Bị bạn thân 10 năm đuổi về giữa đám cưới vì dám mặc váy giống cô dâu
本文地址:http://vip.tour-time.com/html/643b898871.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Al Shabab vs Al Khaburah, 22h30 ngày 24/1: Bỏ xa đối thủ
Ban chấp hành VFF thống nhất không công nhận danh hiệu ở các giải đấu nói trên. Điều này đồng nghĩa với việc HAGL không được trao cúp vô địch khi đang tạm dẫn đầu V-League sau 12 vòng đấu.
HAGL mất cơ hội giành cúp vô địch V-League 2021 |
Đây là điều khá đáng tiếc bởi đội bóng của bầu Đức dưới sự dẫn dắt của HLV Kiatisuk thể hiện một lối chơi hiệu quả, rất sáng cửa vô địch ở mùa giải 2021.
Ngoài ra, Ban chấp hành VFF cũng không áp dụng suất lên - xuống hạng ở V-League, hạng Nhất. Đây là tin vui với những đội như SLNA khi đang đứng cuối BXH.
Về việc đại diện nào của Việt Nam sẽ tham dự đấu trường AFC Champion League và AFC Cup năm sau, Ban chấp hành VFF căn cứ vào kết quả chuyên môn của các CLB đến hết vòng 12 V-League để báo cáo AFC để xác định các đội bóng tham dự đấu trường châu lục cấp CLB ở mùa giải 2022 dựa trên tiêu chuẩn cấp phép hiện hành.
Video HAGL 1-0 Hà Nội:
Đại Nam
HLV Phạm Minh Giang gửi lời cảm ơn người hâm mộ luôn đồng hành cùng tuyển futsal Việt Nam ở chiến dịch World Cup 2021.
">VFF đồng ý hủy V
Mới đây, phản ánh đến Báo VietNamNet, hàng chục hộ dân nằm trong diện di dời khỏi chung cư xuống cấp 155 – 157 Bùi Viện, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM cho biết rất bức xúc vì 3 tháng qua không nhận được tiền tạm cư từ Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Q.1.
Ông Hoàng Đức Lợi (chủ căn hộ 107) cho biết, chung cư 155 – 157 Bùi Viện là một trong những chung cư cũ xuống cấp trầm trọng, phải tháo dỡ để xây mới. Trong thời gian chờ xây mới, gia đình ông và hơn 40 hộ dân khác chọn hình thức nhận tiền tạm cư để tự tìm nơi ở mới. Những hộ dân còn lại đã nhận nhà tạm cư.
Chung cư 155 - 157 Bùi Viện được kiểm định năm 2016, thuộc diện nhà chung cư bị hư hỏng nặng cần phải di dời, phá dỡ. |
Dù các hộ dân đã chấp hành chủ trương di dời của chính quyền địa phương, nhưng theo ông Lợi, việc chi trả tiền tạm cư cho các hộ thuộc diện này liên tục bị chậm trễ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của các gia đình, nhất là trong thời gian dịch bệnh.
“Sang tháng 11/2021, chúng tôi mới nhận được tiền tạm cư của các tháng 7, 8 và 9. Rồi cuối tháng 11/2021, chúng tôi nhận được tiền của tháng 10, 11 và 12. Từ đó đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa chi trả khoản tiền tạm cư nào của năm 2022. Chúng tôi cảm thấy như bị lừa ra khỏi nhà”, ông Lợi bức xúc.
Hầu hết các hộ dân tại chung cư này đã di dời đi nơi khác. |
Chung cảnh ngộ, bà Nguyễn Thị Mỹ Xuân (chủ căn hộ 403) cho hay, cư dân tại đây đa phần là lao động tự do, trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát thì ai cũng khó khăn. Một số hộ dân vì không có tiền tạm cư nên không thể bám trụ ở thành phố, buộc phải về quê.
Theo bà Xuân, khi các hộ dân di dời khỏi chung cư, chính quyền tính tiền tạm cư theo nhân khẩu. Trước đây, mỗi nhân khẩu được hỗ trợ 1.250.000 đồng. Hơn 1 năm trở lại đây, mỗi nhân khẩu được hỗ trợ 2.000.000 đồng.
