Nhiều chiêu trò từ cơ sở thẩm mỹ trái phép
Trao đổi với phóng viên bên lề lễ phát động chiến dịch cao điểm kiểm tra,ếtcơsởthẩmmỹsaiphạmtừđầumốiquotcôlaocônggomrábóng đá aff cup xử lý, giám sát cơ sở thẩm mỹ hoạt động không phép và sai phép, vừa diễn ra ở UBND quận 1 (TPHCM), bác sĩ Nguyễn Nguyệt Cầu, Trưởng phòng Y tế quận 1 cho biết, địa phương có 8 bệnh viện thẩm mỹ được Bộ Y tế cấp phép và khoảng 25 phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, 30 phòng khám chuyên khoa da liễu được Sở Y tế cấp phép.
Bên cạnh đó, trên địa bàn quận 1 hiện nay phát sinh rất nhiều cơ sở mang tên "Viện thẩm mỹ", "Thẩm mỹ viện", "Clinic", "Spa", "Phun xăm"… Bản chất những cơ sở này chỉ được làm những dịch vụ không xâm lấn, tuy nhiên trong quá trình hoạt động lại lén lút làm những dịch vụ khác, như tiêm filler.
Thậm chí, gần đây cơ quan chức năng còn phát hiện một trường hợp thẩm mỹ viện lại thực hiện hút mỡ bụng, gây tai biến cho khách hàng. Các cơ sở không phép hoạt động rất tinh vi, treo biển hiệu có những câu từ khiến người dân tin tưởng.
Theo ông Cầu, khi dịch bệnh qua đi, kinh tế phát triển trở lại, những cơ sở không phép mọc lên rất nhiều trên địa bàn các quận, trong đó có quận 1.
Do đó, địa phương phát động chiến dịch cao điểm nêu trên để kiểm tra, giám sát kịp thời và xử lý nghiêm sai phạm tại các cơ sở khám chữa bệnh lĩnh vực thẩm mỹ. Trong thời gian từ nay đến 31/12, tất cả ban ngành đoàn thể của địa phương sẽ cùng vào cuộc.
Trong 5 nội dung trọng điểm của chiến dịch, có hoạt động "phát hiện sớm, xử lý sớm".
Ngay khi cơ sở vừa mở cửa hoạt động, đoàn kiểm tra của địa phương sẽ đến làm việc, yêu cầu chấp hành nghiêm chỉnh phạm vi hoạt động trong giấy phép. Nếu cơ sở mở phòng khám phải chờ Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh mới được thực hiện.
Hiện nay, khó khăn với cơ quan quản lý là việc nhiều cơ sở tìm cách đối phó, lách luật, với bình phong hoạt động chăm sóc da, phun xăm nhưng lén lút làm các thủ thuật khám chữa bệnh xâm lấn khác.
Nếu cơ quan chức năng không bắt tận tay, hoặc không có bằng chứng đã thu thập trước đó, các cơ sở vi phạm sẽ không thừa nhận. Điều đáng nói, chủ cơ sở thường không xuất hiện, còn các nhân viên cứ đóng vai "em không biết gì cả, em mới tới".
Tận dụng đầu mối "cô lao công gom rác"
Từ đầu tháng 10, quận 1 đã ban hành 7 quyết định xử lý vi phạm hành chính, cũng như đang mời làm việc một số người khai là bác sĩ, nhưng chưa chắc là bác sĩ.
Đáng chú ý, địa phương có một số cơ sở được xếp vào "địa chỉ đen", như số 78 đường Nguyễn Văn Thủ (phường Đa Kao), 59 đường Nguyễn Hữu Cầu (phường Tân Định)...
Các cơ sở "đen" có điểm chung là một vài ngày sau khi bị xử phạt sẽ "lột xác", đăng ký giấy kinh doanh mới, dùng tên mới và đưa biển hiệu mới lên, dù bên trong vẫn hoạt động như cũ, với những gương mặt thân quen.
Cũng theo Trưởng phòng Y tế quận 1, quy định hiện hành chỉ cho phép cơ quan quản lý y tế chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra khi xảy ra hậu quả, nếu chỉ phạt hành chính thì không chuyển được. Tuy nhiên, khi có công an và các lực lượng chức năng cùng vào cuộc, phối hợp, việc xử lý sẽ tốt hơn.
"Tôi nghe báo cơ sở nằm ở tòa nhà 9 tầng 59 đường Nguyễn Hữu Cầu, ngay cạnh chợ Tân Định đã đổi tên nữa rồi. Đây là lần đổi tên thứ ba", ông Cầu thông tin.
Ngoài các hoạt động trọng điểm trong chiến dịch, ông Cầu chia sẻ thêm, Chánh Văn phòng UBND quận 1 đưa ra ý tưởng về việc phát hiện các cơ sở khám chữa bệnh trái phép, xuất phát từ đầu mối "cô lao công gom rác".
Cụ thể, khi đi gom rác, người lao công sẽ biết trong đó có gì. Nếu phát hiện rác thải y tế bất thường, họ sẽ báo về và cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra. Phòng Y tế quận 1 cũng làm việc với công ty dịch vụ công ích, đề nghị phối hợp hỗ trợ. Hoạt động trên hiện đã bắt đầu triển khai tại địa phương.
Chiến dịch cao điểm về "Kiểm tra, xử lý, giám sát cơ sở hoạt động không phép và sai phép trong lĩnh vực khám chữa bệnh chuyên khoa thẩm mỹ" trên địa bàn có 5 hoạt động trọng điểm.
Thứ nhất là phát hiện sớm, ngăn ngừa sớm.
Thứ hai, chủ động rà soát, xử lý sớm, thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Thứ ba, xây dựng mạng lưới an ninh nhân dân kịp thời phát hiện và báo cáo các hoạt động sai phép tại khách sạn, nhà trọ, tòa nhà… để xử lý.
Thứ tư, hoạt động truyền thông "làm đẹp thông minh - an toàn - hiệu quả" trên các trang điện tử, mạng xã hội, các đoàn thể địa phương…
Thứ năm, giám sát đặc biệt, xử lý các "địa chỉ đen".