằm lơ mơ trên giường bệnh mà xót hết cả ruột gan. Hai vợ chồng thay nhau canh chỉ sợ…”, anh Dương Đức Mạnh bỏ dở câu nói.
Cha mẹ không đủ tiền cứu con
Anh Mạnh từ Ninh Bình vào TP.HCM làm công nhân rồi lập gia đình với chị Hà Thị Tú Anh. Cả hai vợ chồng đều là công nhân ngành may mặc tại Hóc Môn. Lấy nhau rồi sinh 2 đứa con, làm tới đâu cũng chỉ đủ cuộc sống hằng ngày. Hai vợ chồng vẫn chưa có nhà riêng vẫn còn đang ở nhà bà ngoại bé.
Thu nhập của hai vợ chồng được khoảng 10 triệu đồng. Cả hai đứa con còn nhỏ đứa lớn mới chỉ 3 tuổi nên chi tiêu lo cho các bé khá tốn kém. Với nguồn thu cố định, chỉ cần con hay cảm sốt là tháng đó thiếu hụt.
Cha mẹ làm công nhân không đủ tiền cho con chữa bệnh. Từ khi bé Bích Nhung bị bệnh mẹ nghỉ làm, cha công việc cũng thất thường, cuộc sống vô cùng khó khăn. Sự hỗ trợ của người thân và hai bên gia đình cũng có giới hạn. Anh Mạnh và chị Tú Anh vay hơn 100 triệu đồng để chữa bệnh cho con.
Nếu như những ngày tới không có sự chia sẻ và ủng hộ, không biết họ sẽ phải làm gì để có tiền chữa bệnh cho con.
Ôm đứa con trong lòng, anh Mạnh buồn bã nói: “Ngày nào tôi cũng lo sợ mất con vì tiền bạc không còn. Cháu bé chẳng biết gì, lúc thì khóc thảm thiết lúc lại cười toe toét. Vợ chồng tôi cũng đã tìm đủ mọi cách để cứu lấy con nhưng tiền bạc không còn. Tôi cũng chẳng biết làm sao bây giờ”.
Đức Toàn
Mọi đóng góp xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Dương Đức Mạnh (89/1C ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM ĐT: 0396 416 860
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ MS 2019.118 ủng hộ bé Dương Hà Bích Nhung
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Bé gái Hoàng Thị Hà Vy đang dần phục hồi sau bỏng nặng
Vừa qua, bé Hoàng Thị Hà Vy đã được phẫu thuật lần 2, những vết bỏng sâu đang dần phục hồi
" alt="Tiếng khóc não lòng trong đêm của bé gái 15 tháng tuổi" /> - Tại bệnh viện, người mẹ vừa chăm con, vừa gạt nước mắt khóc nấc lên: “Nhìn con thế này tôi cũng nát hết cả ruột gan. Nó mà có mệnh hệ gì tôi chẳng thiết sống nữa chú ạ”.
Đó là hoàn cảnh đáng thương của em Quách Thành Trung ( sinh năm 2011), ở thôn Hiền Quang, xã Lạc Vân, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình bị mắc bệnh viêm não Nhật Bản đang điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Mắc bệnh viêm não Nhật Bản, sự sống của Trung đang rất mong manh Theo chị Quách Thị Vị ( SN 1975) mẹ của em Trung cho biết, từ nhỏ Trung là một đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, em thích chơi thể thao nên sức khỏe rất tốt, ít khi bị ốm đau bệnh tật. Nhưng bất hạnh lại bất ngờ ập đến với em vào cái ngày định mệnh.
“Tôi nhớ hôm đó là những ngày nắng nóng đỉnh điểm, cháu Trung đi học về kêu đau đầu, buồn nôn, đến tối thì sốt cao co giật. Lo lắng điều chẳng lành, vợ chồng tôi vội vàng đưa cháu đi lên bệnh viện tỉnh khám. Ở đây các bác sĩ giới thiệu chuyển cháu lên tuyến trung ương. Đến bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ khám kết luận cháu bị viêm não Nhật Bản ”chị Vị gạt nước mắt kể lại.
Cầm tờ kết quả xét nghiệm của con và được bác sĩ giải thích về bệnh tình, vợ chồng chị Vị như ngất lịm bởi họ sống ở vùng quê, chưa tiếp cận với y học hiện đại, chưa nghe đến bệnh đó bao giờ và không nghĩ là con mình bị nặng như thế
Em Trung nhập viện trong tình trạng sốt cao, co giật. Sau một thời gian điều trị ở viện Nhi, vừa qua, em được chuyển sang Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tiếp tục điều trị.
Căn bệnh nguy hiểm có thể lấy đi tính mạng em bất cứ lúc nào Nhìn đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn, chặng đường tương lai ở phía trước phải nằm bất động, người mẹ nghèo bất lực chỉ biết cầu trời khấn phật. Phận làm mẹ như chị Vị càng thêm lo hơn, bởi hiện giờ gia đình chị không thể vay mượn thêm ở đâu ra tiền cho con điều trị những ngày tiếp theo.