“Điều các hộ dân bức xúc nhất là ngay trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mà chính quyền lại cắt tiền tạm cư. Thu nhập đã bấp bênh mà lại không có tiền để trả tiền nhà trọ thì thật khốn đốn. Nếu tình trạng này kéo dài, chúng tôi không còn cách nào khác là quay lại chung cư ở”,bà Xuân nói.
Đã di dời khỏi chung cư 155 – 157 Bùi Viện từ năm 2017, hộ ông Vũ Trọng Đại (chủ căn hộ 409 và căn hộ 702) với 7 nhân khẩu đã sang Q.Bình Tân để thuê nhà trọ sinh sống. Ông Đại lo ngại, trường hợp phải nhận nhà tạm cư thì cuộc sống của gia đình ông một lần nữa bị xáo trộn.
UBND TP.HCM chưa có ý kiến chỉ đạo?
Theo ghi nhận vào ngày 8/3/2022, hộ dân cuối cùng còn bám trụ tại chung cư 155 – 157 Bùi Viện cũng đã chấp hành di dời khỏi nơi đây. Lối lên hai cầu thang của chung cư đã bị khoá lại. Các mặt bằng tại tầng trệt chung cư vẫn còn là những hàng quán, bên trong được tận dụng làm bãi giữ xe máy.
Lối lên hai cầu thang của chung cư đã được khoá lại. |
Trước đó, vào ngày 11/2/2022, bức xúc vì chưa nhận được tiền tạm cư của năm nay, một số hộ dân đã đến làm việc với Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Q.1.
Các hộ dân đề nghị chính quyền Q.1 phải chi trả tiền tạm cư theo đúng cam kết trước đây, có văn bản nêu rõ lý do chậm trễ chi trả và không đồng tình chuyển sang hình thức nhận nhà tạm cư.
Chỉ ghi nhận ý kiến của các hộ dân nói trên, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Q.1 còn cho biết, UBND Q.1 đã có văn bản vào ngày 24/1/2022 đề nghị UBND TP.HCM sớm có ý kiến chỉ đạo thực hiện liên quan nguồn kinh phí hỗ trợ thuê nhà tạm cư và di dời các hộ dân tại chung cư 155 – 157 Bùi Viện.
Theo các hộ dân, từ buổi làm việc đó đến nay, họ vẫn chưa nhận được câu trả lời thích đáng của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Q.1 cũng như UBND Q.1.
Tầng trệt của chung cư được tận dụng làm bãi giữ xe máy. |
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, chung cư 155 – 157 Bùi Viện được kiểm định chất lượng công trình vào năm 2016. Kết quả cho thấy khả năng chịu lực của kết cấu công trình không đáp ứng được nhu cầu sử dụng bình thường, thuộc diện nhà chung cư bị hư hỏng nặng cần phải di dời, phá dỡ trong thời gian nhất định.
Đến năm 2019, UBND TP.HCM cho phép UBND Q.1 tạm ứng ngân sách để hỗ trợ kinh phí thuê nhà tạm cư và di dời các hộ dân khỏi chung cư 155 – 157 Bùi Viện. Nhà đầu tư sau khi được lựa chọn xây mới chung cư sẽ chi trả lại cho ngân sách.
Tính đến cuối tháng 1/2022, UBND Q.1 đã tạm ứng 10,7 tỷ đồng để chi hỗ trợ kinh phí thuê nhà tạm cư và di dời các hộ dân khỏi chung cư nói trên. Trong đó, chi phí hỗ trợ thuê nhà tạm cư từ tháng 6/2019 đến tháng 11/2021 là 9,8 tỷ đồng và chi phí hỗ trợ di dời là 935 triệu đồng.
