Bộ Y tế nhận định từ tháng 5/2022 đến nay, dịch bệnh này đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca bệnh.
Ngày 23/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Đến ngày 26/9, thế giới ghi nhận 64.561 trường hợp mắc bệnh tại 105 nước trên thế giới.
Trong đó, khu vực Tây Thái Bình Dương có một số nước và vùng lãnh thổ ghi nhận ca bệnh gồm: Australia (132), Singapore (19), Trung Quốc (5), New Zealand (5), Nhật Bản (4), Philippines (4), Hàn Quốc (2), Guam (1), New Caledonia (1).
Tai họa từ trên trời giáng xuống, Phú Thiện phải vào Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM để chữa trị. Vợ chồng chị Trinh tất tả vay mượn cũng chẳng đủ lo liệu. Nếu không có sự giúp đỡ của các nhà từ thiện thường xuyên lui tới bệnh viện thì có lẽ gia đình chị đã phải đưa con trai về chờ chết.
![]() |
Tai nạn giao thông năm 2 tuổi khiến số phận của bé Trương Phú Thiện rơi vào bi kịch. |
![]() |
Con vẫn đang chờ đợi một phép màu để được ghép sọ nhân tạo trong thời gian tới. |
Mới lên 2 tuổi, cậu bé đã phải trải qua ca đại phẫu tháo hộp sọ đi nuôi cấy, lấy máu tụ trong não. Nhớ lại những ngày chờ đợi tin con, chị Trinh vẫn còn cảm thấy đau xót. 6 tháng sau, khi bác sĩ tiến hành ca ghép sọ, đáng tiếc lúc này con bị khuyết sọ thái dương đỉnh phải. Sau quá trình theo dõi, bác sĩ nhận định tính mạng của con không bị ảnh hưởng, nhưng phải đợi đến khi Phú Thiện 6-7 tuổi, con mới có thể ghép sọ nhân tạo.
Chị Trinh nghẹn ngào: “Từ sau khi bị tai nạn, 2 mắt của con bắt đầu mờ, không nhìn rõ. Con sợ hãi nên cứ khóc miết, chỉ có đồ ăn mới dỗ nín được, thành ra bây giờ con bị thừa cân như vậy. Cũng bởi chúng tôi bận rộn kiếm tiền chữa trị cho con, đâu thể trông nom liên tục được”.
Vài năm gần đây, Phú Thiện mắc thêm chứng bệnh động kinh, thỉnh thoảng con lại lên cơn co giật, thường xuyên la khóc. Cứ mỗi tháng, chị Trinh phải ẵm con vào TP.HCM để tái khám và mua thuốc. Tuy nhiên, từ tháng 5 năm ngoái, khi dịch bệnh bùng phát tại TP.HCM đến tận bây giờ, vợ chồng chị chẳng còn đủ khả năng để đưa con đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Hơn 3 năm ròng rã chạy chữa cho con, họ đã sức cùng lực kiệt. Chị Trinh tâm sự, hồi con mới gặp nạn, người họ hàng gây ra chuyện cũng hỗ trợ gia đình một phần, họ hàng mỗi người cho con vài chục hoặc vài trăm rồi thôi, ai lo phận nấy.
![]() |
Đôi mắt con không nhìn rõ, chuyện ăn uống, vệ sinh cá nhân đều phải chờ người lớn giúp đỡ. |
![]() |
Đợt hẹn tái khám gần nhất đã là tháng 5 năm 2021 nhưng vợ chồng chị vẫn chưa thể đưa con trở lại bệnh viện. |
Vợ chồng chị Trinh bấy lâu nay phải ở nhờ bên ngoại, không có phương tiện canh tác. Trước đây, chị bán nước mía, bán rau củ quả ngoài chợ. Còn chồng chị đi làm thuê, ai mượn gì cũng làm, từ bốc vác, cắt cỏ, làm than…
Đến lúc con gặp chuyện, phần lớn thời gian chị phải theo con. Những ngày rảnh, chị mua me về bán, mỗi ký chỉ lãi được 2 ngàn đồng nhưng nhiều khi vẫn ế chỏng chơ. Hết mùa me, chị kiếm công việc dọn dẹp nhà cửa. Lau dọn 1 căn nhà chị được trả công 10 ngàn. Tháng nào vợ chồng chị đều việc thì kiếm được khoảng 6-7 triệu, nhưng cũng có tháng chỉ có 2-3 triệu đồng, thu nhập hết sức bấp bênh.
