您现在的位置是:Nhận định >>正文
Lý do ngày càng nhiều người tham gia lớp học 'dạy cười'
Nhận định925人已围观
简介Trong lớp học của cô Keiko Kawano,ýdongàycàngnhiềungườithamgialớphọcdạycườhlv park hang seo hơ...
Trong lớp học của cô Keiko Kawano,ýdongàycàngnhiềungườithamgialớphọcdạycườhlv park hang seo hơn 10 sinh viên từ một trường nghệ thuật ở thủ đô Tokyo đang di chuyển hai cơ miệng lên trên bằng ngón tay, tay cầm chiếc gương theo dõi. Họ đang tập cách mỉm cười.
Các dịch vụ dạy cười như của cô Kawano đang gia tăng ở Nhật Bản, đặc biệt thời kỳ hậu đại dịch Covid-19 khi hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang.

“Khi bạn ở nhà một mình, việc không biểu cảm trên khuôn mặt là điều bình thường. Và cứ như vậy, việc không cử động các bộ phận trên khuôn mặt sẽ trở thành thói quan. Tôi nghĩ đã có rất nhiều trường hợp như vậy xảy ra trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Tham gia các lớp học bạn sẽ gặp nhiều người hơn, bạn sẽ có nhiều cơ hội giao lưu hơn, vì vậy cuộc sống của bạn sẽ nhiều màu sắc và bạn sẽ hạnh phúc hơn. Một khuôn mặt tươi cười đồng nghĩa với hạnh phúc, đó là khái niệm”, cô Keiko Kawano nói, theo Reuters.
Cô Kawano cũng cho biết những người trẻ tuổi có thể đã quen với cuộc sống đeo khẩu trang bởi nữ giới có thể thấy dễ dàng hơn khi ra ngoài mà không trang điểm và nam giới có thể che giấu việc chưa cạo râu.
Sinh viên Himawari Yoshida (20 tuổi) đang tham gia lớp học nhằm chuẩn bị hành trang bước vào thị trường việc làm, cho biết bản thân cần phải trau dồi nụ cười: “Em đã không sử dụng cơ mặt nhiều trong thời kỳ Covid-19, vì vậy, tham gia lớp học là một bài tập thể dục tốt".

Công ty cô Kawano làm việc, Egaoiku, có nghĩa là "giáo dục nụ cười", cung cấp các khóa học trực tuyến và trực tiếp về cách thể hiện nụ cười hoàn hảo. Khách hàng thường là sinh viên, nhân viên các công ty tư nhân và chính quyền địa phương. Kể từ khi chính phủ Nhật Bản hạ cấp mức độ nguy hiểm của Covid-19 xuống ngang mức cúm mùa, lượng học viên đăng ký khóa học đã tăng vọt. Hiện công ty có khoảng 3.000 khách hàng trên khắp Tokyo và một lớp học 1 kèm 1 trong vòng một giờ có giá 11.000 yen (1,9 triệu VNĐ).
Phương pháp "Kỹ thuật cười theo phong cách Hollywood" được công ty Egaoiku đăng ký bản quyền bao gồm: nụ cười "mắt trăng lưỡi liềm", nụ cười "má lúm" và nụ cười hoàn hảo - định hình khuôn miệng để lộ ra đúng 8 chiếc răng. Các sinh viên tham gia lớp học có thể đánh giá nụ cười trên thang điểm 100 thông qua một phần mềm nhận diện khuôn mặt đặc biệt.
Mặc dù chính phủ Nhật Bản đã dỡ bỏ khuyến nghị đeo khẩu trang vào tháng 3/2023, nhưng nhiều người vẫn tiếp tục đeo. Một nghiên cứu ý kiến của Đài truyền hình NHK vào tháng 5 cho thấy 55% người Nhật nói rằng họ vẫn đeo khẩu trang thường xuyên giống 2 tháng trước đó và chỉ 8% cho biết họ đã ngừng đeo khẩu trang.
Đeo khẩu trang là điều bình thường ở Nhật Bản ngay cả trước khi đại dịch xảy ra. Mọi người đeo khẩu trang vào mùa dị ứng và sinh viên thường đeo khi làm bài kiểm tra ở trường. Việc đeo khẩu trang suốt gần 3 năm Covid-19 đã ảnh hưởng đến khả năng mỉm cười ở nơi công cộng.
Trong văn hóa Nhật Bản, mỉm cười và giao tiếp phi ngôn ngữ qua diễn tả khuôn mặt rất quan trọng. Mỉm cười được coi là một phần của sự lễ phép và tạo cảm giác thoải mái trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, khi người dân phải che mặt để tuân thủ các quy định hạn chế, như đeo khẩu trang, việc mỉm cười trở nên khó khăn.
Điều này có thể tạo ra một cảm giác xa lạ và khó khăn trong giao tiếp vì không thể nhìn thấy biểu cảm khuôn mặt của nhau. Những nét mặt vui vẻ hay sự đồng tình thông qua mỉm cười trở nên không rõ ràng. Điều này có thể tạo ra một môi trường giao tiếp mất tính gần gũi và khó khăn trong việc truyền đạt cảm xúc.