Từ tháng 10/2021 đến tháng 1/2022, UBND Q.1 đã 4 lần gửi công văn đến UBND TP.HCM xin hướng dẫn về nguồn kinh phí hỗ trợ thuê nhà tạm cư cho các hộ dân chung cư 155 – 157 Bùi Viện. Tuy nhiên, UBND TP.HCM vẫn chưa có ý kiến chỉ đạo thực hiện (!?)
Dự kiến trong tháng 2/2022, đoàn công tác UBND TP.HCM sẽ làm việc với Bộ Xây dựng để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về chương trình cải tạo, xây mới chung cư cũ trên địa bàn.
">Chính quyền ngưng trả tiền tạm cư, dân di dời khỏi chung cư cũ khốn đốn
Học giỏi chưa đủ làm nên thành công
Giống như nhiều người trẻ khác, Di Lân cũng từng mong muốn một ngày nào đó mình sẽ được học ở những ngôi trường danh tiếng nhất thế giới. Nhưng cũng như đa số, anh từng bị các trường hàng đầu như Oxford hay MIT từ chối.
Giờ đây nghĩ lại, Lân thừa nhận rằng “việc trượt những trường “top” không có gì ngạc nhiên vì họ đều yêu cầu rất cao về học thuật và bản thân mình cũng chưa chuẩn bị đủ kỹ”. Tuy nhiên, ở thời điểm ấy, anh không tránh khỏi cảm giác thất vọng.
“Điều đó giúp tôi nhận ra một điểm quan trọng, đa số các trường đại học hàng đầu, dù ở Mỹ hay ở những nơi khác, không chỉ coi trọng việc học giỏi. Điểm số cao không phải là một sự đảm bảo tuyệt đối rằng bạn chắc chắn nắm trong tay học bổng, nhất là khi giờ đây, bảng điểm của ai cũng đẹp long lanh.
Tôi biết có rất nhiều bạn điểm GPA không thực sự xuất sắc nhưng nhờ bảng thành tích ngoại khóa đặc biệt ấn tượng, họ vẫn có thể giành được học bổng chẳng kém ai”.
Ngô Di Lân từng giành học bổng toàn phần tại ĐH College Maastricht, sau đó là học bổng Tiến sĩ toàn phần tại ĐH Brandeis (Mỹ)
Giờ đây, sau 3 năm làm trợ giảng ở Mỹ, từng trải nghiệm trong môi trường làm việc ở một công ty quảng cáo lớn và đang triển khai một dự án kinh doanh riêng, Lân tự tin nhận định rằng, học giỏi lại là điều ít quan trọng nhất khi đi làm.
Bởi lẽ, môi trường giáo dục thường chỉ khuyến khích học sinh tích lũy kiến thức thay vì đi tìm hướng giải quyết mang tính sáng tạo, đột phá. Những học sinh “giỏi” đa phần đạt điểm cao nhờ khả năng giải bài thuần thục chứ không hẳn là vì trí tuệ siêu việt. Hơn nữa, nhà tuyển dụng ban đầu có thể quan tâm tới điểm số, nhưng khi đã vào làm, điểm số không còn ý nghĩa gì nữa.
Lân cũng cho rằng, chỉ giỏi chuyên môn mà không chú tâm rèn luyện kỹ năng mềm thì sẽ rất khó để thăng tiến trong công việc. Những vị trí thủ lĩnh thường dành cho những người có tài dùng người và quản lý.
“Trên thực tế, kiến thức chuyên môn lại là những thứ có thể thay thế được. Giả sử, bạn là trưởng phòng, dưới bạn ắt sẽ có những nhân viên nắm rất vững kiến thức chuyên môn và có thể đưa ra sự tư vấn cặn kẽ, thấu đáo. Nhưng họ không thể là người tổng hợp và đưa ra quyết định. Đó là trách nhiệm của bạn – người trưởng phòng”.
Theo Ngô Di Lân, tầm nhìn chiến lược, trí tuệ cảm xúc cao, năng lực truyền cảm hứng cho những người xung quanh, tinh thần thép để ra quyết định dưới áp lực, đó mới là những gì làm nên một người lãnh đạo giỏi.
