
Chị Nga bên một góc vườn sen đá.Nguyễn Thị Thùy Nga, 30 tuổi, ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trước đây làm biên tập viên tại một công ty truyền thông và marketing.
Công việc cho thu nhập tốt, giúp cô luôn được học hỏi, không ngừng sáng tạo và tìm được nhiều thú vị.
Tuy vậy, do được thừa hưởng những kinh nghiệm trồng cây từ bố nên từ nhỏ Nga thường sưu tầm nhiều loại cây khác nhau về trồng, chăm sóc.
Một lần, cô gái sinh năm 1990 thấy một người bạn có vườn sen đá vô cùng đẹp, được trang trí cùng những đồ vật cũ bỏ đi thì bị “say nắng”.
Sau khi tìm hiểu, Nga cũng tập trồng sen đá. Cô dùng những khúc gỗ bỏ đi ở nhà, ly gốm vỡ, bánh xe đã qua sử dụng làm chậu trồng cây. Cứ đi đâu thấy sen đá là chị tới ngắm nghía rồi nghiêm cứu, tìm giống sen mới về trồng.
“Gia đình tôi có truyền thống làm nông nghiệp. Từ ngày còn nhỏ, mỗi khi nhìn cỏ cây, tôi có rất nhiều cảm xúc, bao nhiêu mệt mỏi đều tiêu tan. Những lúc stress chỉ cần chăm sóc, tưới cây, nhìn chúng xanh tươi, nảy mầm là vui”, Nga chia sẻ.
 |
Chị Nga tận dụng đồ cũ, trang trí lại cho đẹp rồi làm chậu trồng sen. |
Dần dần, Nga cũng có vườn sen đá nho nhỏ. Cô ước mơ mở một tiệm bán cây, sen đá và những đồ handmade liên quan. Tuy nhiên, do không có kinh nghiệm kinh doanh và vốn nhiều nên ban đầu Nga vừa bán online vừa làm việc ở công ty.
“Không biết có phải “thánh nhân đãi kẻ khù khờ” không mà tôi bắt đầu khá thuận lợi”, cô gái quê Đắk Lắk chia sẻ.
Tháng 4 vừa qua, Nga quyết định nghỉ việc ở công ty để về vườn làm nông dân. Quyết định này của cô ban đầu vấp phải sự phản đối của ba mẹ. "Ba mẹ nói, con gái thì làm việc văn phòng cho ổn định. Nghe ba mẹ khuyên, tôi cũng do dự và nghĩ lỡ thất bại thì sao", Nga kể. Thế nhưng cô vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ.
Đã có sẵn đất của ba mẹ, vì vậy, việc của Nga là tìm giống sen đá để phát triển khu vườn sẵn có.
Ban đầu, cô đi mua sen ở các nhà vườn, nơi bán cây ở khu vực thành phố Buôn Ma Thuột nhưng không tìm được nhiều giống. Sau đó, Nga đăng ký làm thành viên của những nhóm hội yêu thích sen đá thì tìm được một số nhà vườn ở Đà Lạt.
“Sen đá phổ thông đã thuần khí hậu chỗ mình nên rất dễ trồng, đất nào cây cũng lên, nắng mưa đều được. Nhưng khí hậu ở Đà Lạt khác, khi nhập sen về, lại có nhiều giống mới nên cây bị sốc nhiệt, úng lá, úng rễ chết rất nhiều. Cộng thêm, lúc đó, vườn của tôi chưa có lưới che nên gặp trời mưa là cây chết. Tôi mất một nửa số cây mua về”, Nga kể lại khoảng thời gian bắt đầu mở rộng vườn sen.
 |
Chị Nga cũng tận dụng những gốc cây, thân cây để trồng sen đá như thế này. |
Sau đó, Nga lên mạng học hỏi thì biết được vườn phải có mái che bằng lưới hoặc nilon để tránh mưa cho sen. Hơn nữa, sen không cần tưới nhiều nước. Nếu giá thể giữ ẩm tốt thì hơn một tuần mới tưới nước một lần cho cây. Còn với giá thể thoát nước tốt hơn thì 5-6 ngày tưới một lần.
Giờ đây, Nga đã trở thành cô nông dân thực thụ và có nhiều kinh nghiệm trồng sen.
Sau mấy tháng bỏ việc làm nông dân, Nga đã mở rộng vườn sen đá của mình lên 1000m2, với hơn 10.000 cây và hơn 100 loại khác nhau. Cô cũng tự mở được một tiệm bán cây nho nhỏ ở thành phố Buôn Ma Thuột.
