Sau vụ việc MixiGaming bị tấn công, câu hỏi mà nhiều người đặt ra là vụ việc sẽ gây thiệt hại thế nào cho chủ sở hữu kênh YouTube này?
Thống kê của Social Blade cho thấy, chi phí cho mỗi 1.000 lượt quảng cáo (CPM) trên YouTube dao động trong khoảng từ 0.25-4 USD. Social Blade ước tính số tiền thu được hàng tháng của kênh MixiGaming sẽ dao động trong khoảng từ 7 chiếc máy ảnh (giá 1.995 USD) cho đến 5 chiếc ô tô Tesla Model 3 (giá 47.000 USD).
Tức là, theo ước đoán của Social Blade, doanh thu hàng tháng từ YouTube của kênh MixiGaming sẽ dao động trong khoảng từ 14.000 USD đến 235.000 USD. Mặc dù vậy, theo nhiều YouTuber Việt Nam, các con số thống kê về doanh thu từ Social Blade thường chưa phản ánh chính xác, số liệu bị cao vọt lên hẳn so với thực tế thu nhập của họ.
Chia sẻ với VietNamNet, một chuyên gia về kiếm tiền trên YouTube cho biết, ở các quốc gia Âu Mỹ, tùy theo từng chủ đề, các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube sẽ nhận được khoảng từ 4-8 USD với mỗi 1.000 lượt xem. Tuy vậy, tại Việt Nam, con số này thường dao động trong khoảng từ 0,3-0,7 USD trên 1.000 lượt xem, thậm chí thấp hơn.
Với các YouTuber, thông số này được phản ánh qua chỉ số RPM (Revenue per mille) hay doanh thu mỗi 1.000 lần hiển thị.
Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch doanh thu YouTube giữa thế giới và Việt Nam đến từ hiệu quả của quảng cáo. Tại các nước phương Tây, tỷ lệ chuyển đổi giữa việc xem, click vào quảng cáo đến quyết định mua hàng thường ở mức cao.
Trong khi đó, tại Việt Nam, việc xem quảng cáo trên YouTube có tỷ lệ chuyển hóa thành đơn hàng thấp. Do không ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hàng, đơn giá mà các nhà sáng tạo nội dung Việt nhận về trên số lượt xem video vì thế cũng thấp theo.
Ngoài ra, do có nhiều người sử dụng thủ thuật (tip, trick) để câu view bất chấp, lượng lượt xem ở thị trường Việt Nam thường có điểm tín nhiệm không cao. Trong trường hợp đặt quá ít quảng cáo hoặc lượng người click vào quảng cáo quá thấp, tỷ lệ RPM của một kênh YouTube Việt Nam có thể tụt xuống 0,1 hoặc 0,2 USD/1.000 lượt xem, thậm chí về mức 0.01 USD/1.000 lượt xem.
Từ đơn giá này, cộng với số lượng lượt xem, ta có thể ước tính một cách tương đối thu nhập từ YouTube của Độ Mixi. Với 52,8 triệu lượt xem trong tháng qua, nếu áp đơn giá thấp 0,2 USD, số tiền Phùng Thanh Độ kiếm về trong tháng qua là khoảng 10.500 USD.
Điều này cũng có nghĩa, mỗi ngày, số tiền kiếm về từ YouTube của Độ Mixi là khoảng 350 USD/ngày. Với tỷ giá 1 USD đổi 24.620 đồng, số tiền thiệt hại của Độ Mixi khi kênh YouTube dừng hoạt động mỗi ngày là khoảng 8,7 triệu đồng. Nếu thời gian khắc phục sự cố kéo dài hoặc thậm chí mất kênh, con số thiệt hại sẽ còn lớn hơn nhiều.