Được biết, vợ chồng chị Vị có 3 người con, Trung là con trai út còn hai chị gái đã lập gia đình. Quanh năm, một mình chị Vị tảo tần làm lụng vất vả nhưng chỉ đủ lo bữa ăn hằng ngày cho gia đình, nuôi các con ăn học. Chồng chị, anh Quách Văn Huỳnh (SN1973) đã nhiều năm nay không đi làm thuê được công việc gì kiếm ra tiền vì sức khỏe yếu. Cuối năm 2018, anh Huỳnh phải nhập viện phẫu thuật cắt sỏi mật. Số tiền khi đó chị Vị đi vay cho chồng chữa bệnh đến nay vẫn chưa trả hết nợ thì đến lượt con trai gặp nạn.
Bệnh trọng, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn, Trung đang rất cần được giúp đỡ Trung có bảo hiểm y tế nhưng để trị tốt nhất cho em cần phải dùng đến nhiều loại thuốc ngoài, mỗi ngày bình quân vài trăm nghìn đồng đó là chưa kể tiền sữa, ăn uống hằng ngày ở bệnh viên. Để có tiền đưa con đi viện trong những ngày vừa qua, chị Vị phải đi vay mượn khắp nơi, số tiền bây giờ đã dần cạn kiệt nhưng gia đình chị vẫn cố gắng, hi vọng còn nước còn tát.
Gạt những giọt nước mắt lăn dài trên hai gò má, chị Vị nấc lên: “Bằng mọi giá, vợ chồng tôi phải cứu lấy con rồi sau này dù có đi kéo cày trả nợ cùng chấp nhận. Nhìn con như vậy người làm mẹ nào cầm được lòng. Các cô, các bác xin cứu giúp cháu !.." .
Em Trung còn có cơ hội khỏe mạnh trở lại, em còn cả một tương lai dài phía trước nhưng với tình cảnh lúc này, gia đình em cần lắm sự giúp đỡ từ phía các tấm lòng hảo tâm, bạn đọc xa gần.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Chị Quách Thị Vị, ở thôn Hiền Quang, xã Lạc Vân, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.SDT:0347209261
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.136 (Em Quách Thành Trung)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Morata và Juventus tạo ra thế trận lấn lướt Villarreal ở trận lượt về Khá nhiều cơ hội được "Bà đầm già" tạo ra về phía đại diện đến từ Tây Ban Nha Hàng thủ "Tàu ngầm vàng" có trận đấu quả xuất sắc Tân binh Vlahovic có cơ hội ngon ăn nhưng không thể lập công Thủ môn Rulli của đội khách có trận đấu xuất thần Tình huống Gerard Moreno mở tỷ số ở phút 78 trên chấm phạt đền Moreno ăn mừng phấn khích Các cầu thủ Villarreal còn thêm hai lần được hướng niềm vui Pau Torres (85') và Danjuma (90'+2) là những người ghi hai bàn còn lại để nhấn chìm Juventus Các chân sút của Juventus hoàn toàn bất lực trước Rulli - người có 5 pha cứu thua xuất sắc trước chủ nhà Villarreal là đội tạo ra bất ngờ lớn nhất, cùng với Benfica - đội đã loại Ajax Đội hình thi đấu:
Juventus: Szczesny, Danilo, Rugani, De Ligt, De Sciglio, Cuadrado, Rabiot, Arthur, Locatelli, Vlahovic, Morata
Villarreal: Rulli, Estupinan, Albiol, Pau Torres, Aurier, Pino, Parejo, Capoue, Lo Celso, Trigueros, Danjuma
Thiên Bình
Chelsea vượt khó, đoạt vé tứ kết Champions League
Chelsea giành chiến thắng 2-1 trước Lille nhờ các pha ghi bàn của Pulisic và Azpilicueta, qua đó tiến vào tứ kết Champions League với tổng tỷ số 4-1.
" alt="Kết quả bóng đá Juventus 0" />- Sở GD-ĐT TP Hà Nội vừa thông báo cho học sinh các cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; học viên trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài; học viên Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 22/4.
Sở yêu cầu các phòng GD-ĐT, đơn vị trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 05/CT-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Trong thời gian học sinh nghỉ học, các đơn vị trường học tiếp tục triển khai thực hiện tổ chức dạy học trực tuyến; hướng dẫn học sinh tự học và tự ôn tập tại nhà qua hệ thống học tập trực tuyến HanoiStudy và các bài giảng được phát trên kênh truyền hình của Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội (kênh H1, H2).
Bên cạnh đó, thường xuyên liên hệ với gia đình, cập nhật, nắm bắt thông tin về tình hình học tập và sức khỏe của học sinh.
Ngày 16/4, UBND tỉnh Đồng Nai cũng có văn bản tiếp tục cho trẻ em mầm non, học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn kéo dài thời gian nghỉ học từ ngày 20/4 đến hết ngày 3/5/2020.
Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau quyết định cho phép học sinh lớp 9 và lớp 12 đi học trở vào ngày 20/4. Chủ tịch UBND tỉnh giao sở GD-ĐT căn cứ tình hình thực tế của trường lớp học và giáo viên để có biện pháp chia nhỏ sĩ số lớp, tăng cường giáo viên giảng dạy, có biện pháp giãn cách xã hội đối với phụ huynh khi đưa đón học sinh… nhằm đảm bảo an toàn. Đồng thời khẩn trương chỉ đạo phun, xịt, tiêu độc, khử trùng, triển khai các công việc cần thiết trước khi học sinh lớp 9 và lớp 12 đến trường đảm bảo an toàn.