Hiện, giá bán sen đá của Nga dao động từ 5000 - 40.000 đồng/cây tùy loại. Với những loại sen hiếm sẽ có giá bán từ 100.000 - 500.000 đồng/cây.
 |
Nga cho biết, khi mua sen đá về, người chăm nên thay giá thể mới. Giá thể trồng sen đá phải đáp ứng 3 yếu tố: Nguyên liệu giúp đất tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt, dinh dưỡng vừa đủ. |
 |
Bộ rễ của sen đá cũng cần được trao đổi khí, rễ thở được thì mới không bị thối. Nguyên liệu giúp cây thoát nước tốt gồm: Đá perlite, xỉ than, viên đất nung, gạch non, đá nham thạch… |
 |
Công thức trộn giá thể trồng sen đá phải cũng phải vừa đủ để cây phát triển tốt. Nguyên liệu gồm: Xỉ than 50%, phân bò 25% và trấu hun trộn 25%. Hỗn hợp đất trồng sen đá gồm 40% tro trấu, 20% đá perlite và 40% xỉ than. |
 |
Vì muốn chia sẻ niềm đam mê sen đá và cây xanh đến mọi người, bên cạnh trang trí vườn cây, Nga dành một nơi để mọi người đến chụp hình, uống trà, đọc sách miễn phí. Thời gian tới, cô dự tính sẽ mở một thư viện đọc sách miễn phí cho mọi người tại vườn cây của mình. |
 |
Để vườn cây của mình được nhiều người tìm đến, ngoài trưng bày ở tiệm, Nga còn chụp hình đăng lên các nhóm hội giới thiệu. |
 |
Nga chia sẻ, làm nông dân thật sự rất vất vả, vì tất cả các công việc từ lớn tới bé đều tới tay mình làm. "Đi làm văn phòng chỉ làm 8 tiếng là về, cuối tuần được nghỉ. Hiện tại, tôi làm hơn 12 tiếng/ngày vẫn chưa hết việc. Những ngày Chủ nhật hay ngày lễ đôi khi cũng không còn thời gian để đi chơi, la cà phố phường với bạn bè như trước", cô gái quê Đắk Lắk chia sẻ. |
 |
Tuy nhiên, dù vất vả hơn nhưng được làm công việc yêu thích, được trồng, ngắm cây hoa mỗi ngày, sống bình yên, thư giãn trên chính vườn cây của mình, Nga vẫn cảm thấy rất vui và hài lòng với cuộc sống hiện tại. |
 |
Mỗi khi sáng tạo được một tác phẩm sen đá, ngắm cây xanh tươi, mọi muộn phiền với cô đều tan biến. |
 |
Vui hơn khi vườn cây của Nga được nhiều người biết, tìm đến chụp hình, uống trà, đọc sách và chia sẻ về kinh nghiệm trồng sen đá. |
 |
Thu nhập mỗi ngày của được 2-3 triệu đồng từ việc bán cây, các đồ dùng handmade liên quan. |
 |
Thế nhưng, hiện tại vườn cây của Nga đang trong quá trình hoàn thiện nên thu nhập chủ yếu để nâng cấp, trang trí vườn, phục vụ cho việc mua thêm nhiều giống sen đá mới, cây mới và trang trải chi phí cho gia đình. |
 |
Ngoài sen đá, Nga còn trồng nhiều loại khác như cây phong thủy, hoa hồng, hoa lan, dạ yến thảo, cúc họa mi... |

Hoa huỳnh liên nở vàng rực giữa ngày Sài Gòn se lạnh
Sắc vàng của hoa huỳnh liên phủ kín 2 bên đường ray xe lửa nội đô Sài Gòn khiến đoạn dài đường sắt, con hẻm cạnh bên trở nên vô cùng lãng mạn.
" alt="Cô gái Đắk Lắk bỏ việc lương cao, về trồng nghìn cây sen đá"/>
Cô gái Đắk Lắk bỏ việc lương cao, về trồng nghìn cây sen đá
Zing trích dịch bài đăng từ South China Morning Post, đề cập đến xu hướng chọn váy cưới độc đáo, có thể tái sử dụng cho những dịp khác của các cô dâu Ấn Độ.Vào khoảng thời gian này 2 năm trước, xã hội thượng lưu Ấn Độ đang chuẩn bị tham dự lễ cưới của Isha Ambani - ái nữ của tỷ phú giàu nhất châu Á Mukesh Ambani - với Anand Piramal - người sáng lập Piramal Realty, một trong những công ty bất động sản lớn nhất Ấn Độ.