Tử Huy

Vừa tốt nghiệp ĐH Harvard, nam sinh 26 tuổi được bầu làm thị trưởng Nhật Bản
Vừa tốt nghiệp Đại học Harvard năm 2022 và lấy bằng cử nhân kỹ thuật môi trường, Ryosuke Takashima (26 tuổi) đã trở thành thị trưởng trẻ nhất từ trước đến nay của Nhật Bản.Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs PSG, 2h00 ngày 16/4
Nhận địnhPhạm Xuân Hải - 15/04/2025 05:25 Máy tính dự ...
阅读更多Bé gái Hàn Quốc đua nhau trang điểm khi đến trường
Nhận địnhBé gái Hàn Quốc đua nhau trang điểm khi đến trường
Ngành công nghiệp mỹ phẩm trẻ em phát triển K-beauty là cách gọi dành cho ngành công nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc. K-beauty tự hào là cường quốc ở châu Á.
Theo Korea Times, Hàn Quốc cũng là quốc gia chú trọng ngoại hình.
Phụ nữ ở nước này sẽ tìm đến các trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ ngay khi đủ tuổi thành niên. Cha mẹ động viên con cái của họ thẩm mỹ nếu ngoại hình không như ý. Họ gọi đây là món quà thứ hai.
“Con nhìn mẹ và con làm theo mẹ. Con đang trưởng thành từng ngày”, một bé gái 6 tuổi nói về lý do thích trang điểm mỗi ngày.
Trường tiểu học ở Hàn Quốc không cấm trẻ em trang điểm đến lớp
Trên YouTube, clip bé gái 7 tuổi hướng dẫn trang điểm với tiêu đề: “Tôi muốn trang điểm giống mẹ” còn đạt tới 4,3 triệu lượt xem.
Các video chia sẻ bí quyết trang điểm hay hướng dẫn các bé lựa chọn mỹ phẩm an toàn cũng được quan tâm theo dõi.
Shushu là thương hiệu tiên phong trong việc tiếp cận với nhóm khách hàng trẻ em.
Từ năm 2013, công ty này có 19 cửa hàng trên toàn quốc, chuyên cung cấp sản phẩm làm đẹp cho các bé.
Bé gái Hàn Quốc đang hát trong một quán cafe dành cho trẻ em Họ quảng cáo đó là sơn móng tay tan trong nước, bút kẻ không độc hại có thể ăn được.
Thương hiệu này đã có mặt tại Singapore, Thái Lan. Ở Hàn Quốc, không khó để bắt gặp một sản phẩm dưỡng da với slogan: “Em không phải là bé con”.
Các spa và thẩm mỹ viện dành cho bé gái từ 4 tuổi đến 10 tuổi mọc lên như nấm với giá từ 25 USD đến 35 USD một giờ.
Các bé được trải nghiệm đủ dịch vụ từ mát-xa chân, đắp mặt, làm móng và trang điểm không khác phụ nữ trưởng thành.
Ở Mỹ, cô em Kylie Jenner của nhà Kardashian làm giàu nhờ xây dựng đế chế mỹ phẩm có giá trị 900 triệu USD với đối tượng khách hàng chính là các cô gái tuổi teen.
Kylie Jenner gọi đây là nhóm khách hàng tiềm năng. Nhưng Hàn Quốc cho thấy quốc gia này đang mạnh bạo hơn trong việc khai thác nhóm khách hàng là trẻ mẫu giáo, tiểu học.
Chuyên gia ngành làm đẹp tại Mintel, ông Lee Hwa Jun, cho hay: “Các công ty mỹ phẩm ở Hàn Quốc đang quan tâm đến trẻ em như những người tiêu dùng đầy tiềm năng”.
Lợi ít, hại nhiều với xã hội coi trọng ngoại hình
Nghệ sĩ trang điểm tự do Seo Ga Ram tuyên bố từ chối toàn bộ yêu cầu trang điểm từ các khách hàng nhí.
“Tôi thấy mọi thứ đang bị đảo lộn theo cách quái quỷ nào đó khi trẻ em không còn cần đồ chơi nhưng mê mệt với mỹ phẩm. Hãy ngừng sử dụng trẻ em cho các chiến dịch quảng cáo, hãy ngưng việc để các bé xuất hiện với môi son đỏ chót, tóc xoăn và gương mặt make up quá đậm”, cô viết trên trang cá nhân.
Năm 2016, khảo sát từ Đại học Sungshin ở Seoul với 288 bé gái đang học tiểu học cho kết quả 42% các bé trang điểm trước khi tới trường.
Năm 2018, tỷ lệ đã lên đến 70%. Một số bà mẹ còn tự hào khi thấy con gái thích làm đẹp. “Tôi muốn con gái trưởng thành đúng với giới tính, tâm lý của một bé gái”, cô Kwon Ji Hyun (36 tuổi) chia sẻ.