Riêng các cấp học, bậc học còn lại (kể cả đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, trung tâm bồi dưỡng chính trị) tiếp tục được nghỉ học, chờ thông báo tiếp theo.
Trước đó, ngày 15/4, Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp thông báo tiếp tục cho học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 2/5/2020 để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Trong thời gian học sinh, học viên nghỉ học, Sở GD-ĐT Đồng Tháp cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc không tổ chức dạy thêm, học thêm; bồi dưỡng văn hóa, tin học, ngoại ngữ và các hoạt động khác có huy động học sinh tham gia.
Triển khai việc dạy học trực tuyến theo hướng dẫn của Sở.
Bên cạnh đó, sở này cũng yêu cầu giáo viên, học sinh, học viên không chia sẻ thông tin không chính thống, chưa được kiểm chứng về dịch bệnh Covid – 19 trên mạng xã hội.
Cùng ngày, UBND tỉnh Hà Nam quyết định cho trẻ em, học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn nghỉ học từ ngày 16/4 đến hết ngày 3/5 để phòng dịch Covid-19.
Ngày 14/4, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng quyết định tiếp tục cho học sinh, học viên, sinh viên trên địa bàn nghỉ học từ ngày 16/4 đến hết ngày 30/4 để phòng chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai các hoạt động dạy học trực tuyến, trên internet và trên sóng truyền hình theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh.
Hiện, hầu hết các địa phương trên cả nước đã thông báo cho học sinh trên địa bàn nghỉ học cho đến khi có thông báo đi học trở lại.
Ngày 16/4, tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ GD-ĐT với 19 sở GD-ĐT thuộc các vùng khó khăn về việc triển khai hoạt động dạy học từ xa mới đây, nhiều địa phương cho hay dự kiến sẽ đề xuất cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 5.
Ông Vũ Văn Dương, Giám đốc Sở GD-ĐT Cao Bằng cho biết, dự kiến sẽ tham mưu UBND tỉnh cho học sinh đi học trở lại vào cuối tháng 4, đầu tháng 5. Để bảo đảm an toàn cho học sinh và giáo viên, một số giải pháp được sở GD-ĐT tính đến như phân chia khối lớp học khác buổi. Ví dụ học sinh khối 9, 12 học sáng; các khối khác học buổi chiều… để học sinh không đến trường một lúc quá đông.
Tương tự một số tỉnh như Cao Bằng, Đắk Lắk hiện nay chưa có dịch và được xếp vào nhóm nguy cơ thấp cũng có dự kiến như vậy. Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk cho hay, nếu không có chuyển biến bất thường, sở cũng sẽ tham mưu UBND tỉnh cho học sinh đi học lại vào đầu tháng 5 tới.
Tại Nghệ An, Quảng Nam thời điểm mở cửa trường học cũng dự kiến vào thời điểm này. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Thanh Hóa dự kiến đề xuất UBND tỉnh cho học sinh THCS, THPT đi học lại vào đầu tháng 5; các cấp học thấp hơn trở lại trường học sau đó khoảng từ 1-2 tuần…
Ông Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Yên Bái cho biết đã chủ động đưa ra 5 kịch bản tương ứng với 5 mốc thời gian dự kiến học sinh đi học trở lại, mốc sớm nhất là 20/4 và mốc muộn nhất là 15/6.
Ông Đỗ Minh Tâm, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết đang cố gắng để học sinh có thể đi học lại vào đầu tháng 5.
Về vấn đề học sinh đi học trở lại, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng, đây là việc cần được tính toán, xem xét rất kỹ dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.
Ông Độ gợi ý, các địa phương nằm trong nhóm có nguy cơ cao theo khuyến nghị của Thủ tướng Chính phủ, cần xem xét, cân nhắc; các địa phương nguy cơ thấp có thể xem xét đề xuất UBND tỉnh cho học sinh đi học trở lại.
Trước đó, ngày 14/4, Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ 2 phương án thi THPT quốc gia 2020. Theo đó, nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh có thể đi học trở lại trước ngày 15/6, thì kỳ thi THPT quốc gia 2020 vẫn có thể tổ chức vào ngày 8-11/8.
Còn trường hợp dịch bệnh phức tạp hơn, Bộ GD-ĐT tính đến cả phương án không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia mà giao cho các địa phương xét tốt nghiệp THPT.
Thanh Hùng
Nhiều địa phương dự kiến đề xuất cho học sinh trở lại trường đầu tháng 5
- Sáng 16/4, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì họp trực tuyến với 19 sở GD-ĐT thuộc các vùng khó khăn về việc triển khai hoạt động dạy học từ xa; đồng thời chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng khi học sinh trở lại.
" alt="Phòng dịch Covid" /> - - “Em dẫn cho chị thêm 7 khách nữa nhé! Em phải đi “bắt gà” tiếp đây”. Theo chân người đàn bà trung tuổi này, tôi đã tận mắt chứng kiến các pha “bắt gà” phải nói là rất khéo và chuyên nghiệp.
TIN BÀI KHÁC:
" alt="“Cò mồi” bao vây làng gốm Bát Tràng" /> - Nguyễn Cù An Khang - điểm tuyệt đối tại Đại học Công nghệ Sydney, Úc
Nguyễn Cù An Khang hiện đang là sinh viên năm nhất, song ngành Công nghệ thông tin và Kinh doanh tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Úc.