Đám cưới này quy tụ những nhân vật quyền lực, ngôi sao quốc tế đình đám, bao gồm cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, nữ ca sĩ Beyonce, Hoa hậu Thế giới 2000 Priyanka Chopra và chồng Nick Jonas…
 |
Một trong những chiếc váy cưới của Isha Ambani. Ảnh: Vouge. |
Theo Bloomberg, đây được xem như một "hôn lễ hoàng gia" đúng nghĩa với kinh phí lên đến 100 triệu USD - gấp 3 lần chi phí đám cưới của Hoàng tử Anh William và Kate Middleton.
Cặp Ambani - Piramal trải qua ít nhất 5 sự kiện ăn mừng khác nhau để trở thành vợ chồng. Trước hôn lễ chính thức kéo dài 1 tuần tại Mumbai, đôi uyên ương đã tổ chức lễ đính hôn ở miền Bắc Italy và bữa tiệc ăn mừng xa hoa ở trung tâm thành phố Udaipur (Ấn Độ).
Loạt trang phục của cô cho mỗi ngày tiệc được thực hiện bởi những nhà thiết kế hàng đầu Ấn Độ như Sabyasachi, Manish Malhotra và Abu Jani Sandeep Khosla. Riêng chiếc váy Ambani mặc trong buổi chiêu đãi chính được đặt may từ hãng thời trang danh tiếng Valentino.
Từ lâu, “đám cưới khổng lồ” trở thành một phần của văn hóa truyền thống Ấn Độ. Chúng nổi tiếng kéo dài trong nhiều ngày và được chuẩn bị rất kỳ công, từ địa điểm tổ chức, đồ ăn đến trang phục. Báo cáo năm 2017 của tổ chức kế toán KPMG ước tính rằng thị trường váy cưới ở quốc gia này trị giá hơn 50 tỷ USD.
 |
Nam diễn viên Abhishek Bachchan cùng vợ Aishwarya Rai và con gái của họ tham dự đám cưới năm 2019 của Akash Ambani - con trai tỷ phú Ambani. Ảnh: Reuters. |
Tuy nhiên, Covid-19 xuất hiện, gây ảnh hưởng phần nào đến những đám cưới xa hoa, đặc biệt là ngành công nghiệp thời trang.
“Đối với hầu hết nhà thiết kế thời trang nổi tiếng, trang phục cho các hôn lễ - bao gồm của cả cô dâu, chú rể và khách mời - chiếm hơn 70% thu nhập”, Sunil Sethi - Chủ tịch Hội đồng thiết kế thời trang Ấn Độ - cho biết.
"Siêu cá nhân hóa" đám cưới
Khi đám cưới “giảm kích cỡ”, sự chú ý đến từng chi tiết quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, các cô dâu muốn trang phục của mình phải thật đặc biệt, độc đáo và thể hiện cá tính riêng.
Từ lâu nữ doanh nhân Sanja Rishi được biết đến với phong cách thời trang tối giản, phù hợp với thế hệ Millennials. Trong hôn lễ hồi tháng 9, cô diện một bộ suit màu xanh da trời cổ điển của Gianfranco Ferré với mạng che mặt được thiết kế riêng bởi Karan Torani.
Mặc dù đám cưới được tổ chức tại nhà bố mẹ cô chỉ vỏn vẹn 11 khách mời, “váy cưới” của Rishi đã tạo nên một cơn sốt trên mạng xã hội.
 |
Bộ suit màu xanh cổ điển của nữ doanh nhân Rishi gây sốt mạng xã hội. Ảnh: @sanjrishi. |
“Ngày nay, các nhà thiết kế nhắm đến các mẫu trang phục có tính linh hoạt hơn, có thể tái sử dụng nhiều dịp ngoài đám cưới trước sự thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng”, Parthip Thyagarajan - CEO kiêm người đồng sáng lập cổng thông tin đám cưới trực tuyến đầu tiên ở Ấn Độ Weddingsutra.com - nói.
