Trao đổi vớiPV VietNamNet về vấn đề tại dự án Rice City, ông Vũ Ngọc Đạm – Trưởng phòng phát triển nhà (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, thứ 3 tuần tới (19/7) Sở Xây dựng sẽ xuống làm việc kiểm tra tại dự án. Sau đó sẽ có báo cáo thông tin đến báo chí.
Liên quan đến dự án NOXH Rice City, như VietNamNetđã đưa tin về việc “Bố tổng giám đốc được mua nhà ở xã hội" phản ánh trường hợp ông Lục Minh Kim - hộ khẩu thường trú tại số 12S, BT2-X2, Bắc Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, đã “lọt” vào danh sách các đối tượng đủ tiêu chuẩn được xét duyệt mua nhà ở xã hội đợt 2 tại dự án nhà ở xã hội Rice City (khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) do Công ty CP BIC Việt Nam làm chủ đầu tư. Điều đáng nói, ông Lục Minh Kim là bố đẻ của bà Lục Thị Mai Trang - Tổng giám đốc và ông Lục Minh Hoàn - Phó Tổng giám đốc của BIC Việt Nam. Ông Kim hiện đang sống trong biệt thự của con ông tại khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội.
Dù theo xác nhận của vị trưởng phòng phát triển nhà trong danh sách đưa lên để ký hợp đồng không có tên ông Kim nhưng việc bố đẻ của Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bic Việt Nam - đơn vị thực hiện dự án “lọt” vào danh sách mua nhà xã hội tại Dự án Rice City, Linh Đàm khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi: việc xác nhận, xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội đã được chính quyền địa phương, doanh nghiệp, Sở Xây dựng thực hiện “đúng quy trình”?
Theo một vị cán bộ Sở Xây dựng việc mua nhà ở xã hội được thực hiện theo tinh thần nhà nước là hậu kiểm và chủ đầu tư là người thực hiện những nội dung đó. Dù đã có những quy định rõ ràng cụ thể việc chủ đầu tư phải thực hiện với sự hậu kiểm của cơ quan quản lý nhà nước tuy nhiên trên thực tế vẫn có những trường hợp “gian lận” khi mua nhà ở xã hội.
Trước đó, thông tin từ Sở Xây dựng cho biết đã phát hiện và thực hiện thu hồi 2 căn hộ chuyển nhượng trái phép tại dự án nhà ở thu nhập thấp CT1- Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) và đình chỉ 8 trường hợp hộ gia đình đăng ký mua nhà 2 lần.
Chủ đầu tư dự kiến sẽ xây dựng 1 tổ hợp BĐS trên khu đất 6,8ha gồm có khu phức hợp trung tâm thương mại (mega mall gồm 6-8 tầng khối đế), văn phòng hạng A, khách sạn 488 phòng tiêu chuẩn 5 sao, 289 căn hộ dịch vụ.
Theo thiết kế ban đầu, khu phức hợp sẽ bao gồm 03 cao ốc văn phòng hạng A cao 48 tầng hạng A, 01 tòa nhà 48 tầng làm khách sạn quốc tế 5 sao được trang bị đầy đủ tiện ích như câu lạc bộ khiêu vũ và hội nghị, 01 tòa nhà 48 tầng khác làm căn hộ dịch vụ hạng sang và khu mua sắm cao cấp.
Nhận Giấy chứng nhận đầu tư tháng 02/2008, đúng thời điểm thị trường bất động sản lao dốc đã khiến cho kế hoạch triển khai dự án bị chậm lại. Đầu năm 2013 chủ đầu tư cho biết đã xin TP.HCM cho điều chỉnh quy mô dự án xuống một nửa, tuy nhiên đến nay dự án hầu như không có bất cứ tiến triển nào. Tổng vốn đầu tư cho dự án vào khoảng 930 triệu USD.
Tại TP.HCM, tập đoàn Berjaya còn có một dự án "khủng" khác là Dự án khu Đô thị Đại học quốc tế Việt Nam (VIUT) tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 1/7/2008, với quy mô diện tích 925 ha và tổng mức đầu tư lên đến 3,5 tỷ USD.
Hiện trạng khu đất của siêu dự án VFC:
Những hình ảnh trên cho thấy đa phần diện tích đất của dự án đang được cho thuê lại làm bãi giữ xe và kinh doanh các mặt hàng ăn uống
Theo Trí thức trẻ
" alt="TP.HCM: Một đại gia xây dựng của Pháp muốn 'cứu' dự án gần 1 tỷ USD của Berjaya"/>