Đứa trẻ nghèo thiếu may mắnNhiều năm qua, căn nhà cấp 4 cũ kỹ của gia đình chị Lê Thị Minh (SN 1975, ở xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) luôn thiếu vắng tiếng cười. Thay vào đó, người ta chỉ nghe thấy tiếng khóc rấm rứt của chị Minh và tiếng kêu la đầy đau đớn của người con trai Nguyễn Hữu Tài (SN 2005).
Em Tài bị bệnh bại não bẩm sinh, 15 năm nay em luôn bị dày vò bởi những cơn đau. Những lúc Tài lên cơn co giật, người mẹ chỉ biết cho con uống thuốc an thần để dịu đi nỗi đau đớn.
|
Chị Minh đau xót bón từng thìa cháo cho con trai |
Năm 1994, chị Minh kết hôn với anh Nguyễn Hữu Lộc (SN 1963) rồi sinh được 2 người con. Ngỡ rằng gia đình nhỏ sẽ được hưởng những ngày tháng hạnh phúc khi chị Minh mang thai Tài. Nhưng không ngờ, lúc chào đời em đã mang trong mình căn bệnh bại não bẩm sinh.
Dù năm nay đã 15 tuổi nhưng cơ thể Tài như một đứa trẻ, chỉ nặng vỏn vẹn 8kg. Em không có khả năng nhận thức, không biết nói; thân hình gầy gò ốm yếu, tay chân co quắp không thể cử động.
|
Em Tài mắc bệnh teo não khiến cơ thể bị co quắp, gầy gò |
Thương con, vợ chồng chị Minh nhiều lần đưa Tài đi điều trị ở các bệnh viện trong tỉnh Nghệ An nhưng bệnh tình của em vẫn không thuyên giảm.
Năm 2008, chị Minh cầm cố nhà cửa, vay mượn ngân hàng 80 triệu đồng để đưa con ra Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị với hy vọng có một phép nhiệm màu xảy ra. Tuy nhiên, sau 2 đợt điều trị, bệnh của Tài vẫn không khỏi. Các bác sĩ đành ngậm ngùi khuyên gia đình đưa con về quê, chấp nhận số phận.
Mong ước có tiền chữa bệnh cho con
Từ lúc sinh ra, ngày nào Tài cũng phải chịu đựng sự đau đớn, càng ngày tần suất lên cơn càng nhiều hơn, đến hơi thở của em cũng trở nên khó khăn. Những lúc như vậy, chị Minh chỉ biết ôm con khóc, thầm cầu trời khấn Phật.
“Nhiều đêm chứng kiến con vật lộn, la hét mà vợ chồng tôi không kìm được nước mắt. Tôi chỉ mong có tiền đưa con đi chữa bệnh, mong con được khỏe mạnh, được vui đùa với các bạn cùng trang lứa”, chị Minh sụt sùi.
|
Mẹ nghèo đau đớn nhìn con trai bị teo não co quắp hành hạ |
|
Anh Nguyễn Hữu Lộc bị bệnh tiểu đường biến chứng nặng nên sức khỏe yếu, thường xuyên phải đi viện điều trị |
Người mẹ cho biết, mỗi ngày Tài chỉ ăn được 1 bát cháo và 1 hộp sữa. Vì sức khỏe yếu nên Tài ăn thành nhiều lần, cách nhau 2 tiếng. Nếu lỡ ăn nhiều một chút là em bị nôn ói.
Sống hiền lành, chất phác nhưng cái nghèo, cái khổ vẫn đeo bám lấy gia đình chị Minh. Chị bị bệnh đau tim nên phải uống thuốc thường xuyên, còn anh Lộc bị bệnh tiểu đường biến chứng nặng đã 5 năm nay.
Đều đặn, tháng nào anh chị cũng dắt díu nhau đến bệnh viện huyện điều trị, lấy thuốc về nhà uống. Bệnh tật triền miên khiến cơ thể anh Lộc gầy gò, ốm yếu.
Vì sức yếu nên anh Lộc chỉ làm được vài việc vặt trong nhà, còn những việc nặng nhọc và 2 sào ruộng đều dồn hết lên đôi vai người vợ.
|
Mỗi tháng Tài được nhận 450.000 đồng tiền trợ cấp xã hội cho trẻ khuyết tật |
Nhiều năm trôi qua, dù chị Minh cố gắng làm lụng vất vả nhưng số tiền vay ngân hàng mới trả được một nửa.