Trước đó, An Khang đã có 12 năm liền theo học tại VAS, từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông. Sau gần 2 năm học tại Úc, Khang nhận ra rằng văn hóa phương Tây không thân thiện như các nước châu Á, tuy nhiên lối sống nề nếp và hệ thống giáo dục hiện đại, vươn tầm thế giới lại là những yếu tố chính để thu hút các học sinh ở khắp nơi tụ họp về Sydney du học.
An Khang đoạt 2 phần học bổng của UTS Insearch với điểm trung bình tuyệt đối cho cả 2 học kỳ Trong 2 năm qua, Khang đã giành được 2 phần học bổng của UTS Insearch với điểm trung bình môn tuyệt đối cho cả 2 học kỳ (GPA 10.0). Tiếc nuối vì đã dành quá nhiều thời gian cho việc học tập mà bỏ quên những hoạt động ngoại khóa, các sự kiện đa dạng dành cho học sinh tại VAS. Khi sang Úc, An Khang nỗ lực trở thành một thành viên tích cực trong các hoạt động tình nguyện của trường và là thành viên của ban điều hành Hội Sinh viên Nhật Bản và Úc (JASS).
Một gương mặt tích cực trong các hoạt động tình nguyện và ngoại khóa của trường đại học “Những kiến thức và phương pháp học tập được chuẩn bị tại VAS trong chương trình A-Level là yếu tố quan trọng nhất cho việc thành công của mình khi theo đuổi học tập tại Úc. A Level là chương trình của bậc trung học phổ thông của nước Anh, nhưng lại khá tương đồng với chương trình của các nước nói tiếng Anh khác, ví dụ như The Higher School Certificate (HSC) của Úc. Vì thế, đây là một bước chuẩn bị rất tốt cho các bạn học sinh mong muốn tiếp nối con đường học vấn ở các nước khác”, An Khang chia sẻ.
Nghiêm Phú Hải - chàng trai đạt 10 học bổng du học Mỹ
Năm 2013, Nghiêm Phú Hải, học sinh lớp 12 VAS, cơ sở Hoàng Văn Thụ đã làm rạng danh năng lực và khí chất tuổi trẻ Việt Nam với thành tích hiếm thấy - cùng lúc giành học bổng của 10 trường Đại học và Cao đẳng tại Mỹ. Ba trường trong số này nằm trong top 100 thế giới, gồm Lawrence University (hạng 59 thế giới), Denison University (hạng 50) và Bennington College. Tổng giá trị học bổng và hỗ trợ tài chính mà Phú Hải nhận được lên đến hơn 1 triệu USD.
Phú Hải (bìa trái) trong lễ tốt nghiệp tại Denison University Ít ai biết rằng, Phú Hải đã có một thời gian khá chật vật ở năm học lớp 9 khi chuyển từ Hà Nội vào TP.HCM học tập. Thi trượt môn Hóa học ở học kỳ đầu tiên, Phú Hải cảm thấy như “mất hết thể diện” và trở nên càng rụt rè, nhút nhát trong lớp học.
Chính sự kiên nhẫn và tận tình của các thầy cô giáo tại VAS đã giúp em sốc lại tinh thần và lấy lại điểm số cao cùng sự tự tin vào cuối năm học. Phú Hải thừa nhận, điều này cũng đã giúp ích cho em rất nhiều trong việc xây dựng tính cách của mình.
Đến năm 2018, Phú Hải tốt nghiệp ngành Kinh tế và Phim ảnh tại Denison University, Mỹ, sau đó chuyển đến Canada và làm việc như một Nhà Phát triển Phần mềm tại công ty ClearRisk ở bang Newfoundland, Canada. Công hiện chiếm phần lớn thời gian của chàng trai trẻ, những lúc rảnh rỗi, Phú Hải làm tình nguyện viên dạy trẻ về lập trình và sáng tạo robot.
Phương châm của Phú Hải: “Luôn giữ tinh thần cởi mở và làm theo những điều bạn tin tưởng, đặc biệt là trong lúc khó khăn.” Phú Hải cho hay, “Chuyển đến Canada có nghĩa là từ bỏ mạng lưới đồng nghiệp và cố vấn hiện tại của mình ở Mỹ. Ngoài ra, việc chuyển đổi từ nền tảng kinh tế/ tài chính sang phát triển phần mềm cũng khiến mình mất một thời gian để bắt kịp tốc độ với các công nghệ hiện tại. Bằng cách tạo ra các mục tiêu rõ ràng cho bản thân và tiếp cận, học hỏi những người đi trước trong lĩnh vực mới, mình đã tạo ra ra được các kết nối phù hợp và tìm được một công việc trong lĩnh vực mình yêu thích”.
Những thành tích mà các em gặt hái được trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống không chỉ là niềm tự hào của gia đình, thầy cô, của VAS mà còn góp phần tô đẹp hơn màu cờ sắc áo của dân tộc. Tất cả đều được trang bị từ những nền tảng vững chắc về kiến thức, kỹ năng và cả những phẩm chất, giá trị tại VAS!
VAS là hệ thống trường học có 16 năm kinh nghiệm giảng dạy chương trình song ngữ quốc tế với gần 9.500 học sinh từ Mầm non đến khối 12 đang theo học tại 7 cơ sở. Hiện tại, trường cung cấp 3 lộ trình học tập chuẩn Cambridge đáp ứng nhu cầu, năng lực của học sinh và định hướng của các gia đình.
Đăng ký tham quan, tìm hiểu về môi trường giáo dục tại VAS tại https://www.vas.edu.vn/ hoặc qua hotline 0911 2677 55.
Lệ Thanh
" alt="Những gương mặt cựu học sinh ‘cực đỉnh’ của VAS" />
- ·Nhận định, soi kèo Real Chikkamagaluru vs FC Agniputhra, 17h00 ngày 13/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Nỗi lo thất nghiệp
- ·Chồng nhiễm chất độc da cam, vợ ung thư, con viêm thận không nơi bấu víu
- ·Trường học tặng mì tôm, gạo, trứng tận nơi cho SV bám trụ lại HN mùa Covid
- ·Nhận định, soi kèo NAC vs Heerenveen, 22h45 ngày 12/1: Mãn nhãn
- ·Cách tìm việc ở Dubai của du học sinh Việt
- ·“Chiều” vợ thế nhưng… chưa đủ!
- ·Hai cô gái bị nghi lừa đảo làm điều khiến nhiều người cảm phục
- ·Soi kèo góc Leipzig vs Bremen, 21h30 ngày 12/1
- ·Va chạm với ô tô, 2 học sinh tử vong tại chỗ
- Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã có những chia sẻ về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, theo phương án được đưa ra tại cuộc họp ngày 21/4, kỳ thi năm nay có được gọi là kỳ thi THPT quốc gia nữa hay không? Mục đích của kỳ thi năm nay là gì?
- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ: Do bối cảnh của dịch bệnh Covid-19, kế hoạch năm học 2019-2020 đã phải điều chỉnh, Bộ GD-ĐT cũng đã công bố tinh giản chương trình học kỳ 2 và triển khai dạy học qua Internet và trên truyền hình. Cũng vì dịch bệnh Covid-19 mà kỳ thi THPT sẽ được tổ chức muộn hơn mọi năm, dự kiến vào tháng 8 năm 2020. Thời điểm này, cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học đã có hiệu lực thi hành (Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực từ 01/7/2019 và Luật Giáo dục có hiệu lực từ 01/7/2020). Do vậy, sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như mọi năm mà tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là tổ chức an toàn, nghiêm túc lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường. Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Số môn thi không đổi, bài thi tổng hợp chấm chung một đầu điểm
Phóng viên: Các bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ như thế nào, thưa ông?
- Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổng hợp Khoa học Tự nhiên và bài thi tổng hợp Khoa học Xã hội. Trong đó, bài thi KHTN gồm tổ hợp của 3 môn Vật lí, Hóa học và Sinh học. Bài thi KHXH đối với thí sinh THPT gồm tổ hợp của 3 môn Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân và đối với thí sinh GDTX gồm tổ hợp của 2 môn Lịch sử, Địa lí.
Thí sinh THPT phải thi 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH. Thí sinh GDTX phải thi 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH.
Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm (Phiếu TLTN). Kết quả làm bài của thí sinh trên Phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính do Bộ GD-ĐT cung cấp. Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Mỗi bài thi tổng hợp được chấm chỉ với 1 đầu điểm (không có điểm các môn thành phần như đối với bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia những năm trước đây).
Vậy kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức ra sao?
- Kỳ thi được tổ chức trong 1,5 ngày với 3 buổi thi.
Kỳ thi sẽ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND tỉnh) chủ trì tổ chức. Bộ GDĐT chỉ đạo, UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi của địa phương mình bảo đảm an toàn, nghiêm túc, công bằng và đúng quy chế.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 (Ảnh: Thanh Hùng) Các tỉnh sẽ thành lập Hội đồng thi để tổ chức thi cho tất cả thí sinh. Hội đồng thi của tỉnh sẽ chịu trách nhiệm tổ chức tất cả các khâu của kỳ thi như: in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, công bố kết quả thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Mỗi Hội đồng thi có các điểm thi được bố trí đảm bảo tại thuận lợi tối đa cho thí sinh. Cán bộ coi thi là giáo viên của tỉnh và có sự đổi chéo giáo viên coi thi giữa các trường với nhau, bảo đảm giáo viên không coi thi học sinh của trường mình.
Như vậy các địa phương sẽ chủ trì kỳ thi tốt nghiệp THPT. Để đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, việc thanh tra sẽ được tổ chức như thế nào, thưa ông?
- Công tác thanh tra, giám sát sẽ được tăng cường để hướng tới kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, trung thực, khách quan. Theo đó, dự kiến ngoài lực lượng thanh tra của Bộ, thanh tra của Sở GD-ĐT, sẽ có thêm lực lượng thanh tra của tỉnh giám sát tất cả các khâu của kỳ thi, nhất là các khâu in sao, vận chuyển, bảo mật đề thi, công tác coi thi và chấm thi.
Thứ trưởng có thể cho biết rõ hơn về công tác đề thi năm nay?
- Để đảm bảo tính khách quan, công bằng và mặt bằng chung trong đánh giá, xét công nhận tốt nghiệp, Bộ GD-ĐT xây dựng và cung cấp đề thi cho các địa phương để tổ chức thi tốt nghiệp cùng một thời điểm trong cả nước. Với bài thi trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong mỗi phòng thi sẽ có một mã đề riêng. Đề thi sẽ dùng chung cho cả học sinh giáo dục THPT và học viên GDTX.
Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với nội dung tinh giản chương trình học kỳ 2 đã được Bộ GD-ĐT công bố. Nội dung đề thi sẽ dễ hơn, độ phân hóa cũng sẽ giảm đi so với các năm trước để phù hợp với mục đích của kỳ thi cũng như điều kiện dạy học do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Kỳ thi sẽ được giao về cho các địa phương chủ trì tổ chức, vì sao Bộ vẫn ra đề thi? Tại sao Bộ không tính đến việc giảm số môn thi mà lại giảm độ khó của đề thi, thưa ông?
- Kỳ thi sẽ sử dụng đề thi chung của Bộ để đảm bảo thống nhất trong cả nước cùng một mặt bằng đánh giá chất lượng giáo dục sau 12 năm học ở cấp phổ thông cũng như đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá giữa các địa phương. Hơn nữa, chương trình giáo dục do Bộ ban hành vì vậy việc Bộ ra đề thi cũng phù hợp để đảm bảo đánh giá theo chuẩn đầu ra của chương trình.
Dự kiến năm 2020, kỳ thi THPT quốc gia được thay thế bằng kỳ thi tốt nghiệp THPT (Ảnh: Thanh Hùng) Việc sử dụng các bài thi bắt buộc và các bài thi tổ hợp tự chọn KHTN và KHXH hướng đến đánh giá toàn diện học sinh, hạn chế học lệch, học tủ. Việc vẫn tổ chức thi 3 môn bắt buộc và 1 bài thi tổ hợp tự chọn cũng là cách để giúp thí sinh tập trung thi những môn học đã được dành thời gian ôn tập kỹ hơn, phù hợp với định hướng lựa chọn nghề nghiệp của các thí sinh.
Mặt khác, sử dụng đề thi chung là phù hợp với việc sử dụng chung mẫu bằng tốt nghiệp THPT có tính quốc gia cho các thí sinh. Việc này tạo thuận lợi trong hội nhập quốc tế, nhất là trong việc học sinh đi du học ở nước ngoài.
Các tỉnh phải công khai phổ điểm thi, báo cáo toàn bộ điểm học bạ
Khi kết quả tốt nghiệp THPT nhiều năm đạt đến gần 100%, xét trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, ông có thể giải thích tại sao vẫn tổ chức thi chứ không xét công nhận tốt nghiệp THPT?
- Như chúng ta đã biết, việc duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT là thực hiện đúng theo Luật Giáo dục sửa đổi. Đặc biệt, cần tổ chức kỳ thi để chúng ta đánh giá mặt bằng chung của giáo dục phổ thông toàn quốc. Việc đánh giá kết quả dạy và học qua kỳ thi tốt nghiệp THPT là kết quả đáng tin cậy để chúng ta điều chỉnh chương trình cho phù hợp, nhất là khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Kỳ thi tổ chức với phương thức như đã nói cũng là cơ sở để giảm bớt tính cục bộ giữa các địa phương; làm căn cứ để chúng ta phân loại, đánh giá chất lượng dạy, học giữa các trường trong từng địa phương và giữa các địa phương với nhau.
Hơn nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi cuối cùng ở bậc phổ thông. Việc tổ chức một kỳ thi để đánh giá chất lượng của giáo dục phổ thông là cần thiết, tạo động lực học tập tích cực cho học sinh (nếu không thi thì một bộ phận học sinh sẽ không học hoặc học không tích cực). Kỳ thi cũng sẽ góp phần duy trì được nền nếp dạy, học trong các cơ sở giáo dục.
Bộ đã tính đến những giải pháp nào để đảm bảo an toàn, khách quan cho kỳ thi ra sao, khi mà việc giao cho địa phương chủ trì kỳ thi vẫn chưa khiến xã hội thật sự an tâm bởi những gian lận đã từng xảy ra?
- Tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng là yêu cầu đầu tiên, cao nhất đối với kỳ thi. Để đạt được cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Trước hết, việc giao quyền tổ chức kỳ thi về cho địa phương phải gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu địa phương cũng như trách nhiệm của người phụ trách các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi.
Cùng với đó, Bộ tiếp tục chịu trách nhiệm ra đề thi, xây dựng những giải pháp kỹ thuật nhằm giám sát chất lượng, tính trung thực của kỳ thi như thực hiện mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; áp dụng thiết bị giám sát và công nghệ thông tin để quản lý chặt chẽ đề thi, bài thi; tiếp tục tổ chức thi trắc nghiệm để hạn chế tối đa sự can thiệp của con người vào các khâu coi thi và chấm thi.
Các bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy, bằng phần mềm chung của Bộ, có sự giám sát của hệ thống camera trên cơ sở phát huy hiệu quả của quy trình chấm thi năm 2019 sẽ đảm bảo quy trình chấm thi an toàn, nghiêm túc, đề phòng gian lận.
Đặc biệt, năm nay, các tỉnh phải công khai phổ điểm thi, báo cáo toàn bộ điểm học bạ của các thí sinh qua hệ thống dữ liệu điện tử. Bộ GD-ĐT sẽ lấy đó làm căn cứ đối sánh kết quả thi.
Cuối cùng, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi, cùng với đó là các chế tài nghiêm khắc để xử lý các gian lận nếu có.
Xin cảm ơn ông.