Vậy nên ngay từ lúc còn đi học, không nên chỉ cố nhồi nhét mọi thứ để được điểm cao mà cần phải chủ động tham gia các hoạt động xã hội để có cơ hội va chạm với cuộc sống; qua đó học được các kỹ năng thiết yếu như đàm phán, phản biện và bảo vệ quan điểm của mình, đặt ra câu hỏi, sàng lọc và tổng hợp thông tin,….
“Có những phẩm chất đó, dù các bạn không trở thành lãnh đạo thì vẫn sẽ là một nhân viên xuất sắc. Vì thế, khi tuyển thành viên cho các dự án, tôi không hề quan tâm đến điểm GPA mà chỉ quan tâm tới cách các bạn thể hiện qua những bài kiểm tra tư duy và kỹ năng được thiết kế riêng”.
'Môi trường' là yếu tố quan trọng
Từng trải qua 5 nền giáo dục ở 5 đất nước khác nhau, Ngô Di Lân cho rằng, môi trường cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công.
“Học tập ở Anh, Thụy Điển, Hà Lan hay Mỹ cơ bản đều giống nhau ở chỗ, những môi trường này đã rèn luyện cho tôi về tư duy phản biện. Việc thầy rất chịu khó tranh luận với sinh viên, sinh viên sẵn sàng tranh luận với nhau khiến tôi dần quen với việc không có một đáp án đúng cho bất kỳ câu hỏi nào.
Bên cạnh đó, việc hình thành tư duy phản biện cũng giúp tôi dám nghĩ khác đi và dám bước trên con đường riêng của mình”.
Theo Di Lân, môi trường thuận lợi để một cá nhân đạt được thành công phải là một môi trường cởi mở - nơi mọi người sẵn sàng chia sẻ kiến thức cho nhau.
Anh là người sáng lập Tổ chức Hợp tác Thanh niên Việt Nam (VYCO).
“Nhiều người cho rằng giá trị lớn nhất của việc du học nằm ở việc được học trường tốt, nhưng không hẳn như vậy. Quan trọng nhất, môi trường đó sẽ giúp ta có cơ hội được liên tục giao lưu, va chạm với những ý tưởng mới lạ, độc đáo và gặp được những người chung chí hướng”.
Thành công dễ bị coi là thành tựu cá nhân nhưng thật ra nó lại là sản phẩm của tập thể. Ý tưởng đột phá có thể là của một người, nhưng để trở thành một sản phẩm thay đổi thế giới, dù là Windows hay Facebook, chắc chắn sẽ phải qua tay của rất nhiều người. Cần phải có cả một cộng đồng cùng chung tay để tôi rèn, gọt giũa những ý tưởng thô ráp và biến chúng thành những viên ngọc quý.
Tất nhiên, không phải ai cũng là người may mắn sinh ra đã được đặt vào trong hoàn cảnh thuận lợi. Tuy nhiên, theo Di Lân, mỗi cá nhân hoàn toàn có thể tự tạo ra một môi trường tốt.
“Tôi có những người bạn sinh ra trong các gia đình không mấy điều kiện. Mặc dù chưa từng được đặt chân ra nước ngoài, nhưng họ vẫn có thể nói tiếng Anh rất hay, phát âm chuẩn xác và sử dụng linh hoạt hơn nhiều bạn học lớp chuyên. Làm được điều đó là nhờ họ có sự quyết tâm sắt đá và chủ động tìm gặp những người bạn nước ngoài để luyện tiếng.
Do đó, môi trường là điều bản thân mỗi người có thể tự tạo ra để đưa mình tới thành công”.
Xây dựng kế hoạch và dám chấp nhận rủi ro
Muốn thành công cần phải có ước mơ. Nhưng để ước mơ thành hiện thực, chắc chắn phải có kế hoạch tốt.
“Tôi có thói quen ngay lập tức mở iPad ra ghi chép khi trong đầu nảy ra ý tưởng gì đó. Sau đó, tôi sẽ vạch ra tầm nhìn của mình là gì; để thực hiện được điều đó cần những bước nào. Việc lên kế hoạch sẽ bắt đầu từ những thứ vĩ mô rồi dần dần từng bước được lập ở mức độ chi tiết hơn”.
