Cây ổi sim đến từ Bình Định khiến nhiều người chơi cây cảnh mê mẩn,baybdhn trả giá nửa tỷ nhưng chủ nhân chưa bán.
Sân chơi xe cổ độc đáo bậc nhất Sài GònCây ổi sim đến từ Bình Định khiến nhiều người chơi cây cảnh mê mẩn,baybdhn trả giá nửa tỷ nhưng chủ nhân chưa bán.
Sân chơi xe cổ độc đáo bậc nhất Sài GònHai vợ chồng chụp ảnh cùng nhau khi còn trẻ.
Một cặp đôi ở quận Travis thuộc bang Texas, Mỹ với độ tuổi tổng cộng lên tới 211 tuổi đã được sách kỷ lục Guinness vinh danh là cặp vợ chồng già nhất thế giới. Việc đưa tên vào sách kỷ lục Guinness này mới chỉ diễn ra đúng một tháng trước khi ông John Henderson 106 tuổi và bà Charlotte 105 tuổi kỷ niệm 80 năm ngày cưới vào ngày 15/12 tới.
Ông bà cầm bằng vinh danh của Guinness cho danh hiệu cặp vợ chồng già nhất thế giới. |
Cặp đôi kết hôn trong cuộc đại khủng hoảng năm 1939. Thời gian trôi qua, rất nhiều chuyện đã thay đổi kể từ đó và tình yêu của họ cũng từng đứng trước thử thách của thời gian. Vậy bí mật cho một cuộc sống lâu dài và hôn nhân hạnh phúc là gì?
"Sống cuộc sống có chừng mực và thân ái với nửa kia của bạn", ông John chia sẻ với phóng viên báo CNN.
Hai vợ chồng đã ở bên nhau 80 năm và tình cảm vẫn mặn nồng. |
Cặp đôi gặp nhau lần đầu vào năm 1934, khi cả hai cùng theo học tại đại học Texas. Ông John là cận vệ cho đội bóng đá của trường trong khi bà Charlotte đang theo học các lớp ở đây để trở thành giáo viên.
Trên thực tế, ông John hiện là cầu thủ bóng đá sống thọ nhất của đại học Texas và vẫn đảm bảo tham dự ít nhất 1 trận đấu mỗi năm, một truyền thống mà cụ ông 106 tuổi đã duy trì trong suốt 84 năm qua.
Ông John và bà Charlotte chụp ảnh trước cửa nhà. |
Vào năm 2009, cặp vợ chồng đã chuyển đến sống trong khu Longhorn Village, một khu chung cư cao cấp cho nhóm cựu sinh viên của đại học Texas. Hiện tại, hai cụ vẫn rất khỏe mạnh và ông John vẫn duy trì việc tổ chức nhóm tập thể dục mỗi ngày.
Trong hoàn cảnh túng thiếu, gia đình ở Hà Nam vẫn luôn khuyến khích các con đến trường vì sự trân trọng với con chữ, với người thầy.
" alt=""/>Cặp vợ chồng sống thọ nhất thế giới kỷ niệm 80 năm kết hôn
'Cụ không phải là người thân của tôi hay máu mủ gì với tôi nhưng tôi xem cụ như mẹ ruột của mình từ lâu rồi', bà Thu bộc bạch. |
Theo lời kể của bà Thu, năm 3 tuổi, cụ Mịch bị mù 2 mắt. Cha mẹ mất sớm, người anh trai của cụ là Nguyễn Khoái thương em nên không đi lấy vợ, cứ ở vậy làm lụng nuôi em gái mù lòa.
Cách đây 7 năm, anh trai cụ Mịch đổ bệnh phải nằm viện nên nhờ đến sự chăm sóc, giúp đỡ của bà con lối xóm, trong đó có gia đình bà Thu.
'Thương hoàn cảnh 2 cụ già yếu, không người thân chăm sóc, tôi và một vài người trong xóm thường xuyên lui tới lo cơm nước, giặt giũ, vệ sinh cho cụ Mịch', bà Thu chia sẻ.
Cuối năm 2014, anh trai cụ Mịch qua đời để lại cụ trong căn nhà quạnh quẽ. Lúc này, gia đình bà Thu tiếp tục cưu mang, chăm lo cơm nước cho cụ.
'Lúc ấy cụ Mịch cũng 75 tuổi, mất đi người anh khiến cụ buồn, người xanh xao, suy kiệt theo thời gian. Tôi hay nấu cơm mang tới cho cụ, nhiều lúc bận việc cấy gặt, không đưa đến kịp để cụ ăn. Cụ phải đi lang thang kiếm ăn, thấy mà thương', bà Thu tâm sự.
'Nhiều người bảo tôi điên'
Để tiện việc chăm sóc, đầu năm 2015, bà Thu đem chuyện đưa cụ về ở hẳn nhà mình ra nói với chồng, con.
'Lúc bàn với chồng, tôi chỉ sợ chồng không đồng ý. Nhưng cái gật đầu đồng ý vui vẻ của chồng như khiến tôi phải có trách nhiệm hơn', bà Thu nhớ lại.
Gần 5 năm trôi qua, bà Thu vẫn chăm sóc tốt cho cụ Mịch. |
'Thấy tôi đưa cụ về nhà chăm sóc, ai cũng dị nghị từ hàng xóm đến người thân thích. Nhiều người bảo tôi bị điên mới ôm cái khổ vào bản thân. Có người đồn thổi cụ Mịch giàu có, chắc vì tiền, đất đai, tôi chăm sóc để lấy gia tài của cụ. Nhưng tôi mặc kệ, vì tôi nghĩ mình đã có nợ kiếp trước với cụ, xem như kiếp này phải trả', bà Thu cười.
Hằng ngày, ông Nguyễn Công Dũng (52 tuổi, chồng bà Thu) đi làm thuê ở trang trại chăn nuôi để kiếm tiền nuôi 2 con ăn học. Còn bà Thu ở nhà quần quật với vài sào ruộng, lo chuyện nấu nướng và chăm sóc cụ Mịch.
Khâm phục tấm lòng cao thượng
Trong lúc nhìn bà Thu bón từng thìa cơm cho cụ Mịch, chúng tôi đôi lúc nghe bà gọi cụ là mẹ. Bà cười nói 'Tôi coi cụ như mẹ, bởi tuổi thơ không may mắn, mẹ mất khi lên 6 tuổi. Vì thế thấy cảnh cụ tôi thương, coi như mẹ để được vỗ về, chăm sóc...'.
Gần năm nay, cụ Mịch không còn minh mẫn, tính khí bắt đầu thay đổi. 'Nhiều lúc cụ quấy, chửi mắng, tôi vẫn thương cụ vì bệnh tuổi già. Đôi lúc tôi phải năn nỉ, nhiều khi dọa trả cụ về nhà, thế là cụ mới ngoan...', bà Thu lo lắng.
Với việc làm đầy tình người của mình, bà Lê Thị Mộng Thu là 1 trong 16 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh trao giấy khen.
Nhiều năm liền bà được Hội Liên hiệp phụ nữ huyện khen tặng danh hiệu phụ nữ xuất sắc cấp huyện.
'Lúc nào chúng tôi gọi, cậu ấy cũng có mặt. Hơn hai năm qua, chuyến xe của cậu ấy đã đưa được nhiều em bé xấu số của bệnh viện chúng tôi về quê'.
" alt=""/>Nhận cụ bà mù lòa về phụng dưỡng, người ta nói tôi bị điên