Thanh Hùng - Thúy Nga
Dự kiến vẫn thi THPT, các địa phương tổ chức để xét tốt nghiệp
- Sáng 21/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì buổi làm việc với Bộ GD-ĐT về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020.
" alt="Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức ra sao?" /> - Chưa nói đến việc ‘đánh bật’ các thủ môn đối thủ ở Premier League, De Gea vốn là cầu thủ hưởng lương cao nhất ở MU, trước khi Ronaldo đến vào hè năm ngoái.
De Gea là thủ môn nhận lương cao nhất TG Người gác đền Tây Ban Nha nhận lương ròng 375.000 bảng/tuần, trong hợp đồng được gia hạn với MUvào 2019.
Năm ngoái Ronaldo trở lại Old Trafford với lương thường nhận khoảng 385.000 bảng (sau khi trừ thuế), De Geaxuống vị trí thứ 2 về lương ở MU, nhưng vẫn gấp nhiều lần các thủ môn khác ở Ngoại hạng Anh.
Cụ thể, De Gea có lương cao gần gấp 2,5 lầnso với người xếp nhì là đồng hương Kepa (Chelsea) – 155.000 bảng/tuần.
Xếp thứ 3 là thủ thành Alisson của Liverpoo, với 150.000 bảng/tuần, trong khi 130.000 bảng/tuầnlà lương của thủ thành số 1 Leicester,Kasper Schmeichel.
Với Ederson (Man City), Hugo Lloris (Tottenham) và Pickford (Everton) và Dean Henderson (MU)có cùng mức lương 100.000 bảng/tuần.
Thủ môn MU bỏ xa các đối thủ ở Premier League, trong đó lương Mendy ở Chelsea chưa bằng con số lẻ (52.000 bảng/tuần so với 375.000 bảng/tuần) Gây ngỡ ngàng nhất là lương của thủ môn số 1 Chelsea, Edouard Mendy, người cho thấy là trong những tay giữ gôn hay nhất thế giới hiện nay, với chỉ 52.000 bảng/tuần.
Có thể thấy, lương Mendy chưa bằng con số lẻ của De Gea tại MU, chỉ bằng 1/7.
Tuy nhiên, điều này có thể hiểu được, thủ thành Senegal gia nhập The Blues hè 2020 khi mà tên tuổi ít được biết đến và anh chưa gia hạn Chelsea sau khi nhanh chóng cho thấy tài năng đáng ngưỡng mộ. Trong khi đó, De Gea đã đạt đẳng cấp hàng đầu, liên tục được bầu chọn là Cầu thủ hay nhất năm của MU.
Tuy Quỷ đỏ có ‘hào phóng’ với De Gea khi gia hạn vào 2019, nhưng trừ mùa trước sa sút, hiện anh vẫn cho thấy là người giữ phong độ và chơi hay nhất đội.
L.H
De Gea mất suất lên tuyển dù 'gánh' hàng thủ MU
Thủ môn David de Gea vừa bị HLV Luis Enrique gạt ra khỏi danh sách triệu tập của tuyển Tây Ban Nha.
" alt="Ngỡ ngàng lương thủ môn số 1 Chelsea Mendy so với De Gea" /> - Bé Nguyễn Ngọc Mai (14 tuổi), cháu gái chị Hồng mắc phải căn bệnh suy thận giai đoạn cuối, mặc dù đã được chạy thận nhưng cần thêm một chiếc máy để hỗ trợ lọc thận.
Không may mắn như những đứa trẻ khác, Mai không biết cha mình là ai và mẹ cũng sớm bỏ đi. Ngoại là người cưu mang em suốt thời thơ ấu.
Đại diện Báo VietNamNet (bên trái) trao tiền cho chị Hồng. Không thể tránh được quy luật sinh lão bệnh tử, bà ngoại của Mai mới đây đã rời cõi tạm. Chị Hồng lại thay bà ngoại nuôi cháu. Nếu như bé Mai không suy thận, có lẽ cuộc sống của mấy dì cháu sẽ khác.
Dù chỉ là làm thuê nhưng lâu nay, chị Hồng vẫn đảm bảo được cuộc sống. Chỉ từ khi bé Mai mắc bệnh, cuộc sống càng ngày càng trở nên khó khăn.
Dì của bé Mai phải nghỉ làm để chăm sóc cháu trong bệnh viện nên không còn tiền để lo cho cả cuộc sống lẫn chi phí chữa bệnh. Hai dì cháu ở bệnh viện xin cơm từ thiện để ăn, lúc về nhà hàng xóm lại cho hộp cơm, gói xôi.
Bé Mai đã được bạn đọc hỗ trợ tiền chữa bệnh. Vì vậy việc đóng 20% chi phí chữa bệnh sau khi đã được trừ bảo hiểm cũng là một khó khăn đối với chị Hồng. Cháu cần chiếc máy lọc thận nhưng dì cũng chỉ biết để trong lòng, bởi đó là số tiền quá lớn vượt ngoài khả năng.
Sau khi thông tin của dì cháu Mai được đăng tải trên Báo VietNamNet, hôm nay bé đã được bạn đọc ủng hộ 36.649.508 đồng.
Cầm số tiền trên tay, chị Hồng xúc động: “Chúng tôi không biết phải nói thế nào để cảm ơn những tấm lòng của mọi người. Nhờ có bạn đọc hỗ trợ cháu mới có tiền mua chiếc máy hỗ trợ lọc thận. Trước đây chúng tôi cũng muốn mua cho cháu lắm nhưng không có tiền đành chịu. Tôi sẽ về nói với cháu cố gắng ăn uống, chữa bệnh để không phụ lòng mọi người”.