Tuy vậy, cần phải lưu ý rằng đây mới chỉ là nguồn thu từ YouTube. Thông thường, các YouTuber sẽ có nhiều nguồn thu, đến từ nhiều nền tảng số khác nhau. Nếu được các nhãn hàng quan tâm, những ngôi sao mạng xã hội như Độ Mixi còn kiếm được nhiều nguồn thu khác từ các hợp đồng quảng cáo, tài trợ.
Độ Mixi bị hack kênh YouTube hơn 7 triệu người theo dõi?Kênh YouTube của Độ Mixi dường như đã bị hacker chiếm quyền và ẩn toàn bộ video, đồng thời đăng quảng cáo về tiền mã hóa." alt=""/>Độ Mixi thiệt hại bao nhiêu khi bị hack kênh YouTube 7 triệu người theo dõi?“Kỳ nghỉ vừa rồi là kỳ nghỉ dài nhất con được ở nhà chơi với bố mẹ. Nhà con có 8 thành viên là bố mẹ, con và em con; ngoài ra, nhà con còn có 1 bạn mèo và 3 em cá. Bình thường, hai chị em con hay chơi bán hàng với mẹ, thi thoảng chúng con đổi kịch bản, giả vờ làm “cướp” và nhờ bạn mèo làm “bảo vệ”. Còn bố con thì hay về muộn, lúc chúng con chuẩn bị đi ngủ rồi, nên bố thân với 3 em cá hơn.
Nhưng mấy hôm trước, mẹ con bị cảm lạnh. Mẹ đã đi khám rồi nhưng vì sợ lây cho hai chị em nên mẹ vẫn tự cách ly. Thế là bố bất đắc dĩ phải chơi bán hàng với hai chị em. Hai ngày đầu, bố chưa quen nên chơi với bố chán lắm! Mẹ cũng buồn vì mấy em cá không cười nhiều như chúng con. Tuy nhiên, chỉ 5 ngày sau, mọi chuyện đã khác. Bây giờ, cả hai chị em đều háo hức đến giờ chơi bán hàng với bố vì bố nghĩ ra rất nhiều kịch bản buồn cười. Còn mẹ thì bắt đầu thích mấy em cá. Mẹ còn hỏi bố xem nếu mua bể cá to hơn thì để ở đâu cho đẹp.
Sau khi mẹ khỏi ốm thì cả nhà con đã chơi với nhau rất vui. Con thích kỳ nghỉ này lắm. Khi nào được đi học lại, con nhất định sẽ kể cho các bạn nghe” (Ngô Thanh Hằng - 9 tuổi)
“Kỳ nghỉ này hơi ngoài kế hoạch. Bố mẹ vẫn đi làm còn hai chị em nghỉ học, ở nhà chơi cùng nhau. Nhà em không có thú cưng, bù lại hai chị em có một cây hoa giấy, một bộ màu vẽ và sách truyện làm bạn. Em thích vẽ và khâu vá. Em cũng thích làm những đồ vật xinh xắn. Vì vậy em quyết định khâu một chiếc gối xinh xinh để trang trí góc đọc sách của mình. Nguyên liệu là vải vụn của mẹ, màu vẽ và lá cây hoa giấy ở vườn nhà. Em đã hoàn thành chiếc gối này với sự trợ giúp của em gái. Hai chị em đã rất vui khi sản phẩm hoàn thành” (Vương Thùy Minh - 10 tuổi)
“Kỳ nghỉ này, ba mẹ con em chỉ đi ra ngoài đúng một lần, đó là dịp sinh nhật của anh trai em. Từ khi rời khỏi nhà cho đến lúc có đồ ăn, cả ba mẹ con đều đeo khẩu trang. Mặc dù nó làm em hơi khó thở và mờ hết kính nhưng mẹ nói rằng, nó giúp em không bị virus corona. Buổi sinh nhật rất vui. Mẹ cũng gọi điện qua Facebook cho bố một lúc để bố cùng tham gia buổi sinh nhật với ba mẹ con. Mặc dù thế, em vẫn ước gì bố không phải đi công tác đúng dịp này. Sau đó, chúng em đi về và mẹ dẫn anh em đi chọn quà. Em cũng được mẹ mua cho một gói kẹo. Em rất vui và thấy kỳ nghỉ này thật tuyệt vời". (Nguyễn Phương Hà - 7 tuổi)