Thị trường tiềm năng nhưng đây rõ ràng là việc kiếm tiền đầy rủi ro. Chưa có những chứng minh rõ nét về việc trẻ em an toàn tuyệt đối với mỹ phẩm. Ảnh hưởng tiêu cực đáng quan ngại hơn là sự phát triển tinh thần của các bé. Các cha mẹ và công ty mỹ phẩm đang chú trọng đến ngoại hình. Từ khi còn nhỏ, các bé gái Hàn Quốc đã tồn tại suy nghĩ sắc đẹp liên quan đến thành công.
“Thật tồi tệ khi xã hội chú trọng ngoại hình. Áp lực của những giờ học kéo dài cộng thêm áp lực phải xinh đẹp sẽ hủy diệt tuổi thơ các bé”, Washington Post bình luận.
Hà Thanh
Trẻ có 5 biểu hiện này chứng tỏ cha mẹ đang dạy con đúng cách
Đối với sự phát triển của trẻ, điều quan trọng nhất vẫn là môi trường giáo dục trong gia đình. Tuy nhiên, hiện nay cha mẹ thường giúp con cái quá nhiều trong cuộc sống. Điều đó khiến trẻ thụ động và không có nhiều trải nghiệm riêng.
">...
阅读更多Chống lạm dụng tình dục trong trường học: Phải 'dạy' cả giáo viên và trẻ dám nói
Nhận định- Xung quanh sự việc hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) lạm dụng tình dục nam sinh, một số ý kiến từ lãnh đạo các trường phổ thông và nhà hoạt động xã hội cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc các em không biết gọi đến ai khi bị xâm hại.
Trường không phổ biến, học sinh không nhận diện được hành vi xâm hại
TS tâm lý học Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục thuộc Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) nhận xét “trước đây nhiều người còn không nghĩ rằng học sinh nam cũng bị lạm dụng tình dục đồng giới giờ mới vỡ lẽ ra là nó có thật”.
Theo ông Nam, thực tế đó cũng chính là nhận thức sai lầm của rất nhiều bậc phụ huynh khi cho rằng “con trai thì chẳng bị làm sao, chẳng mất gì”, và thường chủ quan, không hỗ trợ con trong việc phòng tránh.
Chị Mai Thị Bưởi, Quản lý chương trình trẻ em Trung tâm CASGA, thì chia sẻ mới đây, Trung tâm có một dự án ở một trường phổ thông dân tộc nội trú. "Việc cần nhìn nhận đầu tiên là các em học sinh không nhận diện được đâu là hành vi xâm hại. Tiếp đó, phía các nhà trường cũng không phổ biến những thông tin đó và cũng không hề có quy chế rằng khi học sinh gặp phải những tình huống không an toàn thì có thể tìm đến ai".
"Trẻ không biết tìm đến ai và kẻ xâm hại thì thường có nhiều cách để khống chế. Vì vậy, khi rơi vào tình huống đó, phần đa các em cảm thấy sợ hãi, không dám kể với ai” - chị Bưởi nhận định.
“Nhiều trường tổ chức tuyên truyền, như chính Trường Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn cũng từng làm, nhưng nếu chỉ như buổi thuyết trình từ trên xuống dưới thì trẻ sẽ không hiểu hết được và không thể chia sẻ. Quan trọng hơn là những buổi tuyên truyền do các thầy cô trong nhà trường thự hiện thì trẻ dễ gặp tâm lý thụ động, không lắng nghe".
Chị Bưởi cho rằng có hai việc cần làm tốt: Thứ nhất là truyền thông cho học sinh, và thứ hai là có cơ chế rõ ràng khi có chuyện thì báo cho ai.
“Nếu như ở trường nội trú thì có thể có một người phụ trách riêng về vấn đề này, nếu không thể trực tiếp thì có thể tổ chức bằng hình thức viết giấy hòm thư, thư điện tử… Nhưng hiện tại, ở nhiều trường, những điều cơ bản nhất như thế đã không có".
Theo chị Bưởi, chính các thầy cô giáo chủ nhiệm cũng cần phải biết cách nhận diện sự việc, bởi những trẻ khi rơi vào tình trạng đó bao giờ cũng có những biểu hiện ra bên ngoài, đặc biệt đối với trường nội trú một lớp không nhiều học sinh.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Phải "dạy" cả giáo viên và trẻ dám nói
Trong một tình huống nhìn thấy bản thân hoặc bạn mình bị xâm hại, theo ông Trần Thành Nam, một là đứa trẻ sẽ đứng lên phản ánh, hai là im lặng để tránh các hệ lụy, rắc rối đến với bản thân.
“Đứa trẻ hoặc phải đủ đầy kiến thức về quyền hoặc có lòng tự trọng lớn thì mới có thể mạnh dạn lên tiếng. Còn khi các em không được giáo dục bài bản về quyền, luật pháp, kiến thức thế nào là xâm phạm hoặc lòng tự trọng không có (bởi luôn nghĩ mình sẽ không được tin tưởng bằng người khác) thì không dám nói lên bởi cho rằng nói ra cũng không thay đổi được sự việc mà còn chịu trách nhiệm này khác”, ông Nam nói.
