TheạpchíTimehélộkhókhăngiữaTổngthốngZelenskyvàbàxem ket qua bong dao tạp chí Time, việc Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trở thành ứng viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử sắp tới không phải là đảm bảo cho sự ủng hộ của Washington với Ukraine. Trên thực tế, quan hệ đồng minh giữa Tổng thống Zelensky và bà Harris đã gặp khá nhiều khó khăn ngay từ thời gian đầu. Vào đầu năm 2022, bà Harris đã bay tới Munich (Đức) để dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo châu Âu, chưa đầy một tuần trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt. Một trong những nhiệm vụ chính của bà Harris là gặp Tổng thống Zelensky để truyền đạt những gì Mỹ sẽ làm nếu xung đột thực sự nổ ra, đồng thời cung cấp thông tin tình báo mới nhất cho Kiev. "Cách bà Harris truyền tải thông điệp không thực sự tạo ra được thiện cảm, các quan chức Ukraine có những nhận định trái chiều về bà ấy", ông Oleksiy Reznikov, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine vào thời điểm đó cho biết. Trong cuộc gặp ở Munich, cả bà Harris và ông Zelensky đều cho rằng cuộc xung đột là "không thể tránh khỏi", nhưng lại không thể thống nhất về biện pháp phản ứng phù hợp. Tổng thống Zelensky muốn Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế phủ đầu với Moscow, đồng thời gửi máy bay chiến đấu và xe tăng tới Ukraine để ngăn chặn lực lượng Nga tràn vào Ukraine. Tuy vậy, bà Harris đã từ chối cả hai đề xuất này, cho rằng lệnh trừng phạt chỉ có thể được ban hành sau khi Nga hành động và yêu cầu Kiev công khai thừa nhận nguy cơ xung đột sắp xảy ra. "Mỹ muốn chúng tôi thừa nhận điều đó? Nếu chúng tôi thừa nhận nguy cơ xung đột, liệu Mỹ có thực hiện các biện pháp cấm vận ngay không?", ông Zelensky hỏi và không nhận được câu trả lời từ bà Harris. Nhà Trắng sau đó khẳng định rằng Phó Tổng thống Harris là người ủng hộ mạnh mẽ việc Mỹ viện trợ Ukraine, và đã nhiều lần bày tỏ cam kết không lay chuyển trong việc hỗ trợ người dân Ukraine tự vệ. Tuy vậy, bà Harris lại là một trong những quan chức chính quyền Tổng thống Biden thể hiện "mờ nhạt" nhất trong nỗ lực ủng hộ Kiev. Kể từ khi cuộc xung đột nổ ra, lần lượt Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan, Giám đốc CIA William Burns, Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã nhiều lần tới thăm Kiev. Trong khi đó, bà Harris chưa từng tới Ukraine, và chỉ tham dự các hội nghị liên quan tới tình hình xung đột nếu Tổng thống Biden không thể có mặt. Tạp chí Time cho biết, lần gần nhất ông Zelensky và bà Harris gặp mặt trực tiếp là tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ hồi tháng 6. Không khí trong cuộc gặp giữa hai người vẫn khuôn phép và cứng nhắc như ở Munich, khi ông Zelensky đọc những lời cảm ơn chính quyền Tổng thống Biden và Quốc hội Mỹ đã chuẩn bị sẵn. Sau khi Tổng thống Zelensky đọc lời cảm ơn, Phó Tổng thống Mỹ nói rằng đây là lần thứ 6 hai người gặp mặt kể từ khi cuộc xung đột nổ ra. "Và sẽ không phải là lần cuối cùng", ông Zelensky nói. "Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại trong bối cảnh tốt đẹp hơn", bà Harris đáp lại. Ông Zelensky thừa nhận cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tiềm ẩn rủi ro với UkraineTổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với đất nước của ông. |