“Mỗi hình ảnh trong bức tranh này đều minh họa cho một việc con đã làm trong kỳ nghỉ vừa qua. Ví dụ như hòm thư, phong bì và hộp quà tượng trưng cho việc con đã nhận được những món quà từ bạn bè; kính lúp và trái đất minh họa là con đã tìm hiểu về trái đất; tiền và nồi cơm có ý nghĩa rằng con đã làm việc nhà để có tiền,...” (Nguyễn Nhật Linh - 10 tuổi)
"Đây là bức tranh con vẽ lại chuyến đi thăm vườn thú Safari, Phú Quốc trong kỳ nghỉ vừa rồi. Con đã được nhìn thấy gia đình hươu cao cổ, sóc, chim và cả một chú gấu đang ngồi ăn mía ở giữa đường nữa". (Ngô Bảo Khanh - 7 tuổi)
Thuý Nga
Một đứa trẻ lớn lên trong ngôi nhà với khoảng 80 cuốn sách sẽ có khả năng đọc viết và tính toán tốt hơn những đứa trẻ ở trong ngôi nhà ít sách.
" alt=""/>Những tâm trạng của trẻ thời nghỉ dịch CovidSắt son, vẹn tròn là góc nhìn của tác giả, của một nhân chứng lịch sử về thời cuộc. Cuốn sách được viết với giọng văn dung dị đời thường, gần gũi, đôi khi xen lẫn những cảm xúc cá nhân và những nhận định mang tính chủ quan. Những sự kiện, nhân vật lịch sử trong cuốn sách được tác giả nhắc đến qua hồi ức phân mảnh của bản thân.
Có thể nói, cả cuộc đời, cố lão thành cách mạng Trần Văn Mạc đã sắt son một niềm tin với Đảng và Bác Hồ. Câu nói của ông lúc sinh thời: “Mình đã hiến thân làm cách mạng thì xa xôi, khó khăn mấy cũng phải vượt qua và phải hy sinh vì lý tưởng của mình” thể hiện rõ nhất tinh thần ấy.
Những gì cố lão thành Trần Văn Mạc ghi lại là cả quá trình tham gia cách mạng, chiến đấu, bị tù đày và ra tù vẫn kiên cường chiến đấu cho đến cách mạng thành công, nhân dân giành được chính quyền. Cho đến cuối đời, ông đã sống vẹn tròn với lý tưởng mà mình theo đuổi. Điều đó được thể hiện rất rõ khi những gì hậu thế nhận lại chỉ là những trang viết về năm tháng kiên cường chiến đấu cùng anh em, đồng đội của ông, còn những việc riêng thì ông luôn giữ kín cho mình.
Những gì cuốn sách này ghi chép lại là lòng kiên trung với Đảng, sự kiên cường và âm thầm đấu tranh của người cán bộ lão thành Trần Văn Mạc cùng đồng đội đã hy sinh cho lý tưởng độc lập, tự do của tổ quốc. Đó không đơn thuần là hồi ức của một cá nhân, mà còn là tư liệu lịch sử quý báu, góp phần làm giàu pho sử nước nhà.
Vài nét về tác giả - cố lão thành Trần Văn MạcÔng Trần Văn Mạc (1908-1996), sinh ra ở thôn Mỹ Trọng, xã Mỹ Xá, Nam Định, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1929.
Ông từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Lao động (nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Ông được nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhì (1961), Huân chương độc lập hạng Nhất (1984), Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì (1985), Huy chương vì sự nghiệp Lao động – Thương binh và xã hội (1995).
" alt=""/>Ra mắt cuốn sách “Sắt son vẹn tròn”