Các đối tượng cắt ghép, giả mạo văn bản của cơ quan nhà nước và con dấu sở Sở Y tế TPHCM (Ảnh: SYT).
Để tạo niềm tin cho chủ cơ sở, các đối tượng đã lấy mẫu hình thức tương tự văn bản của cơ quan nhà nước để cắt ghép. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ sẽ nhận ra là giả mạo, do văn bản có nhiều lỗi chính tả và sai chức danh người ký ban hành.
Đây là thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội giả danh cơ quan chức năng nhằm gây tâm lý hoang mang, lo sợ để yêu cầu các chủ cơ sở chuyển tiền "lo lót", với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Hồ Văn Hân, Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết, từ ngày 30/12/2023, UBND TPHCM đã tổ chức Hội nghị công bố thành lập Sở ATTP TPHCM, cùng với quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở này.
Theo đó, Sở ATTP là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TPHCM, có chức năng tham mưu, giúp Thành phố quản lý nhà nước về ATTP, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về ATTP.
Ông Hân khẳng định, từ năm 2024 trở đi, Thanh tra Sở Y tế TPHCM không còn chức năng thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Trước đó, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cũng nhiều lần bị mạo danh. Vào năm 2016, một đối tượng đã tự xưng là nhân viên của Thanh tra Sở Y tế, yêu cầu các cơ sở đóng một khoản chi phí để không bị thanh tra.
Đến năm 2017, một số điện thoại 0903.188.xxx đã được các đối tượng tự xưng là lãnh đạo, nhân viên của Thanh tra Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM sử dụng để gọi đến, yêu cầu các cơ sở đưa phong bì 5 triệu đồng/người (với đoàn thanh tra trên 10 người) để không bị kiểm tra và xử lý vi phạm.
Sau khi nhận tin, Thanh tra Sở Y tế đã phát lên thông báo về việc không bao giờ có việc liên hệ với các cơ sở để yêu cầu nộp các khoản tiền, hoặc bán sách báo, tài liệu…
Tất cả cán bộ, công chức của Thanh tra Sở Y tế khi đến các đơn vị làm việc phải có tên trong Quyết định thành lập Đoàn Thanh tra, kiểm tra, hoặc có công văn, giấy giới thiệu do lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế ký. Giấy tờ phải ghi rõ họ tên, chức danh của cán bộ đến làm việc, nội dung làm việc và thời hạn.
Để kịp thời ngăn chặn hành vi có dấu hiệu lừa đảo và xử lý thông tin mạo danh, Công an TPHCM khuyến cáo người dân cần cẩn trọng trước những chiêu trò lừa đảo. Nếu nhận được thông báo như trên, hãy liên hệ với cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
" alt=""/>Vụ giả mạo Thanh tra Sở Y tế TPHCM để lừa "lo lót": Chánh Thanh tra nói gì?Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng plasmodium gây nên (Ảnh: CDC Quảng Bình).
Ngay khi phát hiện ca bệnh, CDC Quảng Bình chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Bố Trạch giám sát các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân, đặc biệt là các thành viên trong gia đình và khu vực xung quanh nhà ở của bệnh nhân trong vòng 30 ngày, kể từ ngày bệnh nhân khởi phát bệnh, kịp thời xử lý không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Theo bác sĩ Huỳnh Công Hùng, Trưởng Khoa khám, điều trị lao, bệnh phổi và phòng, chống bệnh truyền nhiễm, CDC Quảng Bình, sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng plasmodium gây nên, còn muỗi anophen là tác nhân lây lan dịch bệnh.
Các triệu chứng của bệnh sốt rét bao gồm: Sốt cao, đau đầu, nôn mửa, mệt mỏi và đau cơ. Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi bệnh bị muỗi đốt từ 8-25 ngày. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng sưng phù và kém hấp thụ trong suốt thời gian bệnh diễn tiến. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.
" alt=""/>Trở về từ Thái Lan, người đàn ông nhập viện vì bệnh truyền nhiễmHiện trường vụ sạt lở (Ảnh: Phạm Việt).
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, cơ sở phải phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện tuyến trên, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth để theo dõi điều trị cho nạn nhân.
Cục cũng giao 2 bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai chủ động hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật, khi cần thiết sẵn sàng cử cán bộ chuyên môn phối hợp với ngành y tế Hà Giang cứu chữa các trường hợp nặng.
Trong trường hợp cần thiết, hỗ trợ thuốc, máu, dịch truyền, phương tiện cấp cứu, vật tư trang thiết bị y tế cho Sở Y tế Hà Giang để cứu chữa nạn nhân.
Trước đó, khoảng 8h30 ngày 29/9, tại Hà Giang xảy ra vụ sạt lở taluy dương ở quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang. Đoạn sạt lở dài khoảng 300m, khối lượng đất đá khoảng trên 3.000m3, làm đổ sập 3 ngôi nhà, một người tử vong, 2 người mất tích, 5 xe bị vùi lấp, giao thông bị ách tắc.
Theo cơ quan chức năng, số lượng người bị vùi lấp có thể tăng lên. Công an tỉnh Hà Giang vẫn đang huy động thêm các chiến sĩ khẩn trương tìm kiếm người trong các ngôi nhà bị vùi lấp.
" alt=""/>Sạt lở đất ở Hà Giang: 2 bệnh viện tuyến trên hỗ trợ cứu người bị nạn