Ngô Di Lân từng là Tổng thư ký Chương trình Thanh niên Việt Nam Mô phỏng họp Liên Hợp Quốc (VYMUN) năm 2014, 2015 và 2016.
Khi đã có kế hoạch, muốn thành công cũng phải dám chấp nhận rủi ro.
“Nhiều người rất sợ thua cuộc, sợ mắc sai lầm. Nhưng muốn đột phá, muốn tạo sự khác biệt ắt phải dám chấp nhận rủi ro và làm những điều người khác không dám làm.
Nhưng điều đó không có nghĩa cứ “phi như thiêu thân”. Để chấp nhận rủi ro lớn sẽ cần phải có kế hoạch để kiểm soát rủi ro. Khi đã có phương án để kiểm soát rủi ro rồi, ta phải có lòng dũng cảm để ra quyết định và đối mặt với kết quả, dù tốt hay xấu”, Ngô Di Lân nói.
Thúy Nga
Tốt nghiệp xuất sắc ngành Sinh học tại Đại học Iowa State (Mỹ) với điểm GPA 3,96/4 trong 3 năm rưỡi - Võ Phạm Thủy Tiên đã giành được 9 học bổng toàn phần tiến sĩ tại Mỹ
">9X đình đám vào thẳng tiến sĩ ở Mỹ: 'Khi đi làm, học giỏi không mấy quan trọng'
Soi kèo góc Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1
HLV tạm quyền MU, Solskjaer thừa nhận, lãnh đạo Quỷ đỏ đã có kế hoạch mua sắm trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông - tháng 1/2019 này.
Solskjaer sẽ có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Ed Woodward để nói về việc mua sắm |
Cựu danh thủ Na Uy cũng cho biết thêm, sẽ có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Ed Woodward để thảo luận quanh chuyện này. Nhưng quyết định cuối cùng sẽ thuộc về CLB.
Trước khi Solskjaer được chọn thay Mourinho trước Lễ Giáng sinh 2018, nhà cầm quân người Bồ đã rất mong muốn MU mua về 1 trung vệ và 1 cầu thủ chạy cánh.
"CLB hẳn đã có kế hoạch rồi. Kỳ chuyển nhượng mùa Đông này, tôi nghĩ họ đã lên từ hồi hè hoặc thậm chí từ năm trước. Tôi chắc MU đã có những mục tiêu chuyển nhượng và tôi ở đây để nói lên ý kiến của mình. Chúng tôi sẽ ngồi lại, tôi và Phó Chủ tịch Ed Woodward nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến mua sắm".
Tuy nhiên, Solskjaer cũng cho hay, bản thân hài lòng với những cầu thủ mình đang làm việc cùng và công việc của ông là giúp các cầu thủ cải thiện và phát huy tốt nhất khả năng của họ.
Kalidou Koulibaly được cho đang là mục tiêu chính của MU, trong khi những cái tên như Ashley Young, Eric Bailly có thể rời Old Trafford. Alexis Sanchez cũng được đồn tìm một lối thoát.
Đêm nay, MU sẽ có trận đấu ở vòng 3 Cúp FA với Reading, với lực lượng được Solskjaer xác nhận: Lukaku và Sanchez đá chính, Pogba khả năng ngồi ngoài do bị đau ở trận thắng Newcastle 2-0. Sau đó cả đội sẽ bay tới Dubai xả hơi và rèn thể lực trong kỳ nghỉ giữa Đông.
MU được rót tiền ký Neymar
MU đang hồi sinh mạnh mẽ dưới thời HLV tạm quyền Solskjaer và Don Balon làm nóng thông tin từng loan báo: nhà tài trợ Chevrolet sẵn sàng rót tiền để Quỷ đỏ nổ siêu bom tấn Neymar vào mùa hè này.