Giải pháp, theo ông Nam, trước hết những đứa trẻ phải dám nói. “Cần giáo dục trong gia đình và cấp tiểu học, để ngay từ nhỏ, con trẻ có một lòng tự trọng cao hơn để biết được rằng trong những tình huống nào cần phải đấu tranh nói ra những cái xấu. Giáo dục về giá trị cá nhân lâu dài nhưng là căn cốt để thay đổi”.
Những thông tin để tuyên truyền về quyền lợi của trẻ cần trở thành nội dung được tuyên truyền thường xuyên trong nhà trường. “Phải có những đường dây nóng của trẻ em được phổ biến trong trường. Đặc biệt, những môi trường có nhiều nguy cơ trẻ bị xâm hại hơn như cấp tiểu học thì nội dung phòng chống xâm hại tình dục phải được đưa vào chương trình chính khóa hoặc sinh hoạt ngoại khóa. Cần thiết cho trẻ ý thức và nhớ được những số điện thoại liên hệ khi xảy ra vấn đề, và yên tâm rằng nếu báo sẽ không bị trù dập. Ngay cả giáo viên cũng cần biết điều này”.
Ngoài ra, công tác tuyển người cho những vị trí ở những vùng có nguy cơ đặc biệt, nhạy cảm như trong các trường nội trú… cần tính cả yếu tố tâm lý.
“Ở những trường nội trú, trường tiểu học hay ở những nơi đối tượng yếu về mặt nhận thức hơn thì những người được chọn về những nơi đấy càng cần cân nhắc về phẩm chất đạo đức”, TS Nam nói.
Và không thể không nhắc đến công tác khám chữa bệnh thường xuyên đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ công tác giáo dục, đặc biệt về mặt tinh thần.
“Phải yêu cầu khám bắt buộc về mặt tinh thần, như kiểm tra xem thầy cô nào đang ở trong tình trạng quá tải, lo âu, trầm cảm hay các bệnh như loạn dục, ấu dâm… Qua đó có thể phát hiện và thuyên chuyển đến các vị trí phù hợp hơn”, ông Nam nói.
Còn đứng ở góc độ hiệu trưởng của một trường nội trú, thầy Tô Minh Đức, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tiểu học và THCS Mẫu Sơn (xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) cho rằng cần phải quán triệt rõ “Trò ra trò, thầy ra thầy”.
Thầy Đức cho hay, trẻ ở các trường nội trú thường rụt rè. Do đó, để học sinh mạnh dạn chia sẻ các vấn đề với thầy cô, thì với tư cách là hiệu trưởng, ông thường xuyên quán triệt, triển khai trong các cuộc họp, hội nghị từ đầu năm về các quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo, nội quy nhà trường.
“Nhà trường đã thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường và dạy kỹ năng sống để học sinh có thể nói về các câu chuyện của mình với thầy cô. Các tối thứ 2 đầu tuần, nhà trường thường tổ chức sinh hoạt nội trú để học sinh chia sẻ những vấn đề liên quan, những điều chưa được sẽ phải kiểm điểm và khắc phục”.
Theo thầy Đức, cần có những giải pháp liên quan bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ giáo viên.
“Đạo đức nghề nghiệp là điều quan trọng nhất. Chính các giáo viên của trường nếu thấy việc không hay cũng phải lên tiếng. Nếu theo dõi học sinh hằng ngày thì nếu có khác biệt sẽ biết ngay”, vị hiệu trưởng này nhìn nhận.
Theo thầy Đức, để khuyến khích trẻ nói ra, thì khi tiếp nhận phản ánh, nhà trường cần phải vào cuộc. Nếu có sai phạm cần xử lý nghiêm để làm bài học cho các trường hợp khác.
Ngành giáo dục không thể nào suốt ngày đi xử lý hết tất cả các vụ việc mà cần có các phương án phòng trừ từ gốc. Giờ giống như một cơ thể khi bị ung thư, cần phải đại phẫu, chịu đau một chút để sàng lọc hết một lần trong toàn hệ thống 1,3 triệu giáo viên về mặt sức khỏe tinh thần”.
TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục thuộc Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội)
Thanh Hùng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Chống xâm hại cho học sinh phải đi từ gốc"
Trong buổi làm việc tại Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ngày 17/12, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ vụ việc hiệu trưởng lạm dụng nam sinh là bài học sâu sắc cho các trường nội trú.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Borac Banja Luka vs Sarajevo, 22h30 ngày 15/4: Vé đã nằm trong túi
- 20 kỹ năng để trở thành triệu phú trong 5 năm
- Chợ dữ liệu âm thầm mà nhộn nhịp trong thời AI bùng nổ
- Phương Oanh sắp làm mẹ vẫn váy áo sexy khoe body cuốn hút bên Shark Bình
- Soi kèo góc Aston Villa vs PSG, 2h00 ngày 16/4
- 'Siêu mẫu ấn tượng' Bình Minh một thời giờ ra sao?
