Gọi là “quán” cho sang nhưng thực ra nơi bán bánh rán nổi tiếng này chỉ có tấm bạt dựng tạm để che nắng che mưa, vài chục chiếc ghế nhựa sờn cũ, bạc màu...
Những ngày Hà Nội trở lạnh, dù vừa sau thời gian giãn cách xã hội nhưng rất nhiều khách vẫn xếp hàng dài và ngồi kín dãy ghế trước quán.
Trước khi dịch Covid-19 diễn ra, quán đông khách đến nỗi, thực khách đến thưởng thức sẽ được phát phiếu theo số thứ tự. Chủ quán gọi đến số của ai thì người đó mới đến lượt lấy đồ.
Quán bánh rán mặn Võng Thị này nằm ở trong ngõ 242 Lạc Long Quân, đã xuất hiện hơn 30 năm. Trước đây, quán nằm ở phố Thụy Khuê, khu vực gần chợ Bưởi. Sau này vì nhiều lý do, quán được chuyển đến ngõ 242 đường Lạc Long Quân, Tây Hồ.
Chị Nguyễn Thị Mai Hoa (chủ quán) chia sẻ: “Mẹ tôi mở quán từ năm 90. Ban đầu mẹ làm bánh bán ở chợ Bưởi để mưu sinh. Ngày ấy, tôi hay theo mẹ ra chợ, bán những chiếc bánh nóng giòn giá 500 đồng, 700 đồng. Sau này, bánh được nhiều người khen, yêu thích nên tôi nối nghiệp, giữ công thức gia truyền của mẹ.
Khi mới chuyển về đây, nằm trong ngõ khuất nên quán ít khách lắm. Mãi sau này, khách truyền tai nhau, quán mới đông như bây giờ. Tính đến nay món bánh gia truyền nhà tôi đã xuất hiện được hơn 30 năm”.
Sau khi phải đóng cửa gần 3 tháng vì dịch Covid - 19, quán chỉ mới mở bán trở lại nhưng đã ngay lập tức thu hút rất đông người đến mua.
Quán phục vụ thực khách bánh rán ngọt và bánh rán mặn. Bánh rán mặn có giá là 9.000/chiếc, bánh rán ngọt là 6.000/ chiếc - khá cao so với những quán bánh rán khác. Tuy nhiên, thực khách thích thú bởi bánh ở đây nhân đầy đặn, nước chấm hấp dẫn... Những chiếc bánh rán mặn có mùi vị khó nơi nào "bắt chước" được.
Không cửa hàng, không biển tên nhưng bánh rán Võng Thị vẫn luôn nườm nượp khách
Giờ tan tầm, khoảng 16 - 17:30, thực khách phải xếp hàng chờ rất lâu, thậm chí chờ cả tiếng để mua hay thưởng thức món bánh rán mặn
Trước đây, mỗi thực khách sẽ được phát cho một chiếc vé có ghi số thứ tự và bao giờ chủ quán đọc đến số thì mới được thưởng thức bánh. Tuy nhiên, bây giờ khách đến đây không cần lấy số nữa mà chỉ cần xếp hàng chờ đợi
Góc làm bánh và chế biến "lộ thiên" nên khách nào cũng có thể quan sát. Xung quanh là loạt ghế nhựa sờn bạc xếp san sát
Để phục vụ đủ bánh cho khách hàng, quán luôn có ít nhất 6 chiếc chảo to luôn nóng rực trên bếp than đỏ lửa
Những chiếc bánh sau khi nặn được chiên lần lượt qua 6 nồi dầu lớn ở nhiệt độ cao. Theo chủ quán việc rán bánh qua nhiều lượt dầu sẽ giúp bánh luôn đạt được độ nóng giòn
Ở đây có 5 - 6 người làm, mỗi người một công đoạn từ nặn, chiên đến cắt bánh và giao cho khách. Ai nấy đều nhanh thoăn thoắt thì mới kịp phục vụ khách
Vỏ bánh được chiên giòn tan, phần nhân đẫm vị, đầy đặn, thơm phức. Vỏ bánh rán được làm từ bột nếp trộn đều cùng dầu gấc nên màu sắc luôn vàng ruộm đẹp mắt
Nhân bánh được chế biến cầu kì với đủ loại nguyên liệu: miến, nấm hương, mộc nhĩ, thịt heo và các loại gia vị trộn đều. Chị Hoa luôn tự tay chế biến nhân bánh bởi đây là phần quan trọng nhất để giúp bánh có hương vị đúng chuẩn
Bánh rán Võng Thị vẫn là nước mắm chấm chua ngọt nhưng không pha loãng, để riêng mà nó hơi sền sệt, có vị cay được rưới trực tiếp vào bát bánh đã được cắt miếng nhỏ, ăn kèm một chút đu đủ xanh
Nước chấm cũng là điều khiến thực khách "nghiện" bánh rán ở đây. Hương vị bánh rán không thay đổi qua nhiều năm nhưng phần nước chấm được chị Hoa cải biến để phù hợp hơn với khẩu vị khách hàng
Chị Hoa cho biết, mỗi ngày quán bánh rán bán khoảng 20kg cả nhân và vỏ bánh, tương ứng với vài trăm cái. Chị thường dậy từ 5 giờ sáng để tự tay chuẩn bị các loại nguyên liệu cần thiết từ vỏ bánh, nhân bánh, nước sốt và nộm ăn kèm.
"Nhiều hôm không đủ hàng cho khách nhưng tôi không có ý định làm nhiều thêm bởi việc làm bánh ngon rất kì công, nhiều công đoạn. Nếu làm nhiều mà không đảm bảo chất lượng thì tôi không làm", chị Hoa chia sẻ.
Cũng theo chia sẻ của chủ quán nguyên liệu làm ra chỉ đủ để bán hết trong ngày, nếu nguyên liệu để tồn lại đến hôm sau bánh sẽ không bao giờ đạt được độ “mềm bên trong, giòn bên ngoài”.
Bánh rán Võng Thị với đủ thứ hương vị đậm đà hòa vào nhau, chua cay mặn ngọt quấn quýt vị giác
Món ăn này thu hút thực khách mọi lứa tuổi
Nhiều vị khách tới mua vài chục chiếc bánh, túi lớn túi nhỏ mang về để "bõ công xếp hàng"
Hiền Linh - Ánh Tuyết (Ảnh: Minh Khôi)
" alt=""/>Bánh rán vỉa hè 'phát số' ở Hà Nội, khách xếp hàng dài đợi mua giờ tan tầmKhoai deo
Với sự khéo léo cùng tấm lòng mộc mạc, người dân Quảng Bình đã chế biến ra khoai deo (hay còn gọi là sâm đất) - một món ăn dân dã, bổ dưỡng và không có bất kỳ một hóa chất bảo quản nào.
Món khoai deo thơm ngọt là đặc sản Quảng Bình. |
Khoai deo thường được chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt, sau khi luộc xong sẽ cắt thành từng lát và phơi khô khoảng 10 đến 12 nắng. Khi thưởng thức, bạn nên nhấm nháp từ từ để tận hưởng vị ngọt bùi nguyên chất của khoai. Độ dẻo của lát khoai tùy thuộc vào số lần phơi nắng ít hay nhiều.
Khoai deo đã trở thành món ăn thú vị của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Giản đơn là thế, nhưng đối với những người xa xứ, đây là món quà vô cùng thân thương. Còn với du khách, khoai deo chắc chắn sẽ là món quà không thể thiếu để dành tặng bạn bè, người thân khi trở về.
Cháo canh cá lóc
Cháo canh cá lóc là một trong những món ăn sáng phổ biến của người dân Quảng Bình. Điểm đặc biệt của món ăn này là sợi bánh canh được làm thủ công nên khá to, mềm và dai; nước dùng thì được làm từ hải sản và xương, thịt heo ninh trong nhiều giờ nên rất ngọt, thơm và đậm hương vị biển.
Cháo canh là món ăn sáng quen thuộc của người Quảng Bình. |
Bát cháo canh là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu, trong đó không thể thiếu cá lóc. Cá lóc sau khi luộc sẽ được bóc lấy thịt, xào lên, nêm vừa gia vị rồi thả vào nồi cháo canh đang sôi sùng sục. Những lát hành, ngò thái mỏng sẽ được rắc đều lên mỗi tô cháo canh đang bốc hơi nghi ngút để vội bưng đến cho khách thưởng thức.
Tô cháo canh còn nóng hổi được trộn thêm những lát rau cải xanh sẽ điểm thêm màu sắc và hương vị tươi ngon. Vị cải xanh vừa ngọt vừa cay sẽ tạo cảm giác bùi bùi nơi sống mũi khi thưởng thức. Nhiều du khách còn ăn bánh canh cá lóc cùng với nem chả.
Bánh xèo Quảng Hòa
Một món đặc sản dân dã nổi tiếng không kém ở Quảng Bình là bánh xèo Quảng Hòa. Bánh làm từ gạo đỏ (có nơi gọi là gạo lứt), nhân bánh có cá chuối. Đây cũng là điểm thu hút độc đáo của bánh xèo nơi đây.
Món bánh có hoa văn lạ mắt. |
Bánh xèo Quảng Hòa làm bằng gạo đỏ, hoa văn nổi đều, đơn giản nhưng phải đủ các món kèm theo: cá chuối, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm.
Khi ăn, lấy bánh xèo cuốn rau sống, nộm, cá chuối lại rồi kẹp vào bánh đa. |
Nguyên liệu chính của món bánh xèo Quảng Hòa là những quả chuối sứ (loại chuối có hạt). Người ta ngâm với phèn hoặc chanh rồi thái nhỏ. Sau đó luộc, uốn hình thù con tôm, con cá rồi lấy từng con cá chuối nhúng qua vào bát gia vị. Lúc sắp cá lên dĩa, có thể rưới thêm một ít gia vị có ớt, tỏi.
Miếng bánh nóng hổi thơm mùi gạo lứt giòn rụm và nộm rau sống ngon lành sẽ khiến bạn ăn bao nhiêu đi nữa cũng chẳng dễ ngấy.
Đẻn biển
Du lịch Quảng Bình, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản mới lạ, trong đó không thể không kể đến món đẻn biển. Đẻn biển là một loại rắn biển thân thon nhỏ, dài từ 1-2m, có vảy, mình vằn da nhám, đầu nhỏ đuôi dẹt và mang giá trị dinh dưỡng cao.
Con đẻn biển. |
Đẻn biển có nhiều loại, mỗi loại lại có hương thơm và vị ngọt khác nhau. Từ đẻn biển, người Quảng Bình có thể chế biến ra nhiều món ngon hấp dẫn như: tiết đẻn, ram đẻn, cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, chả đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt, đẻn hầm thuốc bắc và rượu tiết đẻn. Tuy nhiên, tiết đẻn và ram đẻn vẫn là hai món ăn được ưa chuộng hơn cả.
Rượu tiết đẻn |
Tiết đẻn (hải xà huyết) thường được đem pha với rượu, rất thơm mà còn chữa được bệnh nhức xương. Khi thưởng thức hương vị của rượu tiết đẻn, thực khách sẽ cảm thấy vị ấm nồng và hơi chát hòa lẫn, tạo nên cảm giác rất khó quên.
Cách chế biến ram đẻn tuy không phức tạp nhưng đòi hỏi sự khéo léo. Những con đẻn được làm sạch sẽ, lấy hết ruột và huyết đen trên sống lưng, băm thật nhuyễn rồi cho gia vị trộn đều.
Món ram đẻn hấp dẫn. |
Sau khi ướp được một lúc, đẻn được đem cuốn lại thành từng chiếc ram nhỏ, bắc lên chảo rán đều. Khi ấy, bạn sẽ cảm nhận một mùi thơm bốc lên thật cuốn hút, chưa ăn đã thấy thòm thèm.
Lẩu cá khoai
Lẩu cá khoai không phải lúc nào cũng có mà muốn ăn du khách phải chờ đúng mùa. Chỉ khi đến Quảng Bình vào mùa đông, du khách mới có thể thưởng thức món lẩu cá khoai thơm ngon đến lạ của nơi này.
Một nồi lẩu cá khoai tuyệt hảo phải được làm từ những con cá tươi nhất, thịt dày nhất. Cá được làm sạch, bỏ đầu, ruột, cắt đôi, ướp cùng các loại gia vị bình thường như muối, ớt, bột ngọt nhưng luôn phải có thật nhiều cây nén (thuộc họ hành tỏi) được cắt mịn cả lá và củ nhỏ. Nồi nước lẩu gồm các loại như cà chua, khế, nấm, chua me, măng chua, dưa cải. Tuy không quá phức tạp, nhưng phụ thuộc vào bàn tay người chế biến mà món ăn lại có hương vị riêng.
Nên thưởng thức món ăn khi còn nóng. |
Khi ăn, thực khách sẽ chờ nước sôi rồi thả từng miếng thịt cá vào. Thông thường, mọi người sẽ ăn cả phần xương và thịt cùng rau sống để đổi vị. Bạn cũng không nên để cá quá lâu vì thịt sẽ bị nát, mất vị đậm đà. Thướng thức món ăn ngay khi còn nóng, du khách sẽ cảm nhận được hết cái ngon ngọt của cá và cùng không ngửi thấy mùi tanh.
Bánh khoái
Thoạt nhìn, bánh khoái có nhiều nét giống với bánh xèo miền Nam, nhưng điểm khác biệt là bánh to hơn, giòn hơn, chế biến cầu kỳ hơn và đặc biệt bát nước chấm mang nhiều hương vị.
Bánh khoái là món ăn vặt đậm chất Quảng Bình. |
Bột để làm bánh phải chọn được loại gạo ngon, xay nhuyễn, hòa với nước thành hỗn hợp lỏng. Để bánh khi chiên được giòn, người ta hòa thêm một ít bột ngô, thêm trứng gà hoặc vịt, ít bột nghệ để bánh có màu sắc đẹp và nhiều dinh dưỡng hơn.
Nhân bánh bao gồm thịt nạc heo băm nhỏ đã ướp gia vị, tôm bóc vỏ sơ chế qua, thêm vào đó chút giá sống. Khi chiên bánh khoái phải chú ý đến độ nóng của lửa để bánh được giòn và vàng. Nước chấm phải có hương vị đặc trưng, mùi thơm béo ngậy. Một bát nước chấm ngon cần phải có thịt nạc, cà chua, dứa, bánh quy, lạc rang…
Vào những ngày mát trời, thưởng thức một miếng bánh khoái nóng hổi thơm lừng với nước chấm đậm vị, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên được cảm giác thú vị do món ngon này đem lại.
Xem thêm: món ăn ngon, món ngon mỗi ngày
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Đặc sản say lòng du khách ở Quảng BìnhĐến nay, mặc dù cơn lũ đã đi qua hơn 10 ngày nhưng đời sống bà con khó khăn vẫn chồng chất khi vừa trải qua sự cố môi trường biển, lại thêm lũ lụt khiến nhân dân các tỉnh miền Trung mất nhà, mất tài sản. Khi Tết sắp cận kề đời sống của bà con sẽ còn nhiều khó khăn hơn.
Nhằm góp phần chia sẻ những thiệt hại, mất mát to lớn đó, đồng thời phát huy tinh thần “Tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách”, toàn thể cán bộ công nhân viên EVNHANOI đã tự nguyện đóng góp ủng hộ đồng bào mỗi người tối thiểu một ngày lương. Ngoài ra, còn có sự đóng góp, ủng hộ bằng tiền mặt, hiện vật với tổng giá trị số tiền thu được qua hai đợt là trên 1,5 tỉ đồng.
Trong hai ngày 26-27/10/2016, Đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã tổ chức đi thăm, trực tiếp trao tặng 260 suất quà trị giá gần 30 triệu đồng cho các em học sinh trường tiểu học Hương Đô - xã Hương Trà và trao hơn 500 suất quà bao gồm tiền mặt và các nhu yếu phẩm cần thiết như gạo, mỳ tôm, nước sạch, quần áo…cho bà con nhân dân trên địa bàn hai xã Hương Xuân, Hương Trà của huyện Hương Khê - một trong những điểm chịu thiệt hại nặng nề nhất của tỉnh Hà Tĩnh.
Những hoạt động kể trên không chỉ là truyền thống, một nét văn hóa EVNHANOI mà còn thể hiện trách nhiệm của ngành điện với cộng đồng, xã hội. Đó là sự sẻ chia, quan tâm, với cam kết mạnh mẽ sẽ luôn đồng hành cùng người dân trong từng khoảnh khắc, lắng nghe để phát triển. Khi yêu thương trao đi, là niềm tin còn mãi.
Minh Tuấn
" alt=""/>1,5 tỉ đồng ủng hộ đồng bào miền Trung từ EVNHANOI