“Con gái đầu lấy chồng xa, gia đình cũng khó khăn nên không giúp đỡ được bố mẹ và em. Vợ chồng tôi đói khổ thế nào cũng được, nhưng chỉ mong mọi người giúp gia đình có tiền chữa bệnh cho con”, anh Lộc ngậm ngùi.
Ông Phan Hoàng Thụ - Chủ tịch UBND xã Xuân Thành, huyện Yên Thành cho biết, gia đình anh Lộc thuộc diện cận nghèo ở địa phương, hoàn cảnh rất khó khăn vì cả gia đình thường xuyên ốm đau, bệnh tật.
“Anh Lộc và chị Minh đều sức khỏe yếu, thường xuyên phải đi viện. Còn cháu Tài bị bệnh teo não bẩm sinh, là đối tượng khuyết tật được nhận 450.000 đồng tiền trợ cấp xã hội. Rất mong các mạnh thường quân quan tâm, ủng hộ để cháu Tài được chữa bệnh”, ông Thụ nói thêm.
Phạm Tâm - Quốc Huy
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Lê Thị Minh; xóm 8, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An; Điện thoại: 0989.541.609 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2020.330(em Nguyễn Hữu Tài) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |
Mẹ không có quyền quyết định toàn bộ tài sản trong di chúc
Ông bà nội tôi sinh được 4 người con, bố tôi là cả, sau đó là 3 cô. Bố mẹ tôi ở cùng nhà ông bà và các cô đã đi lấy chồng.
" alt=""/>15 năm bị bệnh tật hành hạ, cậu bé co quắp chỉ còn 'da bọc xương'
Văn Quyết đá hỏng penalty, Hà Nội thua đau ở Hàng ĐẫyĐKVĐ Hà Nội có thể xoay đến cục diện khác khi đụng độ Sài Gòn, nhưng trong ngày kém duyên đội trưởng Văn Quyết bỏ lỡ thời cơ từ chấm 11m, Hà Nội FC đành ngậm ngùi nhìn Sài Gòn ra về với 3 điểm.
Đây là trận thua thứ 2 liên tiếp tại Hàng Đẫy của Hà Nội FC. Đội bóng của HLV Chu Đình Nghiêm đang gặp vô vàn khó khăn khi có quá nửa đội hình đang dính chấn thương.
|
Văn Quyết bỏ lỡ cơ hội mang về 1 điểm cho Hà Nội |
Sài Gòn FC bất bại
Thắng Hà Nội 1-0 ngay tại Hàng Đẫy, Sài Gòn FC là đội bóng duy nhất ở V-League chưa thua sau 7 vòng đấu. Đội bóng của HLV kiêm Chủ tịch CLB Vũ Tiến Thành vươn lên vị trí thứ 2 trên BXH, chỉ kém TPHCM đúng 1 điểm.
|
Sài Gòn có trận thắng quan trọng tại Hàng Đẫy |
Công Phượng im tiếng, TPHCM hòa may Đà Nẵng
Sau hai trận liên tiếp ghi bàn cho TPHCM, tiền đạo Công Phượng im hơi lặng tiếng trong trận tiếp SHB Đà Nẵng trên sân nhà. Chân sút sinh năm 1995 đã được thầy Chung thay ra sớm.
Đà Nẵng chơi hay hơn, nhưng kết quả trận đấu là 2-2 với không ít bực bội từ HLV Lê Huỳnh Đức về quyết định của trọng tài.
|
Công Phượng không thể có bàn thắng ở trận thứ 3 liên tiếp |
Nam Định đổi vận sau khi thay HLV
Ngay sau khi thay HLV Nguyễn Văn Sỹ bằng trợ lý Phạm Hồng Phú, Nam Định đã có trận thắng tưng bừng trên sân nhà trước SLNA. Trong khi đó, đây là trận thua thứ 2 liên tiếp của đội bóng xứ Nghệ. Sau 5 trận không để thủng lưới bàn nào, họ đã nhận tới 6 bàn thua sau 2 trận đấu.
|
Niềm vui của các cầu thủ Nam Định |
Hà Tĩnh tiếp tục gây bất ngờ
Trên sân nhà, tiếp đối thủ được đánh giá mạnh hơn nhiều là Bình Dương, nhưng Hà Tĩnh vẫn giành được 1 điểm. Đội bóng của HLV Phạm Minh Đức đang duy trì chuỗi trận bất bại đáng khen ngợi, và chắc chắn vẫn tiếp tục gây ra nhiều khó khăn với các đối thủ ở những vòng đấu tiếp theo.
