Lịch thi đấu bóng đá V-League 2023/24 - Vòng 13


Lịch thi đấu bóng đá V-League 2023/24 - Vòng 13Bảng xếp hạng V-League 2023/24 vòng 13 mới nhấtBảng xbóng đá bundesligabóng đá bundesliga、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
Nhận định, soi kèo Triều Tiên vs UAE, 01h15 ngày 26/3: Tạm biệt Triều Tiên
2025-03-29 18:02
Hơn 55% người dùng Việt lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
2025-03-29 17:29
Chết hài với trò chơi cho nhân vật 'đá bi' của nhau
2025-03-29 17:21
Năm 2015, hai mẫu smartphone mới là G4 và v10 đã không thành công về mặt thương mại như kỳ vọng của LG. Không thể cưỡng nổi xu thế chung của thị trường, kết quả kinh doanh của LG cũng vì thế mà khá ảm đạm.
![]() |
LG V10 ra mắt tháng 10/2015 |
Hôm qua, hãng này tiết lộ mảng di động đã thua lỗ tới 43.8 tỷ won (36.4 triệu USD) trong quý IV/2015. Đây là một sự sụt mạnh so với mức lãi 56 triệu USD mà mảng này đạt được cùng kỳ năm 2014.
Xét cả năm 2015, LG xuất xưởng được 59.7 triệu máy, tăng nhẹ so với con số 59.1 triệu chiếc xuất xưởng năm 2014. Như vậy là tổng lượng máy bán ra thì tăng lên, trong khi lợi nhuận thu về lại giảm mạnh, đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh của hãng đang rất có vấn đề.
"LG đang phải đối mặt với cùng một thử thách mà các đối thủ khác như HTC, Motorola, Sony và Microsoft cũng đang phải chịu đựng. Apple và Samsung quá áp đảo thị trường tới mức khoảng trống chừa lại cho các thương hiệu khác gần như không còn. Tình hình năm nay sẽ chỉ càng căng thẳng hơn, khi mà các đối thủ của LG cũng đều tăng cường model cao cấp trong danh mục của mình. Bên cạnh đó, cuộc chiến về giá sẽ trở nên quyết liệt hơn", các chuyên gia nhận định.
![]() |
LG g4 không thành công như kỳ vọng |
Về phần mình, chiến lược này cũng sẽ được LG áp dụng triệt để. Hãng sẽ công bố 2 smartphone đầu bảng trong năm 2016 này, một trong số đó là G5, hậu duệ của G4. Dù được giới chuyên môn đánh giá khá tích cực nhưng G4 vẫn hoàn toàn lép vế trước iPhone hay Samsung Galaxy. Đầu tháng 1 vừa qua, LG xác nhận hãng sẽ công bố một "smartphone đầu bảng" tại triển lãm MWC 2016 diễn ra vào tuần cuối tháng 2 tại Barcelona, song thông tin cụ thể về sản phẩm không được chia sẻ.
Tháng 10 năm ngoái, LG trình làng smartphone V10 cao cấp, một con dế 2 màn hình với nhiều tính năng độc đáo. Đến tháng 12, LG cho biết đã bán được 450.000 chiếc tại Mỹ trong chưa đầy 2 tháng, tuy nhiên, rõ ràng là sự chú ý của người dùng bình thường dành cho V10 không nhiều.
LG cũng cho biết có thể ra mắt một dòng điện thoại mới vừa tiền hơn trong 2016 để thu hút những người dùng eo hẹp về tài chính. Đây cũng là chiến lược mà Samsung, HTC đang theo đuổi. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra những con dế có giá thành rẻ hơn nhưng vẫn cung cấp những tính năng tương tự như smartphone đắt tiền.
T.C
XEM CÁC TIN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT:
LG cứu vãn tình thế bằng 2 smartphone sang chảnh
2025-03-29 17:12
Thành lập cuối năm 2011, startup công nghệ mWork của Tổng Giám đốc Trần Anh Dũng được biết là doanh nghiệp cung cấp nền tảng tiếp thị liên kết giúp cho các nhà phát hành ứng dụng game, nội dung số tại Việt Nam kết nối hàng triệu người dùng.
Bốn năm sau, tháng 8/2015, mWork đã đổi tên thành MOG và hiện "tham chiến" ở hàng loạt lĩnh vực như quảng cáo online, thanh toán điện tử, ví điện tử, tiện ích di động, game, kết nối bán lẻ với số lượng nhân viên đến nay vượt trên con số 300.
Chọn lĩnh vực vừa sức, đừng đối đầu với người khổng lồ
Để có được như hôm nay, MOG của anh đã trải qua hành trình khởi nghiệp ra sao?
Thời điểm năm 2011 khi tôi còn làm tại Tinh Vân, thị trường dịch vụ giá trị gia tăng mobile Internet, mobile game bắt đầu nở rộ, smartphone dần xuất hiện nhiều hơn thay thế điện thoại phổ thông và thị phần Nokia chiếm tới trên 70%. Trong khi người dùng đang rất “khát” những game có nội dung chất lượng để chơi thì Google Play và Apple Store chưa phát triển, nhiều doanh nghiệp loay hoay tìm nguồn phân phối game để tiếp cận người dùng.
“Vậy tại sao không mở công ty trung gian phân phối game?”, trả lời cho câu hỏi đó, mWork (tên gọi trước đây của MOG – PV) đã ra đời.