Đức Toàn
Cha không biết mặt, mẹ sớm bỏ đi, bé gái suy thận cầu cứu
Không biết mặt cha, mẹ bỏ đi từ khi mới 2 tháng tuổi, cô bé ở với ngoại. Đến lúc ngoại qua đời, bé mang bệnh hiểm nghèo trong người không biết bấu víu vào ai nữa..
" alt="Bé Nguyễn Ngọc Mai đã có tiền mua máy lọc thận" /> - Tận dụng thời gian học sinh nghỉ học vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, thầy Trương Hoàng Thanh - giáo viên môn Mỹ thuật (Trường Tiểu học Núi Thành, quận Hải Châu, Đà Nẵng) mang theo màu sơn, cọ đến trường vẽ tranh làm đẹp các vách tường.
Tranh thủ học sinh nghỉ học phòng dịch, thầy Thanh đến trường vẽ mới tranh và dặm lại màu sơn trên các bức tường Thầy Thanh chia sẻ, thời gian 2 tháng qua hôm nào thầy cũng đến trường để vẽ và dặm lại màu sơn trên các bức tranh cũ của trường.
Qua mỗi bức tranh, thầy muốn truyền tải từng thông điệp riêng đến học sinh đó là các trò chơi dân gian như trốn tìm, nhảy dây, ô ăn quan… hay trồng cây xanh bảo vệ môi trường…
Từ những bức tường bong tróc sơn và cũ kỹ, thầy Thanh tạo nên các bức tranh sinh động Ở một vách tường bong tróc sơn của khu căng tin, thầy Thanh đến các tiệm gara xe ôtô xin lại những chiếc lốp cũ treo làm điểm nhấn, sơn lại tường rồi vẽ nhiều sinh vật biển. Phía trong lốp xe được trồng các cây xanh tạo điểm nhấn.
Thời gian hoàn hiện mỗi bức vẽ mất khoảng một buổi.
Hình ảnh chú cá được thầy Thanh dùng lốp xe vẽ màu, trồng cây xanh tạo điểm nhấn Thầy Thanh cho biết, đây là món quà thầy muốn gửi đến học sinh khi quay lại lớp sau thời gian nghỉ phòng dịch. Tranh vẽ sẽ giúp các em yêu thích môn Mỹ thuật hơn và đỡ phần nào áp lực sau giờ học, khi có thể vừa ngắm tranh, đọc sách, thư giãn lúc ra chơi.
Bức tranh khích lệ học sinh bảo vệ môi trường, trồng cây xanh được thầy Thanh vẽ trước cổng trường Hai cầu thang lên xuống của trường, thầy Thanh vẽ những đàn voọc chà vá chân nâu sống trên bán đảo Sơn Trà… "Được ban giám hiệu nhà trường đồng ý, tôi mua thêm sơn và tận dụng màu cũ để vẽ. Thông qua các bức tranh này, tôi muốn các em khi xem sẽ tìm về các trò chơi dân gian trước đây, rời xa điện thoại di động hay màn hình tivi", thầy nói.
Mỗi bức tranh có từng chủ đề riêng như các trò chơi dân gian, bảo vệ môi trường Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Hiệu trưởng trường Tiểu học Núi Thành cho biết, thầy Thanh công tác tại trường đã 18 năm, là giáo viên luôn được đồng nghiệp và các em học sinh quý mến. Thời gian qua, ngày nào thầy cũng lặng lẽ đến trường vẽ những câu chuyện ý nghĩa lên bác bức tường.
Trong phòng thư viện, cửa phòng học, tiền sảnh được thầy vẽ nhân vật các câu chuyện cổ tích, hoa, con vật.. “Thầy Thanh biến những mảng tường cũ kỹ, đơn điệu trở nên sống động...”, cô Nguyệt chia sẻ.
Hồ Giáp
Trò leo đồi học online, thầy cô gọi điện thoại giảng bài từ xa
Lớp học của Tráng A Thỷ (dân tộc Mông) ở quê không có bàn ghế, bục giảng, bè bạn. Thỷ một mình ngồi trên cây, nơi mỏm đá ở sườn đồi hoặc bãi ngô trên núi... để học tập.
" alt="Nghỉ học phòng dịch Covid" />
- ·Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Nakhon Ratchasima, 18h00 ngày 14/1: Cửa trên ‘tạch’
- ·Vì xấu gái nên làm mẹ đơn thân?
- ·Hàng chục nghìn giáo viên ở TP.HCM bị giảm thu nhập tăng thêm
- ·Phí giao thông đường bộ: Người dân lên tiếng
- ·Nhận định, soi kèo Chelsea vs Morecambe, 22h00 ngày 11/1: Tin vào khách
- ·Cách Dương Cẩm Lynh chống khô da ngày hè
- ·Kết quả bóng đá Real Madrid 4
- ·Hình ảnh bất ngờ sau khi hàng triệu người Mỹ ở trong nhà vì đại dịch
- ·Nhận định, soi kèo Abidjan vs Al Ahly, 23h00 ngày 11/01: Tạm biệt chủ nhà
- ·Chelsea rúng động nghe tin dữ về Abramovich