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Semen Padang vs PSIS Semarang, 15h30 ngày 17/4: Những người khốn khổ
-
Lấy cảm hứng từ những đóa hoa trên sa mạc, BST "Cuộc hẹn rực rỡ" của NTK Nguyễn Công Trí hòa quyện với bối cảnh của Acido Dorado - ngôi nhà đẹp nhất thế giới đang là điểm hẹn của những thương hiệu thời trang đình đám. NTK tin rằng những loài hoa trên sa mạc có sức sống mạnh mẽ nhất, sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt khiến nó có hình dáng đặc biệt, không loài hoa nào có thể sánh được. Người phụ nữ trong các thiết kế của anh cũng mạnh mẽ, sang trọng, hiện đại, rực rỡ và khác biệt.
"Sa mạc, một vùng đất không bóng người, không chim, không thú, không một nhành cây ngọn cỏ, nhưng tôi luôn nghĩ về sự sống nơi đó. Đó là cách hạt giống hiện diện trên cuộc đời này của mỗi sinh thể… Tôi luôn mơ về những hạt giống can đảm như Pata de guanaco, có thể nằm im hàng thập kỷ trong lòng sa mạc - nơi khô cằn nhất trái đất, chờ đợi một cơn mưa nhỏ để mọc lên và nở hoa rực rỡ”, NTK nói về ý tưởng BST. Áo bra, crop top kết hợp với chân váy dáng cột và quần ống suông tạo nên phong cách thời trang mới mẻ. Điểm nhấn của bộ trang phục là phần thêu hoạ tiết răng cưa độc quyền trên lụa organza, xếp nếp lặp lại tạo thành bề mặt mới và hiệu ứng gợn sóng khi di chuyển.
Kỹ thuật xử lý dây viền tạo kiểu lồng đèn trên áo trễ vai, chân váy dáng cột, bodysuit hay blazer là điểm nhấn của BST mới. Các thiết kế cho thấy sự tỉ mỉ và tinh xảo trong từng đường cắt may để có được những sợi dây vải đều nhau với bề mặt vải đanh mịn, tạo cảm giác thoải mái. "Cuộc hẹn rực rỡ" hòa chung nhịp đập với làng mốt thế giới khi đem tới nhiều xu hướng mới. Bất đối xứng - xu hướng bùng nổ khắp thế giới trong 8 năm qua - thể hiện trên crop top choàng qua vai kết hợp quần ống suông lưng cao, chân váy ngắn hoặc dáng cột xẻ tà dài chấm gót, những nếp gấp thuận theo đường cong của cơ thể khiến chiếc áo trở nên mềm mại, quyến rũ và tinh tế. Bên cạnh đó, giới mộ điệu còn được thỏa sức phô diễn sự tự tin qua mốt diện áo ngực. Những chiếc áo ngực dành cho mùa xuân hè 2023 được cắt xẻ táo bạo vừa gợi cảm vừa khoẻ khoắn. Vẻ đẹp rực rỡ của "cuộc hẹn" nơi hoang mạc hiện lên qua nhiều thiết kế lông đà điểu phấp phới trong nắng gió và đính đá màu lộng lẫy. Áo crop top lông vũ màu trắng tôn bờ vai cùng vòng eo, đầm dạ hội cúp ngực màu hồng, mũ quá khổ là điểm nhấn cho bộ trang phục.
Trong một thiết kế khác, áo crop top dài tay đính pha lê lẫn sequin đi kèm quần cạp cao, suit phom rộng cuốn hút nhờ những hạt đá lấp lánh đính dày đặc khắp bề mặt vải. Nét kiêu hãnh và ấn tượng toát lên từ cách phối trang sức và phụ kiện statement gồm khuyên tai, vòng cổ đính đá, cài áo kim loại màu vàng và bạc bản lớn.
BST Xuân Hè 2023 chủ yếu là các gam tươi sáng và nhẹ nhàng như trắng, đen và hồng chủ đạo, nhấn nhá bằng cam, đỏ, xanh ngọc… Trên dải màu này, ngoài organza lông vũ, các chất liệu cao cấp gồm wool crepe, faille, satin cũng được khai thác triệt để.
Thắm Nguyễn
" alt="Bất ngờ với bộ sưu tập khoe nội y của Công Trí">Bất ngờ với bộ sưu tập khoe nội y của Công Trí
-
Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nộihiện có khoảng 300 sinh viên đến từ các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng do lũ lụt. Trước tình hình đó, để góp phần chia sẻ với những khó khăn tới người dân miền Trung, nhà trường quyết định sẽ hỗ trợ 50% học phí học kỳ 1 cho các đối tượng sinh viên này. Tuy nhiên, nhiều sinh viên cho biết, vì gia đình không bị ảnh hưởng nặng do mưa lũ nên các em đã đề nghị tập trung sự hỗ trợ cho các sinh viên khác khó khăn hơn.
