Nhiều nguy cơ an toàn thông tin cho doanh nghiệp năm 2021 |
Mã độc mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc
Loại mã độc "tống tiền" (ransomware) doanh nghiệp đã nở rộ trong năm 2020 về đối tượng lẫn mức độ nguy hại. Chúng mở rộng đối tượng tấn công sang cả các bệnh viện, tổ chức y tế và tài chính, các cơ quan nhà máy hạ tầng thiết yếu nhằm gia tăng sức ép và giá trị tiền chuộc. Tuy vậy, mức độ hiểu biết và cảnh giác về loại mã độc này đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ vẫn còn rất hạn chế.
Báo cáo từ Coveware cho thấy ransomware ‘ưa chuộng’ các SME có quy mô dưới 100 nhân viên khi số lượng tấn công vào nhóm này chiếm 55%.
Đại đa số các SME nạn nhân của ransomware có xu hướng trả tiền chuộc để lấy lại dữ liệu quan trọng. Một điểm mới của ‘Ransomware 2.0’ là chúng không chỉ mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc, mà còn tống tiền nạn nhân để khỏi bị công khai dữ liệu đó lên mạng.
Lừa đảo qua email và tin nhắn di động
Tin tặc thông qua các sơ hở sai lầm của nhân viên hay cả những nhân vật trọng yếu trong doanh nghiệp để thâm nhập vào mạng, đánh cắp thông tin tài chính, dữ liệu doanh nghiệp.
Thống kê từ Abnormal Security cho thấy con số email lừa đảo giả dạng hóa đơn và thanh toán tăng đến 81%, gây ra thiệt hại trung bình 81.000 USD cho mỗi cuộc tấn công lừa đảo.
Đáng lưu ý là phương thức lừa đảo qua tin nhắn di động kèm liên kết (link) dễ đánh lừa nạn nhân chủ quan nhấn vào link trên smartphone hơn là trên máy tính nên bắt đầu được tin tặc khai thác.
Cấp độ mới của đánh lạc hướng từ tấn công mạng
Theo Kaspersky, các nhóm tội phạm mạng APT giả mạo những mô-đun trá hình trông giống như tác phẩm của một tác giả khác nhằm làm chệch hướng chú ý và điều tra, điển hình là trường hợp Olympic Destroyer.
Các chiến dịch tấn công đáng chú ý khác như MontysThree và DeathStalker, đặc biệt trong trường hợp của DeathStalker đã kết hợp siêu dữ liệu chứng thực từ Sofacy vào cơ sở hạ tầng của họ, tiếp đó giao dịch bí mật để đánh lạc hướng những cáo buộc.
Ứng phó trước những nguy cơ an toàn thông tin
“Đại dịch Covid-19 buộc các SME áp dụng chế độ làm việc từ xa cho nhân viên, và đây là nguy cơ lớn cho an toàn thông tin của doanh nghiệp.”, ông Ngô Trần Vũ, giám đốc Công ty NTS Security cho biết.
Chế độ làm việc từ xa cho nhân viên có thể là nguy cơ lớn cho an toàn thông tin của doanh nghiệp |
“Nhân viên làm việc từ xa thường có tâm lý chủ quan trong các tiếp cận với thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp. Họ có thể truy cập tài khoản doanh nghiệp từ mạng Wi-Fi công cộng vốn dễ bị tấn công. Những thiết bị như máy tính hay điện thoại thông minh họ sử dụng cũng không được bảo vệ chặt chẽ như máy tính hay thiết bị tại văn phòng được bảo quản bởi đội ngũ IT. Do đó, doanh nghiệp cần có chỉ thị cho các cấp nhân viên khi làm việc từ xa, đào tạo và hướng dẫn thường xuyên những phương thức an toàn khi kết nối vào dữ liệu chung của doanh nghiệp”, ông Vũ chia sẻ.
“Một kế hoạch triển khai làm việc từ xa an toàn và kịch bản ứng phó khi có sự cố an toàn thông tin xảy ra là điều rất cần thiết cho doanh nghiệp SME”, ông Vũ nhấn mạnh. “Ngoài các giải pháp bảo vệ máy tính nếu thường xuyên tiếp xúc trên môi trường mạng thì biện pháp sao lưu song song offline và online trên nền tảng đám mây sẽ giúp hạn chế được nguy cơ như với ransomware”.
Các lãnh đạo SME nên có kế hoạch bài bản cho an toàn thông tin, rà soát lại toàn bộ hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu, thiết bị và phân quyền của doanh nghiệp. Các lỗ hổng để tội phạm mạng tấn công còn là những kẽ hở trong những phần mềm thường được sử dụng như Microsoft Office, Adobe PDF, trình duyệt web.. chưa được cập nhật bản vá lỗi từ nhà phát hành.
H.N.
