Codex Sassoon là bộ Kinh thánh Do Thái cổ nhất và đầy đủ nhất có giá 38,1 triệu USD. Ảnh: Sotheby's.
Một cuốn sách có thể đưa chúng ta đến những thế giới khác, gợi lên những cảm xúc sâu sắc hoặc mang lại sự thư thái tuyệt vời. Và có những cuốn sách cũng khiến các tỷ phú đam mê sách phải chi ra số tiền đáng kinh ngạc để sở hữu chúng. Dưới đây là 5 cuốn sách đắt nhất từng được các tỷ phú mua.
Giá mua (1994): 30,8 triệu USD
Giá điều chỉnh theo lạm phát (2024): 64,9 triệu USD
Năm 1994, người sáng lập Microsoft Bill Gates đã mua lại cuốn Codex Leicestervới giá gần 31 triệu USD, lập kỷ lục về mức giá cao nhất từng được trả cho một cuốn sách.
Bản thảo đáng chú ý năm 1510 này được dùng làm sổ tay khoa học của Leonardo da Vinci, chứa những bản phác thảo, lý thuyết và quan sát phức tạp của ông. Trong các trang sách của mình, da Vinci cho mọi người thấy sự đa dạng của các chủ đề như chuyển động của nước, độ sáng của mặt trăng và tại sao hóa thạch của sinh vật biển thường được tìm thấy trên núi.
Bill Gates bị cuốn hút bởi tác phẩm của da Vinci đến nỗi ông đã sử dụng bản quét kỹ thuật số các bức vẽ trong cuốn sách làm trình bảo vệ màn hình và hình nền cho Windows 98 Plus.
Cuốn sách Codex Leicestercủa Leonardo da Vinci. Ảnh: Boardgamegeek. |
Giá mua (2021): 43,2 triệu USD
Giá điều chỉnh theo lạm phát (2024): 49,8 triệu USD
Tỷ phú Ken Griffin, Giám đốc điều hành của Quỹ phòng hộ Citadel, đã gây chú ý khi trả giá cao hơn một nhóm những người đam mê tiền điện tử để giành được ấn bản đầu tiên của Hiến pháp Mỹ tại cuộc đấu giá của Sotheby.
Tài liệu này là 1 trong 11 bản sao còn sót lại và là bản cuối cùng còn nằm trong tay tư nhân từ bản in đầu tiên của Hiến pháp Mỹ. Những bản sao này được sản xuất cho các đại biểu Hội nghị Lập hiến 1787 và hội nghị Quốc hội Lục địa.
Giá ban đầu cho bản sao ấn bản in đầu tiên của Hiến pháp Mỹ được dự kiến từ 20 triệu USD. Hơn 17.000 nhà đầu tư tiền điện tử đã huy động vốn từ cộng đồng hơn 40 triệu USD để thắng thầu. Tuy nhiên, sau đó, họ đã để thua tỷ phú Griffin với số tiền 43,2 triệu USD.
Giá mua (2021): 31,7 triệu USD
Giá điều chỉnh theo lạm phát (2024): 41,3 triệu USD
Tỷ phú và ông trùm truyền thông Trung Quốc Wang Zhongjun đã mua bức thư lịch sử này, "Jushi Tie", được viết bởi nhà văn đáng kính thời nhà Tống Zeng Gong. Được viết vào thế kỷ XI, bức thư gồm 124 ký tự gửi đến một người bạn.
Đây không phải là thương vụ mua lại một hiện vật trị giá hàng triệu USD đầu tiên của Wang; vào năm 2014, ông đã mua bức tranh "Still Life: Vase with Daisies and Poppies" của Vincent Van Gogh với giá 61,8 triệu USD.
Bức thư 124 ký tự được viết vào năm 1080 bởi Zeng Gong, học giả nổi tiếng của Trung Quốc. Ảnh: Ecns. |
Giá mua (2023): 38,1 triệu USD
Giá điều chỉnh theo lạm phát (2024): 39,1 triệu USD
Vào năm 2023, cựu đại sứ Mỹ Alfred H. Moses đã mua "Codex Sassoon", cuốn Kinh thánh tiếng Do Thái cổ nhất và đầy đủ nhất, với giá 38,1 triệu USD. Sau đó, ông đã tặng nó cho Bảo tàng Người Do Thái ANU ở Tel Aviv, Israel.