Thanh Hoá lại thắng, Quảng Nam lâm nguy
Cho dù mới thay HLV trưởng nhưng Quảng Nam không thể đổi vận như Nam Định. Trận thua 0-3 trước Thanh Hoá khiến đội cựu vương tụt xuống đáy BXH.
|
Tiền đạo Đình Tùng của Thanh Hoá |
Trong khi đó, Thanh Hoá đang thăng hoa dưới thời HLV Nguyễn Thành Công. Sau 4 trận, đội bóng xứ Thanh giành được 10 điểm, xếp thứ 7 trên BXH.
Xem highlights Nam Định 3-0 SLNA (nguồn: TTTV)
Lịch Thi Đấu LS V-League 1 2020 |
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh |
29/06 |
29/06 | 17:00 | Quảng Nam | | 0:3 | | Viettel | Vòng 7 | |
29/06 | 17:00 | Hải Phòng FC | | 0:0 | | Hoàng Anh Gia Lai | Vòng 7 | |
29/06 | 19:15 | Hồ Chí Minh City | | 2:2 | | SHB Đà Nẵng FC | Vòng 7 | |
30/06 |
30/06 | 17:00 | Thanh Hóa | | 2:0 | | Than Quảng Ninh FC | Vòng 7 | |
30/06 | 18:00 | Nam Định FC | | 3:0 | | Sông Lam Nghệ An | Vòng 7 | |
30/06 | 18:00 | Hồng Lĩnh Hà Tĩnh | | 1:1 | | Bình Dương FC | Vòng 7 | |
30/06 | 19:15 | Hà Nội FC | | 0:1 | | Sài Gòn FC | Vòng 7 | |
" alt=""/>Điểm nhấn vòng 7 V
Những điều kiện đảm bảoÔng Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, nhận định việc học trực tuyến nếu được đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt, nhất là ở những địa phương vùng sâu vùng xa.
Điều kiện đảm bảo mà ông Thành đề cập tới ở đây chính là cơ sở vật chất phải có và đồng bộ, khi đó mới có thể triển khai rộng rãi.
Do đó, cần phải huy động nhiều nguồn lực để học sinh vùng khó khăn có phương tiện máy tính, điện thoại thì mới có thể học tập được.
|
Học sinh Hoàng Minh Đức, lớp C4 K45 Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, vừa chăn trâu vừa học trực tuyến trong đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm |
“Trong thời gian qua, tỷ lệ học sinh tham gia học trực tuyến ở Nghệ An chiếm khoảng 80%. Đối với 20% còn lại chủ yếu là những học sinh thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng Internet chưa đến được và học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Hướng giải quyết của Nghệ An là đẩy mạnh học tập thông qua truyền hình. Ngoài ra, ngành giáo dục tỉnh cũng có gắng huy động nguồn lực xã hội hóa, trang bị những chiếc điện thoại cũ nhưng có khả năng kết nối Internet để tặng miễn phí để học sinh dùng.
Bên cạnh đó, VNPT và Viettel vẫn đang nỗ lực đưa đường truyền mạng đến tận các thôn bản để mọi học sinh có thể tiếp cận với việc học trực tuyến” – ông Thành cho biết.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) cũng chia sẻ quan điểm của ông Thành về việc tổ chức được một hoạt động dạy học trực tuyến có hiệu quả.
“Chúng ta phải có những điều kiện đảm bảo. Những điều kiện đảm bảo đó gồm hạ tầng công nghệ thông tin, các trang thiết bị đầu cuối để có thể dạy học trực tuyến, giáo viên và học sinh phải có máy tính hoặc các thiết bị kết nối mạng...
Cùng đó, giáo viên cũng phải được huấn luyện sử dụng phương pháp dạy học thành thạo trong môi trường trực tuyến. Học sinh cũng phải được hướng dẫn các cách thức tham gia, các tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến của nhà trường.
Ngoài ra, còn phải được hướng dẫn quy trình tổ chức dạy học, kiếm tra đánh giá và công nhận kết quả dạy học trực tuyến ra sao.
Những điều kiện đảm bảo cần có này phải được thực hiện đồng bộ thì công tác dạy học trực tuyến mới có hiệu quả”.
Ông Hải cho biết trong thời gian dịch Covid-19 vừa qua, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông kêu gọi, huy động các tập đoàn, doanh nghiệp về công nghệ thông tin cả trong và ngoài nước chung tay với ngành giáo dục, hỗ trợ, tài trợ về hạ tầng công nghệ, phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến, đường truyền internet.