Bên cạnh việc hỗ trợ học phí, để góp phần chia sẻ với những khó khăn của người dân miền Trung, trước đó, các cán bộ viên chức công đoàn trường cũng đã triển khai nhiều đợt quyên góp, ủng hộ.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nộicũng đã quyết định hỗ trợ trực tiếp cho các sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, lũ lụt với các mức hỗ trợ tương đương miễn 100% hoặc 50% mức học phí hệ chuẩn học kỳ 1.
Hiện Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đang thống kê sơ bộ số lượng sinh viên có gia đình ở các tỉnh ở khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Nhà trường cũng đã gửi thư điện tử để các em sinh viên đăng ký thông tin.
Theo số liệu thống kê hiện tại, nhà trường có khoảng 100 sinh viên thuộc diện gia đình gặp khó khăn đang bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, lũ lụt.
Còn tại Trường ĐH Thương mại, ban lãnh đạo nhà trường cũng quyết định hỗ trợ mỗi sinh viên miền Trung đang chịu thiệt hại nghiêm trọng bởi lũ lụt với số tiền là 10 triệu đồng.
Nhà trường cho biết, đây là mức hỗ trợ ban đầu của trường với hy vọng có thể giúp các em vượt qua được khó khăn trước mắt. Nhà trường sẽ tiếp tục kêu gọi các hình thức hỗ trợ khác trong thời gian tới để hỗ trợ sinh viên và người dân vùng lũ.
Có hàng trăm sinh viên đến từ các tỉnh miền Trung, Trường ĐH Thủy Lợicũng quyết định sẽ triển khai việc hỗ trợ trực tiếp như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các sinh viên có gia đình chịu ảnh hưởng của thiên tai trong thời gian qua. Ngoài ra, nhà trường cũng triển khai các hoạt động chia sẻ, tổ chức ủng hộ, quyên góp khác nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ, trong đó có gia đình các sinh viên nhà trường.
Trường ĐH Giao thông Vận tảicũng đang rà soát danh sách sinh viên các tỉnh miền Trung đang theo học tại trường để có chính sách hỗ trợ kịp thời. Sau khi có số liệu thống kê, nhà trường sẽ đưa ra phương án hỗ trợ cụ thể để chia sẻ gánh nặng với gia đình sinh viên, động viên tinh thần giúp sinh viên yên tâm học tập.
Một người dân ở Quảng Bình ngồi trên mái nhà chờ ứng cứu. (Ảnh: Trương Thanh Tùng)
Không chỉ tại Hà Nội, nhiều trường đại học khu vực TP.HCM cũng đồng loạt đưa ra chính sách hỗ trợ chi phí cho sinh viên các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng bởi bão lũ.
Mới đây, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCMđã đưa ra thông báo về việc hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt.
Theo đó, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, nhà trường sẽ xem xét giảm 25%, 50% hoặc 100% học phí học kỳ 1. Điều này nhằm động viên kịp thời và tạo điều kiện cho sinh viên an tâm học tập.
TạiTrường ĐH Kinh tế TP.HCM, trước ngày 3/11, nhà trường cũng sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký hỗ trợ của sinh viên có gia đình khó khăn, bị ảnh hưởng trực tiếp do lũ lụt năm nay. Sau đó, nhà trường sẽ xem xét hỗ trợ 50% học phí học kỳ cuối dựa trên mức học phí chương trình đại trà.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCMcũng đang lập danh sách số sinh viên ở các tỉnh miền Trung có gia đình bị thiệt hại do bão lũ để hỗ trợ giảm 50% học phí. Dự kiến, tổng số tiền học phí miễn giảm cho đối tượng này lên đến 3 tỷ đồng.
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCMdự định sẽ hỗ trợ 250 suất học bổng (1 triệu đồng/ suất) cho sinh viên có cha, mẹ hoặc người giám hộ ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt. Thời gian nhà trường nhận nộp hồ sơ đến hết ngày 5/11.
Tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM,nhà trường cũng đã thống kê những tân sinh viên đến từ vùng bị bão lũ bị ảnh hưởng nặng để có phương án hỗ trợ kịp thời. Như mọi năm, trường sẽ hỗ trợ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và học giỏi theo các tiêu chí của nhà tài trợ.
Tuy nhiên năm nay, trong thời điểm này, nhà trường sẽ ưu tiên các sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng bởi bão lụt ở miền Trung trước. Qũy học bổng nhà trường dự kiến sẽ trao cho hai đối tượng này khoảng 700 triệu đồng.
Thúy Nga
Thầy hiệu trưởng lội nước mang cơm cho sinh viên bị cô lập vì mưa lũ
Trong những ngày miền Trung mưa lớn, gây ngập sâu nhiều vùng, hiệu trưởng và nhiều thầy cô giáo của Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế đã chèo đò đến tiếp tế lương thực cho sinh viên đang bị cô lập vì mưa lũ.