MU được rót tiền để nổ siêu bom tấn Neymar |
Theo nguồn này, Neymar không muốn phí thời gian ở PSG thêm nữa, và sẽ rời Paris vào cuối mùa giải. Những Real Madrid và cả CLB cũ Barca được nhắc đến như điểm đến tiềm năng - cũng là trở lại La Liga của chân sút Brazil. Thế nhưng, Neymar có thể hạ cánh gây sốc ở MU!
Lý do là nhà tài trợ chính - hãng xe hơi Mỹ, Chevrolet sẵn sàng hỗ trợ một khoản lớn kinh phí để MU tậu Neymar. Thương hiệu này muốn Quỷ đỏ hướng tới dự án chiến thắng với một nhà lãnh đạo mới ở Nhà hát của giấc mơ, và đó chính là cựu tiền đạo Barca.
Sở dĩ, nhà tài trợ chọn Neymar bởi họ muốn nhắm tới thị trường châu Á.
Tuy nhiên, cũng có lời cảnh báo cho lãnh đạo MU, bởi không hẳn có tiền là mua được Neymar, bởi Real Madrid cũng rất nhiều tiền. Và nếu Quỷ đỏ muốn sở hữu tay săn bàn này, họ phải đánh bại được các đối thủ.
Giá Neymar lúc PSG mua từ Barca là 222 triệu euro.
L.H
">Tin bóng đá 5
Chị Nguyệt kết hôn từ sớm rồi sinh con đầu lòng vào năm 2019. Cuộc sống gia đình hết sức khó khăn vì chồng chị mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, phải nhờ ông bà nội nuôi dưỡng. Biết hoàn cảnh nhà chồng, chị luôn tìm cách động viên để cùng nhau gây dựng mái ấm bình yên. Nhưng tai ương không chịu buông tha đôi vợ chồng trẻ vào thời điểm chị mang thai con thứ hai.
Niềm vui sắp đón một thiên thần đáng yêu kéo dài chẳng được bao lâu, khi thai bước vào tuần thứ 36, chị Nguyệt đi siêu âm ở bệnh viện E thì phát hiện đứa trẻ trong bụng mắc bệnh tim bẩm sinh. Kể từ đó, chị phải nhập viện để theo chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho bà bầu có con mắc bệnh hiểm nghèo.
Ngày 11/10/2021, cháu bé mới sinh ra đã được các bác sĩ đón sang khoa sản Bệnh viện E để tiêm thuốc, nhằm giữ lại van động mạch. Với hy vọng con luôn được khoẻ mạnh, vợ chồng chị Nguyệt đặt tên con là Kiều Bảo Khang.
Tuy nhiên, mới điều trị được nửa tháng, bé Khang xuất hiện triệu chứng vàng da. Qua xét nghiệm, các bác sĩ kết luận con bị nhiễm virus viêm gan CMV kèm thêm chứng thoát vị bẹn.
Hiện tại bé phải thường xuyên nằm viện điều trị |
Kể từ đó trở đi, gia đình chị Nguyệt đứng trước rất nhiều sóng gió. Do chồng chỉ làm công nhân, lương ba cọc ba đồng nên thu nhập rất hạn chế. Số tiền kiếm được chỉ đủ lo tiền ăn rồi bỉm sữa. Chị phải ở nhà chăm các con suốt từ năm 2019 đến nay.
Lúc Khang mắc một loạt căn bệnh hiểm nghèo, hai vợ chồng phải đi vay mượn khắp nơi khoản tiền lên đến hơn 100 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này do gia đình chị vay nợ lãi tính theo ngày vì nhà không có sổ đỏ để thế chấp ngân hàng. Thế nhưng, khoản chi phí đó cũng chẳng thấm tháp là bao bởi tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm chi trả của con lên đến gần 10 triệu đồng/tháng. Chưa kể đến những loại thuốc bổ trợ cho cơ thể hết sức đắt đỏ, tốn kém khác.
Đánh giá tình hình bệnh tật của bé Khang, các bác sĩ nhận định tuy cháu mắc nhiều bệnh nan y, song nếu được can thiệp kịp thời hy vọng sống rất cao. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, kinh tế nhà chị Nguyệt đã hoàn toàn cạn kiệt.