Nhờ những hỗ trợ đó mà ngành giáo dục đã triển khai các hoạt động dạy học trực tuyến có hiệu quả hơn. Trong thời gian vừa qua, đã có khoảng hơn 80% các trường triển khai dạy học trực tuyến với nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, đường truyền internet ở địa phương.
|
Trong thời gian không đến trường vì dịch Covid-19, có 2-3% học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương không có điện thoại thông minh, ở vùng không có internet và điện lưới quốc gia. Vì vậy mà hàng ngày, đúng 8h sáng, sau khi đến được chỗ có sóng liên lạc, học sinh sẽ gọi điện cho thầy cô để trao đổi bài. |
Thời gian tới, để giải quyết vấn đề, những điều kiện đảm bảo liên quan đến hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đối với học sinh vùng khó, Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thiện chính sách để tổ chức quản lý dạy học trực tuyến. Điều đó làm hành lang pháp lý cho các nhà trường tăng cường áp dụng, ngoài ra huy động được các nguồn lực từ xã hội.
“Hiện nay cũng đã có một số tổ chức đã có đề nghị về việc này và Bộ GD-ĐT đang tiếp tục làm việc. Tôi tin rằng khi chúng ta có chính sách và nhu cầu chính đáng thì xã hội sẽ chung tay” – ông Hải nói.
Cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số
Cách đây hơn 2 tháng, tại Diễn đàn chính sách trực tuyến Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á với chủ đề “Giáo dục trong thế giới hậu Covid-19” ngày 18/6, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ GD-ĐT đang tập hợp các video clip được thực hiện bởi giáo viên trong thời gian qua để tạo thành một kho tài liệu số trực tuyến.
Ông Nhạ cũng cho rằng đại dịch Covid-19 đã tạo ra cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục.
Nói thêm về nội dung này, ông Nguyễn Sơn Hải khẳng định ngành giáo dục đào tạo xác định sẽ biến nguy cơ từ dịch Covid-19 thành các cơ hội. Cơ hội ở đây là tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện tiến trình chuyển đổi số trong ngành giáo dục đào tạo nhanh chóng và quyết liệt hơn.
Sở dĩ ngành giáo dục coi đây là “cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục” bởi trước khi có dịch Covid-19, ngành cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, đẩy mạnh các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, kiểm tra, đánh giá, trong đó có dạy học trực tuyến.
Ở bậc giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Cụ thể là, hướng dẫn các điều kiện để triển khai, đào tạo bằng hình thức trực tuyến nhờ ứng dụng công nghệ thông tin.
Trong giáo dục phổ thông, Bộ cũng đã đẩy mạnh phong trào xây dựng bài giảng e-learning thông qua các cuộc thi. Đến nay đã có 4 cuộc thi quốc gia về thiết kế bài giảng e-learning và có hàng chục nghìn lượt giáo viên đã tham gia xây dựng bài giảng và đóng góp hơn 5.000 bài giảng có chất lượng để làm kho dữ liệu chia sẻ trực tuyến...
Vì vậy, tới giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua, ngành giáo dục đã có thể nhanh chóng chuyển đổi từ mô hình dạy học trực tiếp trên lớp sang ứng dụng công nghệ, đặc biệt là dạy học trực tuyến.
|
Giảng viên Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) trong một buổi tập huấn về dạy-học trực tuyến |
“Qua chiến dịch dạy học trực tuyến vừa rồi, ngành đã tập hợp được hơn 2.000 bài giảng trên truyền hình. Bộ GD-ĐT đang kết hợp với hệ tri thức Việt số hóa của Chính phủ sẽ tập trung xây dựng một kho học liệu trực tuyến. Qua đó, thu thập các học liệu được giáo viên, nhà trường xây dựng, sử dụng trong thời gian vừa qua thành một kho học liệu số quốc gia để phục vụ giáo viên, học sinh trong các hoạt động dạy học trực tuyến...”.
Khẳng định vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong giáo dục, GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ nhà trường đã chủ động thay đổi hình thức dạy và học, kết hợp giữa hình thức Online và cả hình thức Blended learning. Trường cũng đã đưa học phần “Năng lực số” - “Digital Literacy” vào chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản lý thông tin.
Ngân Anh – Thanh Hùng - Thúy Nga
Không chỉ vì Covid, dạy học online là ‘thứ’ không thể cưỡng lại
Sau hơn nửa năm, vì dịch Covid-19, các trường phổ thông và đại học phải triển khai dạy học online. Hầu hết giảng viên và người học đã thừa nhận đây là xu thế không ai còn có thế cưỡng lại.
" alt=""/>Cơ hội để đẩy mạnh dạy học trực tuyến và chuyển đổi số trong giáo dục