Việc mua lại này đã lập kỷ lục về bản thảo và vật phẩm Do Thái đắt nhất từng được bán, với cuốn Kinh thánh có niên đại từ cuối thế kỷ thứ IX đến đầu thế kỷ thứ X.
Giá mua (2007): 21,3 triệu USD
Giá điều chỉnh theo lạm phát (2024): 32,1 triệu USD
Năm 1215, Vua John của Anh đã ký "Magna Carta" để ngăn chặn nội chiến, đánh dấu thách thức chính thức đầu tiên thiết lập quyền của người dân Anh. Đây là bản chép Đại hiến chương cuối cùng ở Mỹ và là một trong 17 bản chép tay của Đại hiến chương gốc có từ năm 1297.
Văn kiện này có ảnh hưởng sâu sắc đến Hiến pháp Mỹ, khiến nó được đánh giá cao. Nhà đầu tư tỷ phú David Rubenstein, người đồng sáng lập Tập đoàn Carlyle, đã trả một khoản tiền đáng kể để bảo tồn bản chép tay 710 năm tuổi ở Mỹ.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>5 cuốn sách 'triệu USD' của các tỷ phúSau những chuyên đề với nội dung cơ bản về CNTT và bảo mật an toàn thông tin, các cán bộ, chuyên viên đến từ Trung tâm CNTT và Truyền thông tỉnh Kiên Giang (ICT Kiên Giang) được hướng dẫn tiếp về “Bảo đảm ATTT cho trang/ cổng thông tin điện tử” nằm trong chuỗi đào tạo chuyên sâu về CNTT và bảo mật ATTT.
Chuyên đề được phân bổ làm 2 lớp, mỗi lớp tổ chức liên tục trong 3 ngày cuối tháng 11 tại ICT Kiên Giang. Tham gia khóa đào tạo, học viên được giới thiệu kiến thức về môi trường ứng dụng web và cổng trang thông tin điện tử, thông tin liên quan đến các lỗ hổng và mối đe dọa đối với hệ thống trang thông tin điện tử, rèn luyện và nâng cao khả năng phát hiện, đánh giá, kiểm tra những lỗ hổng, các cuộc tấn công mạng và đưa ra phương án bảo vệ cũng như xử lý khác phục khi cổng/trang thông tin điện tử bị tấn công.
Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập tập trung tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ, ứng dụng hỗ trợ trao đổi thông tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực hiện cung cấp và trao đổi với người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng Web tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu.
Các cổng/ trang thông tin điện tử đã và đang hoạt động như nhịp cầu nối giữa cơ quan nhà nước với người dân. Theo đó, các cổng/ trang TTĐT trở thành kênh thông tin quan trọng để người dân và doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin, theo dõi, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, góp phần minh bạch hóa hoạt động của chính quyền.
Để duy trì cầu nối giữa cơ quan Nhà nước và nhân dân, việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho cổng/trang thông tin điện tử trở thành một yêu cầu thiết yếu và quan trọng. Chương trình “Bảo đảm ATTT cho trang/ cổng thông tin điện tử” được khảo sát và xây dựng theo định hướng phát triển chiến lược CNTT của tỉnh Kiên Giang. Khóa học được thiết kế dành riêng cho Đội ứng cứu sự cố và cán bộ phụ trách CNTT của ở các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các tổ chức đảng, lực lượng vũ trang.
Hải Lam
UBND huyện Kiên Lương, Kiên Giang đã tổ chức tập huấn sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn huyện.
" alt=""/>Đào tạo bảo đảm ATTT cho trang/cổng thông tin điện tử Kiên GiangRời phòng thi ở hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, học sinh Phan Minh Anh tỏ ra thích thú: "Các câu hỏi trong đề thi xa mà "gần".