" alt="Nhiều trường đại học hỗ trợ 50">Nhiều trường đại học hỗ trợ 50
-
Tôi là giáo viên, lấy chồng đã 10 năm. Chồng tôi công tác bên ngành luật, tính tình gia trưởng nhưng tôi biết dung hòa nên cuộc sống hôn nhân khá hạnh phúc. Hơn nữa, tôi nhận được sự tin tưởng của bố chồng. Mọi việc lớn, bé trong nhà, bao giờ ông cũng tìm tôi chia sẻ đầu tiên.
Mẹ chồng mất sớm, bố chồng tôi “gà trống nuôi con” từ lúc con út mới lên 3 tuổi. Suốt mấy chục năm, ông dành hết thời gian chăm sóc, nuôi dạy hai con trưởng thành, không nghĩ đến việc lập gia đình.
Ảnh: N.D Bố chồng từng tâm sự với tôi, ông có 2 cậu con trai, nếu đi bước nữa, người ta không thương con mình, sợ các con bị áp lực, dễ sinh tính ngang ngược, hư hỏng. Ông chấp nhận cảnh “giường đơn, gối chiếc”, mặc kệ họ hàng mai mối.
Các con xây dựng gia đình, ông lại tất bật chăm cháu. Tôi sinh 3 đứa con, lần nào ông cũng giặt giũ, cơm nước mang vào bệnh viện.
Thời kỳ cháu ăn dặm, ông nghiên cứu sách vở, xem món nào phù hợp với cháu để mua về nấu. Ông tỉ mỉ, có khi còn khéo hơn con dâu.
Tôi làm dâu xa quê nhưng chưa bao giờ thấy tủi thân hay buồn phiền. Vợ chồng những lúc va chạm, ông đứng ra hòa giải.
Một năm trước, bố chồng tôi gặp lại mối tình đầu thời cấp 3. Tình cũ không rủ cũng tới, hai người họ hay gặp gỡ, tâm sự giải khuây. Tinh thần bố chồng tôi thoải mái, vui vẻ hơn.
Họ chỉ đơn thuần là đi uống nước, tặng nhau mấy món quà nho nhỏ. Nhưng lần nào gặp, bố cũng nhờ tôi là giúp bộ quần áo, đánh xi giày, tâm thế háo hức như thể mới biết yêu.
Chồng tôi tỏ ra khó chịu khi biết bố có bạn gái. Anh quan điểm, người có tuổi không nên yêu, như thế làm mất hình ảnh đẹp trong mắt các cháu. Người đời dị nghị không hay.
Ban đầu anh mỉa mai, nói nặng nhẹ vài câu nhưng sau anh gọi điện thẳng cho bác gái kia nói nặng lời.
Em trai chồng tôi ngược lại, ra sức ủng hộ, vun vén cho bố. Em bảo, ông lấy vợ, vừa có người bầu bạn, vừa chăm sóc nhau.
Bố chồng tôi buồn vì hành xử của con trai lớn, mấy ngày bỏ ăn uống, chỉ nằm trong phòng thở dài. Đến lúc, tôi giấu chồng, đón bác gái sang thăm, ông mới tươi tỉnh, ăn hết bát cháo.
Tôi nhìn cảnh đấy mà ứa nước mắt. Tuổi già thường phải đối mặt với nỗi cô đơn khi một nửa yêu thương không còn bên mình, khi con cháu đã trưởng thành.
Việc có người phụ nữ cùng ông bầu bạn, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống là nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Các con không có quyền gì cấm cản.
Sau tháng ngày căng thẳng, hai người họ muốn về chung một nhà. Tôi âm thầm ủng hộ. Chồng tôi nghe bố thông báo sẽ lấy vợ thì sốc nặng. Anh hất đổ bát cơm, yêu cầu bố hủy hôn.
Chồng tôi không chấp nhận người phụ nữ khác bước vào nhà. Anh nói, nếu bố cố tình lấy, anh sẽ phá đám cưới. Em trai chồng ở riêng, sang khuyên nhủ anh vài câu nhưng chồng tôi bỏ ngoài tai.
Bố chồng tôi tâm trạng não nề, cả đời ông vì con, thương con, giờ con trai ngăn cản, ông không dám lấy vợ. Ông bảo: “Với bố, các con là thứ quý giá nhất. Bố không muốn đánh đổi”.
Hàng ngày, tôi nhìn ông lặng lẽ, ít trò chuyện nên thương cảm. Trong đầu tôi chợt lóe lên ý định táo bạo.
Tôi gọi em chồng đến, đề xuất kế hoạch, tổ chức đám cưới cho bố khi chồng tôi vắng nhà. Lúc chồng tôi về, mọi chuyện đã xong, anh sẽ phải chấp nhận.
Hai chị em làm 4 mâm cơm mời họ hàng đến dự, thuê chiếc xe đón dâu. Ngày cưới, ông rơi nước mắt, thắp nén nhang cho vợ cả, xin phép tái hôn.
Vài ngày sau, chồng tôi về, anh tức giận, quát tháo ầm ĩ, đổ vào đầu tôi bao ngôn từ nặng nề. Vợ chồng chiến tranh lạnh 1 tuần, tôi định mọi chuyện qua đi, anh nguôi nguôi sẽ làm lành.