Hoàn cảnh gia đình chị Nguyệt lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
“Theo lời các bác sĩ, nếu tình hình sức khoẻ của cháu Khang ổn định thì có thể mổ tim khi lên 1 tuổi, bệnh viêm gan cũng có thể chữa được. Biết là vậy nhưng giờ vợ chồng tôi bí bách quá, không có tiền để điều trị cho con. Nhìn thấy tính mạng con bị đe doạ mà không có cách nào cứu, vợ chồng tôi đau lòng lắm”, chị Nguyệt chia sẻ.
Tạm thời ôm con rời bệnh viện để ngoại trú khi tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Hà Nội diễn biến phức tạp, trong thâm tâm người mẹ vẫn luôn đau đáu. Những đêm dài thức trắng vì những căn bệnh quái ác hành hạ con khiến chị kiệt quệ cả sức khoẻ lẫn tinh thần, thế nhưng chị vẫn nuôi hy vọng con sớm bình phục.
Theo xác nhận của lãnh đạo xã Tượng Lĩnh, hoàn cảnh gia đình chị Nguyệt thuộc diện khó khăn. Mấy năm vừa qua gia đình trải qua nhiều nỗi buồn. Hai vợ chồng còn rất trẻ, vừa mới sinh con thì không may con mắc bạo bệnh nằm viện thường xuyên.
Số phận bé Kiều Bảo Khang lúc này đây như “chỉ mành treo chuông” trong khi điều kiện gia đình không có đủ để lo chi phí điều trị. Sự sống của cháu đang rất cần sự chung tay từ cộng đồng nhằm thoát khỏi cơn hiểm nghèo.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Mẹ nghèo khóc nghẹn vì không còn tiền cứu sống con 5 tháng tuổi mắc nhiều bệnh nan y
Chồng chị - anh Đổng đã qua đời từ năm 2019 sau 2 năm vật lộn với căn bệnh ung thư quái ác. Sau khi chồng mất, chị Hoài cứ sống như vậy mà nuôi 2 con thơ dại.
Trớ trêu thay, con gái đầu của chị năm nay đang học lớp 5 Trường TH&THCS Thái Đô thì còn khỏe mạnh, tuy không được nhanh nhẹn lắm. Còn cháu trai thứ hai (SN 2015) lại mắc chứng bệnh tự kỷ, động kinh nên không được đi học từ bé. Lẽ ra nếu đi học với các bạn cùng trang lứa thì giờ cháu cũng đã học hết lớp 1.
"Cả ngày cháu quanh quẩn, lang thang ở nhà, ở vườn hay đi ra ngõ để ngóng mẹ và chị về. Cháu gần như không nói sõi, chỉ cười và hét. Hoàn cảnh rất đáng thương", anh Nguyễn Quốc Huy nói.
"Tôi chỉ mong muốn sau này các con lớn lên đi làm công nhân, làm gì có tiền đâu mà học", chị Hoài vừa cười vừa nói.
Ông Tạ Đức Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Thái Đô (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) - cho biết: "Ba mẹ con chị Hoài là trường hợp rất khó khăn, có thể nói là khó khăn nhất xã. Trước đây, khi anh Đổng chưa mất thì gia đình thuộc diện hộ cận nghèo. Sau khi phát hiện bị bệnh ung thư và chữa chạy không được, anh để lại ba mẹ con bơ vơ. Bây giờ gia đình đã được đưa vào diện hộ nghèo, nhưng ngoài bảo hiểm y tế thì cũng không có nhiều hỗ trợ, trợ cấp thường xuyên. Ngày lễ Tết hoặc các dịp đặc biệt thì hội chữ thập đỏ của xã, các tổ chức từ thiện xã hội, doanh nghiệp... mới có quà cho hộ nghèo, nhưng cũng không đáng kể là bao".
Thái Du
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Góa phụ ở Thái Bình mắc bệnh thần kinh nuôi con tự kỷ, tăng động
友情链接