Theo Minh Anh "xa" là xa khuôn mẫu, khô cứng, học tủ, học vẹt. Còn "gần" là gần gũi với cuộc sống, với chính học sinh.
Học sinh TP.HCM hồ hởi kết thúc môn thi Ngữ văn (Ảnh: Thanh Tùng) |
"Em rất hứng thú với đề thi này! Trong năm học vừa qua, chúng em đã học nhiều đề tài rất gần gũi với cuộc sống. Vì vậy, khi tiếp xúc đề thi, em cảm thấy đây là vấn đề thường ngày" - Minh Anh nhận định.
Học sinh Nguyễn Khánh An, cũng cho hay cảm thấy thú vị với bài làm sáng nay. "Em rất thích câu nghị luận xã hội. Đây là câu hỏi khá thú vị khi vẽ hình ảnh các cây. Chúng em được bày tỏ quan điểm riêng của mình". Học sinh nào chọn cây nào sẽ thể hiện được thái độ, cách sống của người ấy. Các câu hỏi còn lại cũng rất hay và gần gũi".
Ngoài ra, Khánh An cho rằng bạn hoàn toàn thích thú khi đề 2 của câu hỏi số 3 clần đầu tiên em thấy đề thi cho học sinh sáng tác một bài thơ hoặc một đoạn thơ. "Em không có nhiều tài lẻ để làm thơ nhưng cũng cố gắng viết một đoạn. Em nghĩ đây là câu hỏi làm bộc lộ chất sáng tạo của mỗi bạn".
Trong đề thi, các vấn đề như phong trào tình nguyện dọn rác thải, hay thói ghen ghét với người nổi bật hơn đều là những vấn đề rất gần gũi với học sinh.
Riêng một câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức trong sách đó là là tình cảm cha con trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Nhưng đề cũng yêu cầu học sinh phải liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác viết về đề tài gia đình để thấy tình cảm gia đình.
Đề thi Ngữ văn được đánh giá rất hay (Ảnh: Thanh Tùng) |
"Cầm đề là muốn viết ngay"
Cô Nguyễn Minh Ngọc, giáo viên dạy văn Trường THPT Đinh Thiện Lý bộc bạch như vậy và đã bày tỏ lời khen cho đề thi này.
Cấu trúc đề thi chia 3 phần: Đọc hiểu (30%), Nghị luận xã hội (30%), Nghị luận văn học 40% (trong đó có 2 câu chọn 1).
Nhìn tổng quan, đề thi có cấu trúc hợp lý, bám sát nội dung chương trình Ngữ văn lớp 9 nhưng vẫn tạo điều kiện cho học sinh phát huy sự sáng tạo thông qua việc gia tăng quyền được lựa chọn của học sinh.
Ở câu Nghị luận xã hội, học sinh được quyền lựa chọn 1 trong 3 cách ứng xử từ câu chuyện (mang tính ẩn dụ) của 4 cái cây. Còn ở câu Nghị luận văn học, học sinh được lựa chọn giữa một vấn đề quen thuộc (tình cảm cha con trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà") và một đề cảm thụ thơ cho các em quyền tự chọn đoạn trong bài thơ mình thích viết bằng trải nghiệm, tình yêu thơ của mình.
Cô Ngọc nhìn nhận, việc cho học sinh quyền tự chọn hướng làm bài hoặc câu hỏi nghị luận văn học là một cách ra đề hay, giúp học sinh phát triển kĩ năng, có điều kiện bộc lộ quan điểm, cảm xúc đồng thời tránh việc học văn theo lối khuôn sáo, học tủ, học văn mẫu.
