Lặng lẽ và kiêu hãnh: Tưởng nhớ nhà văn Trần Hoài Dương
作者:Nhận định 来源:Nhận định 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-16 17:39:47 评论数:
Đời văn của anh,ặnglẽvàkiêuhãnhTưởngnhớnhàvănTrầnHoàiDươkết quả bóng đá c1 bên cạnh những trang tuyệt vời ngây thơ trong sáng, còn có không ít những trang mặc dù vẫn kể chuyện những cô bé, cậu bé, những hoàng tử, công chúa, những bông hoa, chiếc lá, những con vật nuôi hay lũ côn trùng tí xíu… nhưng không hề trẻ con chút nào.
Giờ không còn nhớ thật chính xác truyện ngắn “Hai người cùng phòng” của mình được in báo Văn nghệ năm 1978 hay 1980. Chỉ nhớ lúc ấy anh Trần Hoài Dương đang làm trưởng ban văn xuôi của báo. Báo ra vài hôm thì anh Dương nhắn mình đến Tòa soạn.
Ngồi chờ ở dưới nhà. Vài phút sau, thấy một anh đi rất nhanh xuống cầu thang. Đến lưng chừng, anh nghiêng đầu nhìn, hơi sững lại một tí rồi hỏi: Trần Đức Tiến phải không?Mình đoán ngay Trần Hoài Dương, liền đứng dậy chào.
Anh Dương tự nhiên, thân mật như đã quen biết nhau từ lâu. Anh không tiếp mình ở phòng khách tòa soạn, mà kéo luôn ra phố.
Góc đường Trần Quốc Toản – Bà Triệu có cái quán chè chén nho nhỏ. Hai anh em ngồi trong quán nhâm nhi chén trà nóng với thanh kẹo lạc. Anh Dương dặn mình: Viết tiếp đi nhé, viết được gì cứ gửi cho mình.
Nhà văn Trần Hoài Dương tại tòa nhà Quốc hội Anh (20/6/2010) |
Cuối năm ấy, mình gửi cái truyện thứ hai cho anh. Đúng vào thời kỳ giấy in báo vô cùng khan hiếm. Báo Văn nghệ đang từ 16 trang giảm xuống 8 trang. Số trang giảm, đương nhiên số bài đăng cũng bớt, và việc tòa soạn lựa chọn bài càng trở nên ngặt nghèo. Vậy mà truyện “Hài” của mình vẫn “đi” được.
Một năm in 2 truyện trên Văn nghệ, với một kẻ mới tập viết như mình, chỉ có nằm mơ mới thấy. Sau này, mỗi khi nhớ lại quãng thời gian đó, mình vẫn nghĩ anh Dương chính là người dẫn mình những bước đầu tiên vào nghề văn.
Mình bắt đầu mon men đến chơi nhà anh – một gian phòng trên gác 2, sàn lát gỗ, ở phố Đường Thành. Hai anh em ngồi uống nước, nói chuyện ngay trên sàn. Có một lần anh Dương đang nửa nằm nửa ngồi bỗng nhỏm dậy, lục trên giá sách lấy xuống một tập sách khổ lớn in rất đẹp. Một quyển truyện thiếu nhi của nước ngoài.
Anh mở ra, chỉ cho mình xem bức minh họa màu bằng bao diêm ở góc trang. Bức tranh cực kỳ dễ thương, vẽ một chú sâu cuộn tròn trong chiếc lá, thò cái đầu xinh xắn ra ngoài. “Thích không?” – Trần Hoài Dương thì thầm.
Mình có cảm giác anh đang xúc động nổi gai ốc. Bởi vì chính mình cũng đang nổi gai, nhưng không hẳn vì bức tranh, mà vì cử chỉ chụm đầu thân mật và cái giọng thì thầm thiêng liêng của anh.
Cuối năm 1986, mình chuyển cả gia đình vào định cư ở Vũng Tàu. Lúc này Trần Hoài Dương và một số nhà văn miền Bắc khác cũng đã vào Sài Gòn, ở quây quần với nhau trong một khu làng thuộc quận Gò Vấp.