Các đối tượng phát tán thư điện tử rác có thể bị ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử dùng để phát tán rác viễn thông theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
" alt=""/>Nhiều nguy cơ an toàn thông tin cho doanh nghiệp năm 2021"Thông qua hình thức này, nhà trường muốn gửi đến hai thông điệp: Hình thành văn hoá đọc cho học sinh; Đọc một cuốn sách hay giúp các em có sự lắng đọng trong tâm hồn, biết yêu thương nhiều hơn, từ đó giảm bớt những xung đột học đường”, thầy Phú cho hay.
Hiệu trưởng trường Bùi Thị Xuân khẳng định: “Thực tế, học sinh của trường thích thú với hình thức này, cho tới nay phụ huynh cũng rất đồng tình".
Mới đây khi một nhóm nữ sinh Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (quận Gò Vấp, TP.HCM) đánh bạn trong nhà vệ sinh bị phạt bằng cách đọc sách Đạo đức trong vòng 2 tuần, bên cạnh việc hạ hạnh kiểm.
Ông Trịnh Vĩnh Thanh, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp, cho hay phòng GD-ĐT đã hướng dẫn Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi có hình thức kỷ luật đối với nhóm học sinh đánh bạn trong nhà vệ sinh.
Trước đó, một clip lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh 3 nữ sinh thay nhau đánh một nữ sinh. Vụ việc được xác định xảy ra đầu năm học trong nhà vệ sinh của Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Ba nữ sinh đánh bạn đang lớp 9 còn nữ sinh bị đánh học lớp 8. Thời điểm xảy ra vụ việc còn 1 nữ sinh đứng quay clip và 1 nữ sinh canh cửa.
Liên quan đến vụ việc, Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi đã có hình thức kỷ luật hạ hạnh kiểm nhóm nữ sinh đánh bạn, tuy nhiên chưa xác định được mức độ nghiêm trọng cho đến khi clip này xuất hiện trên mạng xã hội.
Ông Trịnh Vĩnh Thanh cho hay, Phòng GD-ĐT và Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi đã tìm hiểu nguyên nhân vụ việc và được biết có lý do các em muốn nổi tiếng. Mặt khác, các em đang ở độ tuổi muốn thể hiện nhưng suy nghĩ chưa chín chắn do vậy, hình thức kỷ luật học sinh hướng đến mục tiêu răn đe. Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi sẽ hạ hạnh kiểm đánh giá mức độ rèn luyện của nhóm học sinh bên cạnh đó sẽ có hình thức kỷ luật bổ sung là đọc sách.
“Quan điểm của tôi là phải tự giáo dục. Do vậy, nhóm học sinh đánh bạn sẽ phải đọc sách, chủ yếu là sách Đạo đức trong vòng 2 tuần vào các giờ ra chơi, ở thư viện. Trong quá trình đọc sách, các em phải chiêm nghiệm những câu chuyện, sau đó phải viết cảm nhận của bản thân.
Nhà trường lựa chọn sách cho các em đọc là những câu chuyện về tình bạn, tình gia đình, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với bản thân. Các học sinh cũng phải kể lại cảm nhận của mình trước toàn trường”- ông Thanh nói.
Trưởng phòng GD-ĐT Quận Gò Vấp cho hay: “Nếu kỷ luật bằng cách đình chỉ học tập, trong lúc các em đang muốn nghỉ học là tạo điều kiện cho các em. Mặt khác, nếu bắt các em nghỉ sẽ mất bài, hổng kiến thức. Trong quá trình bị đình chỉ lỡ có chuyện gì xảy ra vì nhà trường buông lỏng, gia đình cũng buông lỏng sẽ tạo điều kiện cho các em đi vào con đường sai trái”- ông Thanh nói.
Trưởng Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp cũng cho hay, chúng ta hãy luôn nghĩ về việc kỷ luật tích cực, xem việc học sinh đánh nhau là hiện tượng của tuổi mới lớn. Thầy cô giáo, người lớn phải hướng các em đi theo hướng tích cực.
Tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM hiện nay có tiết đọc sách tại thư viện với thời lượng 45 phút/tuần đã được lồng vào thời khóa biểu của học sinh khối 10, 11.
Ông Bùi Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, nhà trường muốn giảm áp lực học tập cho các em, đồng thời giới thiệu hoạt động của thư viện - nơi học sinh đều biết nhưng chưa thật sự quan tâm - và mong muốn xa hơn là hình thành thói quen đọc sách, văn hóa đọc trong môi trường giáo dục.
Chính ông Phú cũng là người đưa ra hình thức kỷ luật “chẳng giống ai”. Với những trò vi phạm quy chế nhà trường, thay vì yêu cầu viết kiểm điểm, hạ hạnh kiểm…, ông Phú cho các em vào thư viện, chọn một cuốn sách trong tủ Hạt giống tâm hồn hay Người con hiếu thảo, tự ngồi đọc rồi sau đó viết bài cảm nhận, nộp lại cho giáo viên.
Theo ông Phú, đây là hình phạt để học sinh có thời gian nghĩ về các lỗi đã vi phạm, khi đọc những mẩu truyện các em sẽ từ từ thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành động.
Thúy Nga và nhóm PV, BTV" alt=""/>Phạt học sinh bằng đọc sách đạo đức, một hình thức giáo dục văn hoá nhận thức