"Nếu xem đề của nhiều tỉnh thành, có thể thấy, mấy năm nay, đề của TP.HCM luôn tạo cho học sinh sự lựa chọn và sáng tạo cao. Riêng bài Đọc hiểu đưa ra chủ đề "thách thức để thay đổi" vừa thú vị vừa thực tiễn bởi đó là vấn đề thế hệ trẻ phải đối mặt trong thế kỉ 21. Hai văn bản được trích dẫn cho thấy sự lựa chọn công phu của ban ra đề. Câu số 4 phần đọc hiểu chính là câu cho học sinh cơ hội phản biện, nhìn nhận vấn đề nhiều chiều. Có một sự liên kết ngầm, tôi nghĩ như vậy, ở trong đề. Nếu bài Đọc hiểu bàn về "thách thức để thay đổi" thì câu Nghị luận xã hội hướng đến nhận thức về giá trị bản thân, tránh so sánh với người khác và bài Nghị luận văn học bàn về tình gia đình, tình yêu thơ ca, rộng ra là tình yêu con người, cuộc sống. Những giá trị ấy chính là nền tảng để bạn trẻ vững vàng trong những thách thức, nhưng đổi thay".
Còn cô Đỗ Khánh Phương, giáo viên Ngữ văn, Hệ thống Giáo dục Hocmai cũng phải thừa nhận, đề thi tương đối hay, ngữ liệu phù hợp, có tính mở, gần gũi với thực tế đặc biệt là hướng tới cách ứng xử đẹp, tích cực của con người trong xã hội. Đề thi vẫn có "đất diễn" dành riêng cho những học sinh giỏi môn văn.
Theo cô Phương, đề thi môn Ngữ văn TP.HCM có tính mở đã được bắt đầu từ năm học 2018-2019 khi thành phố có sự cách tân về cách thức ra đề thi tuyển sinh vào lớp 10 theo hướng mở và quan điểm đó tiếp tục được thể hiện ở đề thi năm nay.
Đề thi lớp 10 môn Ngữ văn ở TP.HCM |
Đề thi lớp 10 môn Ngữ văn ở TP.HCM |
Cô Phương phân tích kỹ hơn như sau: Câu 1 có cấu trúc tương tự như đề năm 2018 với 4 ý hỏi, trong đó ý 1 và ý 2 ở mức độ tương đối cơ bản. Ở câu số 2, học sinh cần đánh giá được ưu và nhược điểm của mỗi cách ứng xử và có lập luận phù hợp, dẫn chứng xác đáng để bảo vệ quan điểm. Trong đó, cách ứng xử ở hình số 3 là mang tính tích cực nhất. Yêu cầu của vấn đề nghị luận năm nay là hướng đến sự thay đổi đầu tiên là thay đổi về nhận thức, suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân từ đó sẽ làm thay đổi cuộc sống trong cộng đồng, tập thể. Ở câu 3 thì đề số 1 có dạng thức quen thuộc, kết hợp giữa Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Đề số 2 được coi là một câu hỏi khó, có yếu tố thách thức với thí sinh, đặc biệt là gây được sức hút với những thí sinh có năng lực tốt về môn Ngữ văn.
Thầy Nguyễn Hữu Dương, Trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM) phân tích vấn đề trong câu số 2 không quá khó đối với các em nhưng được khơi gợi sự bởi cách ra đề đặc biệt: Đưa ra các hình minh họa để gợi ý như một phương thức trực quan sinh động dẫn đến tư duy trừu tượng. Cách đặt vấn đề mới lạ nhưng dễ hiểu này có thể sẽ gây được những hứng thú cho thí sinh và giúp các em dễ dàng nhận thức vấn đề để triển khai thành bài. Tính phân hóa của câu nghị luận xã hội này là khá cao. Không chú ý, học sinh có thể sẽ nghị luận cả 3 khía cạnh của vấn đề chứ không phải là 1 như đề bài yêu cầu. Tựu trung lại, các thầy cô đều hy vọng kì tuyển sinh 10 năm nay và những năm sau, sẽ gặp nhiều hơn những đề thi như TP.HCM ở nhiều tỉnh thành cả nước.
Lê Huyền
Học sinh TP.HCM vừa làm xong bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 năm 2019. VietNamNet cung cấp một cách làm tham khảo.
" alt=""/>Đề Ngữ văn thi lớp 10 TP.HCM, 'đọc mà muốn cầm bút viết ngay'