Tin liên quan:
Cho mượn giấy tờ nhà: Thả gà ra đuổi!
Luật sư muốn minh oan người bị tội 'vu khống lãnh đạo tỉnh'
Tình yêu không sợ... AIDS
Chuyện tình cổ tích của đôi vợ chồng tật nguyền
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vựa lúa gạo lớn nhất của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Trước tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, mô hình canh tác lúa - tôm độc đáo trở thành vị cứu tinh cho người nông dân nơi đây. Mô hình sản xuất lúa gạo này đã và đang được APG ECO áp dụng để tạo ra những hạt gạo giàu dinh dưỡng.
Lời giải cho bài toán xâm nhập mặn
Tình trạng xâm nhập mặn từ lâu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình canh tác nông nghiệp của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giữa muôn vàn khó khăn, bà con nông dân đã tìm ra một hướng đi mới không chỉ giải quyết được bài toán xâm nhập mặn và còn tối ưu được năng suất - hình thức luân canh lúa tôm.
Mô hình "con tôm ôm cây lúa" được triển khai dựa trên đặc thù của hai mùa nước mặn - ngọt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bà Đặng Thùy Linh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần APG ECO chia sẻ: "Khi thiếu nước ngọt, nông dân sẽ triển khai nuôi tôm. Lúc này, phù sa theo nguồn nước đem đến nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm giúp cho tôm phát triển. Ngược lại, phân và tạp chất của tôm sẽ tạo độ phì nhiêu cho đất ruộng giúp lúa phát triển tươi tốt".
Nhận thấy được tiềm năng từ hình thức luân canh này, ngay những ngày đầu thành lập, APG ECO đã liên kết với các hộ nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu không chỉ ở An Giang mà còn một số tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu,… để sản xuất dòng gạo lúa tôm.
Với tôn chỉ "ăn sạch, sống xanh, trọn an lành", doanh nghiệp đã kết hợp cùng nhà máy xuất khẩu gạo hàng đầu Angimex để kiểm soát toàn diện quy trình sản xuất. Từ khâu gieo cấy, thu hoạch đến đóng gói, mọi bước đều tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng khắt khe từ thị trường quốc tế như châu Âu và Mỹ.
Thông qua việc bao tiêu những cánh đồng lúa tại An Giang, APG ECO không chỉ đảm bảo được đầu ra hiệu quả mà còn khuyến khích người nông dân sản xuất theo hướng hữu cơ - nâng cao giá trị của hạt gạo truyền thống, góp phần cải thiện sinh kế tại địa phương.
Thành công mang "hạt ngọc trời" lên sàn thươngmại điện tử
Nhận thức được sàn TMĐT là kênh bán hàng hiệu quả giúp giống gạo lúa tôm có thể đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước, APG ECO đã gia nhập cuộc đua "lên sàn" từ những ngày đầu thành lập.
Bà Đặng Thùy Linh chia sẻ: "Chúng tôi lựa chọn Shopee làm đối tác chiến lược vì đây là sàn TMĐT có lưu lượng truy cập hàng tháng rất lớn. Đồng thời, các chương trình khuyến mãi, trợ giá và dịch vụ giao hàng nhanh chóng của Shopee cũng góp phần giúp các loại nông sản của doanh nghiệp tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng trên khắp cả nước".
Chỉ sau một năm "lên sàn", gian hàng APG ECO có hơn 15 nghìn lượt theo dõi và tổng hơn 10 nghìn đơn hàng được bán ra - một con số ấn tượng đối với nông sản trên nền tảng TMĐT. Bên cạnh gạo lúa tôm thì gạo VEBO ST25 của APG ECO là một trong những sản phẩm được yêu thích nhất trên Shopee.
Trong thời gian sắp tới, APG ECO tiếp tục hợp tác cùng Shopee trong livestream "Tinh hoa Việt du ký" phát sóng vào ngày 15/11. Tại đây, đại diện thương hiệu APG ECO chia sẻ về quá trình canh tác gạo lúa tôm tại quê hương, đồng thời giới thiệu cho khán giả những sản phẩm gạo và trà atiso đạt chuẩn OCOP của tỉnh An Giang.
Theo dõi chương trình "Đại tiệc livestream trái cây" diễn ra lúc 11h ngày 15/11 trên Shopee Live để mua sắm các loại trái cây theo mùa với giá ưu đãi, giao ngay trong ngày.
Bên cạnh đó, Shopee cũng sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp từ An Giang và Kiên Giang hỗ trợ nông dân địa phương quảng bá sản vật từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong livestream "Shopee - Tinh hoa Việt du ký" lên sóng lúc 12h30 cùng ngày.
Đặt lịch xem ngay tại https://shopee.vn/m/ShopeeTinhHoaVietDuKy.
" alt=""/>Khai thác mô hình "con tôm ôm cây lúa", đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử