Dự án nhiệt điện mặt trời tại Trung Quốc. Ảnh: CGTNNăm 2017, Úc tuyên bố xây dựng nhà máy nhiệt điện mặt trời một tòa tháp lớn nhất thế giới với công suất dự kiến là 150 MW. Tuy nhiên, dự án đã bị hủy bỏ vào năm 2019.
CSP lớn nhất thế giới là nhà máy điện mặt trời phức hợp Noor, đang hoạt động tại sa mạc Sahara ở Morocco, sản xuất ra 510 MW điện.
Còn tại Trung Quốc, một nhà máy nhiệt điện mặt trời hai tháp đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại tỉnh Cam Túc.
Giống như dự án ở Mỹ, cơ sở lưu trữ năng lượng nhiệt mặt trời tại Trung Quốc sử dụng hai toà tháp và chung một tua-bin hơi. Điểm khác là mỗi tòa tháp được bao quanh bởi một trường heliostat riêng.
Dự án của Trung Quốc triển khai một trường gương được đặt trong các vòng tròn đồng tâm chồng lên nhau. Các tấm gương có thể đổi hướng theo đường đi của mặt trời và phản chiếu ánh sáng đến một trong hai tòa tháp một cách hiệu quả nhất có thể.
Wen Jianghong, giám đốc dự án, cho hay, các tấm gương có thể được sử dụng để chiếu vào một trong hai tòa tháp. Cấu hình này dự kiến sẽ tăng hiệu quả lên 24%. Các tấm gương được sử dụng có hiệu suất phản xạ 94%, nghĩa là hầu hết năng lượng mặt trời chiếu vào chúng sẽ được truyền trở lại các tòa tháp sản xuất điện.
Việc xây dựng hai tòa tháp đã hoàn thành 90%. Tại đây sẽ sử dụng phương pháp muối nóng chảy để lưu trữ nhiệt vào ban ngày, giải phóng nhiệt vào ban đêm để duy trì hoạt động sản xuất điện.
Hệ thống dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay, kết hợp với các tấm pin quang điện và tua bin gió xung quanh để cung cấp điện sạch.
Tháp năng lượng nhiệt mặt trời và mảng gương dự kiến sẽ tiết kiệm được 1,53 triệu tấn khí thải carbon dioxide mỗi năm.
Độc đáo trang trại điện mặt trời tại các bãi đỗ xe: Vừa che xe, vừa phát điện
Urbasolar vừa đưa vào khai thác hệ thống mái che năng lượng mặt trời lớn nhất châu Âu tại một bãi đỗ xe ở Disneyland Paris (Pháp)" alt=""/>Hai toà tháp đặc biệt hút ánh sáng mặt trời tạo ra 1,8 tỷ kWh điện