Ban đầu mWork có 5 người. Tôi và một người nữa là đồng sáng lập, còn lại 3 người phụ trách về kinh doanh, kế toán và phụ trách mua hàng.
Đầu năm 2012 nghỉ hẳn công việc tại Tinh Vân, tôi cùng cộng sự lao vào phát triển dịch vụ, phát triển mạng lưới khắp nơi, kể cả các cửa hàng di động có Facebook, website, xây dựng tỷ lệ ăn chia hợp lý cho mạng lưới phân phối.
May mắn là mWork khởi nghiệp thuận lợi. Ngay tháng đầu tiên đã có lãi và các tháng đều tăng trưởng. Dù phải cạnh tranh trực tiếp với Google AdMob nhưng nền tảng của mWork đã tạo ra sức hút lớn do tạo lợi nhuận tốt hơn cho nhà sản xuất game, nhiều người sẵn sàng rời bỏ nền tảng của Google, nhiều game studio đã tự tìm đến để đặt vấn đề hợp tác với chúng tôi.
Từ năm 2012 đến hết 2015, không có quý nào chúng tôi bị giảm so với quý trước. Có tháng lên tới 100 – 200%, lượt tải vào những tháng cao điểm lên đến con số 20 triệu.
Yếutốnàođã giúp mWork “bắn trúng đích” ngay từ viên đạn đầu tiên?
Tôi cho rằng mWork đã lựa chọn mô hình đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, giải đúng miếng ghép thị trường thời điểm khi đó đang cần. Ngoài ra đó cũng là sự may mắn và hội tụ đủ yếu tố thiên thời địa lợi.
Chúng tôi có đội ngũ nhân sự mạnh đảm nhận các vị trí cốt lõi, nguồn game phân phối chất lượng và dồi dào. MOG chỉ lựa chọn game thuộc top của thị trường độ hấp dẫn cao, tiềm năng, có vòng đời dài và khả năng đạt doanh thu lớn.
Thậm chí chúng tôi đặt ra chỉ tiêu 80% game chất lượng của các nhà sản xuất lớn trên thị trường phải có trên mạng lưới của mWork.
![]() |
Vậy có thời điểm nào mWork đã phải đứng trước khó khăn tưởng chừng khó vượt qua?
Đang trên đà phát triển, đến năm 2014 thì smartphone, đặc biệt là máy Android Trung Quốc ồ ạt đổ vào Việt Nam, thị phần Android chiếm trên 50% đã đẩy thị phần Nokia nhanh chóng sụt giảm, thói quen người dùng cũng thay đổi khi tin vào việc tải từ Google Play hơn, trong khi thế mạnh của mWork lại là lượng người dùng tải từ traffic bên ngoài.
Làn sóng đó đã buộc chúng tôi không còn con đường nào khác phải sớm thay đổi để thích nghi. Đây là thực tế dẫn đến câu chuyện về sự dịch chuyển của mWork thành MOG năm 2015 với nhiều mảng thanh toán điện tử, ví điện tử, tiện ích di động, game…
Tôi nói thật, startup ở Việt Nam để làm được cái gọi là “Big Thing” như mạng xã hội, OTT… rất khó, chưa đủ tầm. Bởi những lĩnh vực đó các doanh nghiệp lớn trên thế giới và Việt Nam họ làm hết rồi. Câu chuyện còn lại chỉ là có thể đưa mô hình sáng tạo về Việt Nam áp dụng khôn ngoan và bản địa hóa tốt mà thôi.
Phải cố gắng tiếp tục “khởi nghiệp”, tìm cơ hội ở những thị trường ngách, chọn lĩnh vực là thế mạnh và đưa yếu tố sáng tạo vào đó để tồn tại. Chứ tính làm lớn trong khi nguồn lực và vốn hạn chế thì kiểu gì cũng thua.
Ví dụ với 1Pay, chúng tôi tập trung chủ yếu cung cấp cho ngành game, nội dung số chứ chưa phải là thương mại điện tử, do chúng tôi hiểu thị trường game hơn.
Hoặc các mô hình toàn cầu như của Google, Facebook… họ thường giải bài toán chung và trong đó vẫn còn có những miếng ghép bỏ ngỏ để doanh nghiệp nội địa hợp tác. Đấy là ngách để MOG tồn tại.
Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: không đối đầu mà quan hệ cộng sinh với doanh nghiệp lớn. Ví dụ với nền tảng Marketing Automation AdCoffee.io của MOG, toàn bộ quảng cáo của doanh nghiệp vẫn chạy trên nền tảng Facebook, công nghệ của chúng tôi giúp cho việc chạy quảng cáo trên Facebook được tối ưu và hiệu quả cao nhất.
Hiện chúng tôi đang đẩy mạnh phát triển nền tảng Marketing Automation để có thể vươn lên số 1 tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á. Còn một số lĩnh vực khác cũng đang làm nhưng phải sang năm 2017 mới có thể công bố.
Trước sự thay đổi chóng mặt của thị trường Internet, đâu lànhững yếu tố đãgiúp cho MOG đứng vững?
" alt="CEO MOG Trần Anh Dũng: Thị trường công nghệ không có chỗ cho startup “sống ảo”" width="90" height="59"/>CEO MOG Trần Anh Dũng: Thị trường công nghệ không có chỗ cho startup “sống ảo”