Vậy mà, chồng bắt tôi ký đơn ly hôn. Anh nói, không thể chấp nhận hành động của vợ. Chồng cho rằng, đó là tội lỗi tày trời với vong linh người mẹ đã khuất của anh.
Giờ cuộc hôn nhân của tôi đang bế tắc. Tôi phải làm sao đây?
Mẹ lên chăm con gái đẻ, thông gia nói như xát muối vào lòng
Chứng kiến con gái mới đẻ 10 ngày phải xách xô nước lau nhà, tôi chạy lại đỡ, không ngờ bà thông gia nói một câu như xát muối vào lòng.
" alt="Cô giáo bị bạn đời ly hôn vì tổ chức lễ cưới cho bố chồng">Cô giáo bị bạn đời ly hôn vì tổ chức lễ cưới cho bố chồng
-
Nhận định, soi kèo Posusje vs Velez Mostar, 23h45 ngày 17/4: Khó cho chủ nhà
-
Mới đây nhất, sức hút của bộ phim này còn khiến lượng tải về ứng dụng của các hệ thống rạp chiếu phim tăng lên đột biến. Đây là một hiệu ứng tích cực mà bộ phim mang lại cho 3 đơn vị phát hành phim Việt Nam là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Beta Cinema và Cinestar.
Theo thống kê từ kho ứng dụng AppStore của Apple, cả 3 ứng dụng đặt vé của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Beta Cinema và Cinestar đều lọt vào top 5 ứng dụng được tải về nhiều nhất ở hạng mục Giải trí.
Sức hút của "Đào, Phở và Piano" giúp app đặt vé của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Beta Cinemas và Cinestar lọt top ứng dụng giải trí được tải về nhiều nhất. Ảnh: Trọng Đạt Cụ thể, app Beta của cụm rạp Beta Cinema hiện xếp ở vị trí thứ 1 hạng mục Giải trí trên AppStore. Đứng ở vị trí thứ 3 là app Chiếu phim Quốc gia (NCC). Trong khi nhà phát hành Cinestar xếp ở vị trí thứ 8.
Thậm chí, app Chiếu phim Quốc gia (NCC) từng leo lên xếp vị trí thứ 1 về ứng dụng giải trí được tải về nhiều nhất trong ngày hôm qua (21/2).
Đáng chú ý khi cũng trong bảng xếp hạng này, ứng dụng mạng xã hội TikTok hiện chỉ đứng ở vị trí thứ 2. Ứng dụng của 2 nhà phát hành phim ngoại là CGV Cinemas và Lotte Cinema hiện chỉ xếp ở vị trí thứ 4 và 5.
Khung cảnh Hà Nội mùa đông năm 1946 được tái hiện trong bộ phim. Trước đó, để phục vụ khán giả trong nước, hai đơn vị phát hành phim tư nhân là Beta Cinemas và Cinestar đều cho biết sẽ phát hành "Đào, Phở và Piano" phi lợi nhuận. Toàn bộ doanh thu từ việc chiếu phim sẽ được giao nộp lại cho Nhà nước.
Nhờ những động thái chủ động và thiện chí đó, sau hơn 10 ngày chiếu tại Hà Nội, hôm nay (22/2) cũng là ngày đầu tiên bộ phim "Đào, Phở và Piano" chính thức được công chiếu tại TP.HCM ở 2 cụm rạp Cinestar và Beta Cinemas.
Xét trên bình diện rộng hơn, app Beta Cinemas hiện đang xếp thứ nhất trong top các ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất trên AppStore. Trong khi đó, app Chiếu phim Quốc gia hiện xếp thứ 10 trong top các ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất.
Số liệu của đơn vị thống kê độc lập Box Office Việt Nam cho thấy, tính đến hết ngày 21/2, tựa phim Đào, Phở và Piano đã ghi nhận tổng mức doanh thu 1 tỷ đồng.
"Đào, Phở và Piano" là bộ phim do NSƯT Phi Tiến Sơn viết kịch bản, đạo diễn. Phim lấy bối cảnh trận chiến anh dũng suốt 60 ngày đêm của quân dân Thủ đô cuối năm 1946, mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Câu chuyện của những nhân vật chính trong phim đã phản ánh nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội, đồng thời truyền đi thông điệp về lòng yêu nước, từ đó, tạo nên nhiều xúc cảm cho người xem. Đó cũng là lý do khiến bộ phim "Đào, Phở và Piano" trở thành một hiện tượng trên các nền tảng mạng xã hội.
Cảnh giác lừa đảo khi mua vé phim "Đào, Phở và Piano" trên mạngTheo Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, có tình trạng khán giả bị lừa khi mua lại vé phim "Đào, Phở và Piano" tại các hội nhóm trên mạng xã hội." alt="App Chiếu phim Quốc gia, Beta, Cinestar đắt hàng nhờ Đào, Phở và Piano">App Chiếu phim Quốc gia, Beta, Cinestar đắt hàng nhờ Đào, Phở và Piano