游客发表
Dù có những tính năng khá cổ trong thời đại số,–mộtmìnhmộtsâsao việt nhưng chất lượng ảnh của Leica luôn là điều không cần phải bàn tới.
Leica đã trải qua một thời kỳ khá lâu để chuyển sang kỷ nguyên kỹ thuật số. Các vấn đề về lấy nét đã làm trì hoãn sự ra mắt của thân kỹ thuật số (digital back) cho các máy SLR dòng R, rồi đến bộ lọc hồng ngoại trên M8 khiến phải bổ sung thêm các bộ lọc đặc biệt cho các ống kính lắp thêm.
Các fan Leica cũng đã phải chờ đợi hàng năm trời để một chiếc Leica dòng M có cảm biến full-frame chuyên nghiệp hơn. Với sự ra mắt của phiên bản M9 cảm biến 18 triệu điểm ảnh và khả năng tái hiện màu sắc trung thực, chính xác, Leica đã không làm các fan thất vọng cũng như không làm hổ danh tiếng bấy lâu của mình.
Nếu chưa bao giờ dùng Leica, bạn nên lưu ý một điều là M9 không phải là một máy ảnh DSLR, vì thế cách căn khung hình sẽ rất khác. Và bạn cũng sẽ phải làm quen với việc chụp chỉnh tay nhiều hơn thay vì các tính năng tự động quen thuộc bấy lâu.
Nếu xác định đi chụp hoang dã thì tốt nhất phải mang thêm máy khác, bởi ống kính dài nhất có thể lắp trên Leica là ống 135 mm. Nhưng nếu muốn chụp trong điều kiện thiếu sáng thì Leica lại có sẵn những ống rất đặc chủng (như ống Noctilux tiêu cự 50 mm f/0.95, giá tới 1.000 USD). Còn nếu muốn các tính năng kiểu như đo sáng ma trận hay quay video, bạn sẽ càng thất vọng, bởi lẽ các máy của Leica không chạy theo tích hợp nhiều tính năng mà được đơn giản hóa một cách tối đa.
Lấy nét và căn khung
Mặc dù hệ thống đo sáng cũng là kiểu qua ống kính (through the lens - TTL), nhưng không phải bạn sẽ nhìn khung cảnh qua ống kính (bằng hệ thống gương lật và phản chiếu) như đối với các máy DSLR, mà bạn sẽ nhìn cảnh vật thông qua một khung ngắm trực tiếp giống như trên máy ảnh phim du lịch thời xưa.
Ở hệ thống lấy nét của Leica, hai hình ảnh sẽ được thu qua khung nhỏ cạnh ống kính, và ở khung ngắm sẽ hiển thị với hình ảnh này chồng lên lên hình ảnh kia. Khi lấy nét (bằng tay) phần chồng nhau ở giữa sẽ chuyển động đến khi trùng nhau và lúc này hình ảnh là đúng nét. Kiểu lấy nét này dễ dàng hơn so với kiểu trên DSLR trong những điều kiện ánh sáng yếu.
Nhưng nó cũng có hạn chế, đó là do phải chỉnh tay nên tốc độ lấy nét không thể nhanh như những hệ thống AF hiện nay được. Người chụp còn phải chú ý tới đường căn khung trong khung nhìn nữa bởi đường căn khung này sẽ thay đổi tùy theo ống kính nào được lắp vào máy. Máy sẽ nhận dạng ống kính qua mã in trên ống.
M9 có các đường căn khung cho các tiêu cự 28 và 90 mm, 35 và 135 mm, hay 50 và 75 mm. Người dùng khó có thể lẫn, bởi các đường này khá khác biệt trong khung ngắm. Tuy nhiên, do kiểu ngắm này không zoom nên mặc dù dùng ống 135 mm, bạn vẫn thấy toàn cảnh và việc nhìn chi tiết trong một ô nhỏ tương đương tiêu cự 135 mm trên khung ngắm cũng gặp không ít khó khăn.
Thêm nữa, dù kiểu lấy nét trung tâm bằng cách chồng hình có vẻ dễ dàng hơn, nhưng nếu đối tượng không ở trung tâm thì quá trình lấy nét và căn khung cũng sẽ khá vất vả do phải dùng mẹo.
Tuy nhiên, tất cả các ống kính Leica đều in rõ tỷ lệ khoảng cách và độ sâu trường ảnh. Vì thế, nếu người chụp xác định được khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng, thì thao tác còn lại chỉ là đặt khoảng cách và căn khung. Nếu thực hành tốt, bạn sẽ thấy rằng, cách ước lượng khoảng cách này cũng không khó khăn gì.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接