Sau một lần anh Dương xuống Vũng Tàu chơi mà mình lại đi vắng, bẵng đi khá lâu anh em không gặp nhau. Đấy là những năm kiếm sống khó khăn vất vả nhất trong đời mình. Vợ thất nghiệp, không bói ra xu nào. Hai đứa con còn nhỏ đang đi học.
Lương mình ở Hội văn nghệ chỉ đủ cho mình mình cho tiêu tằn tiện. Mình suốt ngày ôm cái máy chữ cọc cạch, hì hục sản xuất các bài báo lá cải, viết xong không dám đọc lại, cứ thế nhét phong bì gửi đi. Mình ít khi lên Sài Gòn, không có thì giờ lên Sài Gòn, mỗi tháng phải một lần lên đấy “thu hoạch” nhuận bút thì mau mau chóng chóng đi về trong ngày.
Mãi đến kỳ Đại hộ nhà văn Việt Nam lần thứ 7 (2005), trên đường ra Hà Nội dự đại hội, tình cờ mới gặp lại Trần Hoài Dương ở sân bay Tân Sơn Nhất. Anh Dương gần như ôm chầm lấy mình. Hai anh em tách khỏi đoàn ngồi nói chuyện với nhau trong phòng chờ gần 2 tiếng đồng hồ. Chuyện thế sự, chuyện văn chương…
Trong nghệ thuật, đôi lúc Trần Hoài Dương tỏ ra rất cực đoan. Mình nhớ mãi cái cách anh “điểm danh” vài nhà văn thời thượng. Anh đọc họ rất kỹ. Dẫn ra câu này câu kia. Song không bình luận gì, chỉ nhăn hết cả mặt.
Bức tranh vẽ chú sâu cuộn tròn trong tổ ấm được Trần Hoài Dương nâng niu gìn giữ trong vài năm, thỉnh thoảng lại giở ra khoe với bạn bè, rưng rưng cảm động. Nhưng một câu văn dở, đủ để cho Trần Hoài Dương sổ toẹt cả cuốn sách.
Đầu năm 2009, đột nhiên Trần Hoài Dương viết thư cho mình. Thư viết tay, nét chữ rất phóng khoáng, dễ đọc. Anh cho mình số điện thoại, email và địa chỉ nhà riêng ở Sài Gòn. Anh kể gần đây ít viết nhưng đọc nhiều, đọc văn chương, triết học, Phật giáo…
Nhưng mừng nhất là vừa tình cờ tìm lại được bản thảo một truyện viết cách đây đúng 30 năm. Anh tự tin cho rằng đó là cái truyện hay nhất của anh. Anh sẽ gửi nó cho nhà Kim Đồng, và nếu in được, “sẽ tự hào tặng Tiến đọc cho vui”.
Mình gọi cho anh. Anh hỏi ngay: hồi này bận không, viết được gì mới không? Mình bảo: bận thì không bận, làm ở hội văn nghệ tỉnh thì có gì mà bận, em suốt ngày ở nhà, không bén mảng đến cơ quan, nhưng cũng chẳng viết được gì ra hồn.
Anh hẹn: hôm nào xuống Vũng Tàu chơi với Tiến. Mình vội vàng bảo: ông anh có tuổi rồi, đi lại khó khăn, để thằng em lên thăm ông anh.
Mình lên nhà Trần Hoài Dương ở Sải Gòn, chơi với anh gần trọn một ngày. Anh giở album, khoe những tấm ảnh tự chụp ở những đường phố nào đó bên nước Anh.
Những ngôi nhà xinh xắn, những thảm cỏ mướt xanh, những vườn hoa rực rỡ. Những bức chân dung Trần Hoài Dương già và buồn hơn ngoài đời. Hóa ra anh vừa có chuyến đi sang đó thăm con, thăm cháu.
Trưa, anh kéo mình ra quán bia ở đầu hẻm, uống bia và ăn cơm. Mình bia bọt kém, và có lẽ Trần Hoài Dương cũng chẳng hơn gì, nhưng anh có vẻ cao hứng, cứ nài mình uống thêm… Ăn xong, về nhà không nghỉ trưa, lại tiếp tục nói chuyện. Trần Hoài Dương nói rất nhiều.
Xưa nay chẳng ai nghi ngờ anh là một trong số hiếm hoi những nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Tác giả của những Cuộc phiêu lưu của những con chữ, Bên ngoài mái trường.
Những ngôi sao trong mưa, Cô bé mảnh khảnh, Miền xanh thẳm… đã nổi tiếng từ lâu và được các em yêu mến. Vậy mà hôm đó, lần đầu tiên mình được biết một người – có lẽ là người duy nhất – không thừa nhận Trần Hoài Dương là nhà văn viết cho thiếu nhi.
Người đó chính là … anh! “Ông bảo mình viết cái này mà là dành cho thiếu nhi à? Còn cái này… cái này nữa”? – Trần Hoài Dương hỏi dồn, tóc xõa xuống trán, nghiêng nghiêng đầu, hạ một câu chắc nịch: “Không! Mình không phải là nhà văn viết cho thiếu nhi”!
Mình ngẫm lại và thấy ít nhiều anh có lý. Đời văn của anh, bên cạnh những trang tuyệt vời ngây thơ trong sáng, còn có không ít những trang mặc dù vẫn kể chuyện những cô bé, cậu bé, những hoàng tử, công chúa, những bông hoa, chiếc lá, những con vật nuôi hay lũ côn trùng tí xíu… nhưng không hề trẻ con chút nào.
Chuyện chán, anh dẫn mình đi thăm tất cả các phòng trên gác hai, gác ba. Gác nào cũng chất đầy những sách.
Mình hỏi:
- Anh ở thế này mà không sợ?
- Sợ gì cơ?
- Thì vắng vẻ, một thân một mình. Lúc khỏe mạnh thì không sao, nhưng lúc đau ốm…
Trần Hoài Dương cười trừ.
Mình lại nửa đùa nửa thật:
- Anh kiếm một cô về ở cùng cho vui đi.
Trần Hoài Dương nghiêng đầu thách thức:
- Ông nghĩ tôi không có em nào, quanh năm thui thủi một mình thật à?
Nghe giọng cứng cỏi, nhưng nhìn mặt lại thấy đỏ lên. Mình chả tin. Chẳng có em quái nào ở đây cả. Không hiểu sao mình cứ nghĩ người như Trần Hoài Dương dứt khoát phải sống một mình. Sống một mình mới… phải đạo! Sống một mình, chính vì có thể yêu người khác hết mình, có thể cháy thành tro vì một mối tình với ai đó, nhưng lại ngại vì mình mà người ta cháy lây.
Mình còn gặp anh một lần nữa – lần cuối cùng. Đài truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu muốn làm chương trình về một nhà văn nổi tiếng chuyên viết cho thiếu nhi. Họ gọi điện hỏi mình, và mình giới thiệu nhà văn Trần Hoài Dương.
Buổi chiều đến Vũng Tàu, anh Dương gọi cho mình bảo ra ngồi với anh ở quán cà phê X. Hai anh em cũng chỉ ngồi với nhau được một lát rồi xe của nhà đài tới đón anh. Không thể ngờ sau cái phút chia tay diễn ra hết sức bình thường ấy, mình vĩnh viễn không bao giờ gặp lại anh nữa.
Chiều chủ nhật, 8/5/2011, bạn bè bàng hoàng báo cho nhau tin buồn về Trần Hoài Dương. Anh đã lặng lẽ ra đi trước đó khoảng 2 ngày.
Trong chính ngôi nhà mà mình đã có linh cảm về sự cô quạnh của một kẻ cầm bút đầy kiêu hãnh. Bên cạnh Trần Hoài Dương lúc đó, chỉ có những quyển sách xếp hàng âm thầm đưa tiễn anh…
(TheoTrần Đức Tiến/ Tinh Hoa Việt)