Thị trường “đám cưới khổng lồ” tại Ấn Độ cũng thu hút không ít thương hiệu thời trang cao cấp quốc tế. Christian Louboutin có riêng một cửa hàng chuyên đồ cưới tại Mumbai và thủ đô Delhi - nơi các cô dâu có thể đặt làm riêng những đôi giày độc nhất vô nhị.
“Vì hôn lễ giờ chỉ còn mỗi phần chính, các cô dâu tập trung nhiều hơn vào một bộ trang phục mà thôi, thay vì nhiều bộ khác nhau cho mỗi buổi tiệc như trước. Họ tìm kiếm một chiếc váy không chỉ giúp họ nổi bật mà còn lưu lại kỷ niệm tuyệt vời trong ngày trọng đại”, Anjali Gaekwar - đại diện của hãng Christian Louboutin tại Ấn Độ - cho biết.
Vandana Mohan - nhà sáng lập The Wedding Design Company và người đã tổ chức tiệc cưới “đắt nhất thế giới” của ái nữ nhà Ambani - nói rằng quần áo, đồ trang sức, người trang điểm, nhà tạo mẫu tóc và quà tặng luôn là những hạng mục được các cô dâu ưu tiên hàng đầu.
“Còn việc thi công, thiết kế, trang trí hay mời nghệ sĩ tới biểu diễn đều cắt giảm do số lượng người được xuất hiện trong đám cưới bị giới hạn. Trước đây, số lượng khách mời phải ít nhất trên 300, giờ chỉ còn khoảng 50-100 người”, cô nói.
Mohan gọi những hôn lễ này là “đám cưới vi mô” với phong cách “siêu cá nhân hóa” và tập trung vào thương hiệu Ấn Độ.
“Kể từ khi đại dịch hoành hành trên thế giới, câu thần chú ‘Người Ấn Độ dùng hàng Ấn Độ’ được quảng bá rầm rộ. Tức trong thời trang, người ta đang chú trọng hơn đến làng dệt may thủ công”, cô cho biết.
 |
Hôn lễ của Hoa hậu Thế giới 2000 Priyanka Chopra và nam ca sĩ Nick Jonas là một trong những "đám cưới khổng lồ" trứ danh trong giới thượng lưu Ấn Độ. |
Nhà thiết kế Suneet Varma cho biết người tiêu dùng Ấn Độ ngày càng chú ý hơn về mức chi tiêu của mình.
“Gần đây, tôi nhận được một cuộc gọi từ một khách hàng quen. Thông thường, người phụ nữ này bỏ ra hơn 5.000 USD cho mỗi buổi mua sắm. Nhưng lần này, bà đặt ra ngân sách rõ ràng trước khi chúng tôi chuẩn bị cho trang phục dự đám cưới con gái của bà”, anh kể.
Theo nhà thiết kế thời trang Tarun Tahiliani, các cô dâu đang tìm kiếm một sự thanh thoát, nhẹ nhàng trong đám cưới.
“Không còn nữa những đám cưới xa hoa với ánh đèn rực rỡ, các căn phòng rộng lớn với hàng nghìn khách mời. Đây là năm của những khoảnh khắc đặc biệt, đơn giản hơn, trở về cội nguồn để kỷ niệm và trân trọng những gì chúng ta đã có và hơn thế nữa”, anh đề cập trong bộ sưu tập trang phục cưới mới nhất của mình.
Tuy nhiên, làng thời trang Ấn Độ chưa hoàn toàn từ bỏ hy vọng về văn hóa “đám cưới khổng lồ”.
“Hiện tại, các hôn lễ được tổ chức với quy mô nhỏ gọn hơn vì sức khỏe cộng đồng và quy định hạn chế đi lại. Tuy nhiên, người Ấn Độ chúng tôi luôn có niềm khao khát lớn với sự sang trọng, tiệc tùng lớn và đời sống xa xỉ. Nó nằm trong máu của chúng tôi rồi và điều đó sẽ không thể thay đổi”, Sandeep Khosla - nhà thiết kế hàng đầu Ấn Độ, người chuẩn bị trang phục cho đám cưới của tiểu thư Isha Ambani - cho biết.

Gu thời trang của vợ ông Joe Biden
Không được nhắc đến nhiều như Michelle Obama hay Melania Trump nhưng bà Jill Biden cũng có gu thẩm mỹ tinh tế không kém.
" alt="Đám cưới có thể nhỏ đi nhưng váy áo vẫn phải xa hoa"/>
Đám cưới có thể nhỏ đi nhưng váy áo vẫn phải xa hoa