“Ở quê, nhà cũng nhỏ thôi nên không thể đòi hơn được, vậy mà nhiều hôm còn không có việc để làm côạ”, người mẹ chua xót.
Dành dụm mãi mới đủ cho một đợt tái khám của con. Gần một năm nay dịch bệnh hoành hành, công việc không ổn định, chị cũng chẳng vay mượn được ai để đưa con đi khám. Nghĩ đến lịch hẹn ghép sọ nhân tạo cho con, người mẹ nghèo buông thõng đôi vai vì bất lực.
![]() |
Phú Thiện tội nghiệp rất cần những trái tim ấm áp có thể giúp con trở về với cuộc sống bình thường. |
Giờ đây, chị chỉ dám mong có chi phí để đưa con trai đi tái khám bệnh động kinh, còn chuyện ghép sọ, chắc phải chờ một phép màu đến với con.
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng thôn Bình Long, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cho biết: “Gia đình anh Hải, chị Trinh thuộc hộ cận nghèo ở địa phương. Do đứa con nhỏ gặp tai nạn nên đời sống vô cùng khó khăn, phải ở nhờ nhà mẹ vợ, mà bà cũng khổ lắm.
Địa phương còn khó khăn, dịp Tết cũng chỉ nhờ các nhà hảo tâm cho vài ký gạo, chai mắm chứ không giúp được nhiều. Mong rằng qua Báo VietNamNet sẽ có nhiều người chung tay giúp cho cháu bé có cơ hội chữa trị bệnh”.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Thực phẩm hữu cơ theo mùa
Quan điểm của vua Charles về thực phẩm là phải theo mùa và hữu cơ. Hai cựu đầu bếp hoàng gia McGrady và Carolyn Webb nói trên Marie Claire: "Mọi món ăn đều dựa trên những gì đang có trong vườn. Vào mùa măng tây, tôi có thể phục vụ 3 hoặc 4 lần một tuần. Bếp sẽ không chuẩn bị món măng tây hoặc dâu tây vào tháng 12".
Gia đình hoàng gia trồng trọt và chăn nuôi gia súc trên đất của mình. Nữ hoàng Elizabeth II và vua Charles nuôi ong. Nữ hoàng bắt đầu trồng trọt tại Cung điện Buckingham, bà tự hái những quả dâu tây ở Balmoral. Vua Charles cũng thích đi hái các loại nấm ở đó. Bếp sẽ xào nấm với một số loại thảo mộc. Nấm cũng được đông lạnh để sử dụng trong cả năm.
Ngoài ra, vua Charles được cho là kiêng thịt 2 ngày một tuần và sữa 1 ngày một tuần. "Nếu làm nhiều hơn thế, bạn sẽ giảm được rất nhiều áp lực", ông nói về nỗ lực giảm lượng khí thải carbon của mình.
Bữa sáng giàu chất xơ
Khi còn là Thái tử, một ngày của ông bắt đầu bằng bữa sáng rất lành mạnh, thường là trái cây tươi, muesli. Muesli là hỗn hợp gồm yến mạch, hạt, trái cây khô được ngâm qua đêm trong sữa hoặc nước trái cây và dùng lạnh.
Có tin cho rằng, khi còn trẻ, vua Charles mang theo hộp đồ ăn sáng. Cựu đầu bếp Hoàng gia Graham Newbould nói, hộp thường chứa khoảng 6 loại mật ong, muesli.
Không có bữa trưa
Trang web của vua Charles khi còn là Thái tử đưa ra danh sách 70 sự thật về ông, điều thứ 20 là "Ông không ăn trưa". Có lẽ ông dành cả ngày cho món trà yêu thích Darjeeling với mật ong và sữa.
“Ông ấy có thể dùng bữa trưa, hoặc không”, đầu bếp Grady nói. Đôi khi nếu đi vẽ tranh ở vùng nông thôn, vua Charles sẽ mang theo một chiếc bánh mì sandwich.
Trà chiều
Vua Charles có thể ăn trứng luộc kết hợp với bánh mì Crumpet vào khoảng 17h30 khi dùng trà chiều.
Theo đầu bếp cá nhân chính thức của vua Charles, trứng cần đun sôi chính xác trong 4 phút. Nguồn trứng tới từ những chú gà của gia đình nuôi ở Highgrove.
Bữa tối là bữa ăn chính
Những cây nấm được hái ở Balmoral nổi bật trong bữa tối yêu thích của nhà vua thường gồm thịt cừu ăn kèm với risotto nấm (một loại cơm nấu với nước dùng từ rau, thịt, cá chứa kem).
Vua Charles không thích các món tráng miệng có chocolate.