Nhận định, soi kèo Lokomotiv Tbilisi vs Gareji Sagarejo, 23h00 ngày 29/8
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Abidjan vs Al Ahly, 23h00 ngày 11/01: Tạm biệt chủ nhà
Nội thất của chiếc Beijing X7 mới hot gần đây. Ảnh: Chinamobil
Cái thú của người chơi xe Trung Quốc đó là được tận hưởng cảm giác mới lạ, trải nghiệm công nghệ mới mà phần lớn xe hơi trên thị trường chưa có ở mức giá phải chăng. Ví dụ như mẫu Beijing X7 mới hot gần đây, còn được tích hợp cả radar hỗ trợ tự động đỗ xe, tay nắm cửa có thể chìm vào thân xe như các xe hạng sang vậy.Chất lượng xe Trung Quốc cũng ở mức ổn so với số tiền bỏ ra. Tôi đã dùng chiếc Zotye Z8 của mình được 3 năm nhưng cũng chưa gặp phải vấn đề gì nghiêm trọng. Về lâu dài có thể so sánh được với xe Nhật, xe Hàn hay không thì tôi chưa dám khẳng định nhưng tuyệt nhiên không có chuyện xe đang chạy bị rơi mất bánh như mọi người vẫn trêu chọc.
Và nếu thật sự sau 5 năm mà xe Trung Quốc bị gặp trục trặc thì tôi nghĩ đó cũng là chuyện hết sức bình thường. Như các bạn đã biết, xe càng nhiều tính năng, càng nhiều cảm biến thì càng có nhiều thứ phải bảo dưỡng, phải sửa. Chẳng phải là dòng xe sang của Đức sau thời gian dài sử dụng cũng phải sửa chữa rất nhiều đó sao. Tại sao lại coi đây là nhược điểm của xe Trung Quốc.
Khó khăn lớn nhất mà những người chơi xe Trung Quốc gặp phải theo tôi đó là hệ thống phân phối chưa được rộng rãi. Những người ở tỉnh xa khi muốn sửa chữa lại phải đem xe đến các đại lý lớn ở Hà Nội, Hải Phòng.
Nhiều người ngại mua xe Trung Quốc đã qua sử dụng. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, vì nhiều người còn chưa tin tưởng chất lượng xe Trung Quốc nên việc bán lại xe cũng khá mất thời gian. Như đã nói ở trên, tôi tìm đến xe Trung Quốc vì yêu thích công nghệ nên tôi không muốn trung thành với một mẫu xe nào cả. Dù chiếc Zotye Z8 của tôi đang chạy ổn định nhưng tôi vẫn muốn bán lại để lên đời mua xe mới, nhiều tính năng hiện đại hơn. Chuyện này cũng giống như việc nhiều người nghiện đổi điện thoại Iphone mới vậy. Thế nhưng khi rao bán chiếc xe đang đi, đa số mọi người đều thắc mắc: “Xe Trung Quốc mới đi 3 năm sao đã phải bán, hay là có vấn đề gì à?” Hoặc có người chịu mua thì trả giá rất thấp, nên tôi vẫn chưa bán được xe. Chỉ có những người khá giả mới dễ dàng chịu lỗ để chạy theo xe mới.Như các bạn đã thấy, những người chơi xe Trung Quốc vừa phải chấp nhận rủi ro khi là những người đầu tiên mua một mẫu xe mới ít tên tuổi, vừa phải chịu lỗ nhiều khi bán xe nên chỉ có những người có điều kiện kinh tế mới theo được niềm đam mê này.
Độc giả Hùng Anh (quận Lê Chân, Hải Phòng)
Vợ chồng tôi cãi nhau vì kế hoạch mua ô tô Trung Quốc cũ 200 triệu đồng
Sau nhiều năm đi làm để dành được một khoản tiền nhỏ 200 triệu, tôi định mua ô tô cũ và nhắm tới một vài thương hiệu Trung Quốc vì số tiền này nếu chọn xe của Nhật, Hàn chỉ đủ mua xe nhỏ đời sâu.
" alt="Người có điều kiện mới dám chơi ô tô Trung Quốc" />- Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) ngày 3/12 cho biết đang hợp tác với Selex Motor thí điểm dự án tín chỉ carbon cho xe máy điện tại Việt Nam. Đây là dự án tín chỉ carbon đầu tiên trong lĩnh vực xe điện tại Việt Nam, đã hoàn tất quy trình thẩm định và đăng ký quốc tế theo Tiêu chuẩn Vàng (Gold Standard).
Tín chỉ carbon (carbon credit) là một loại giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, có giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.
- Mới đây, đêm Gala chung kết Tình Bolero 2020 đã diễn ra tại TP.HCM với sự tranh tài giữa diễn viên Trung Dũng và Quách Ngọc Ngoan. Trải qua ba vòng thi đấu, Quách Ngọc Ngoan đã đoạt giải quán quân với tổng số điểm là 89 điểm, hơn 1 điểm so với á quân Trung Dũng.
Sau đêm thi, khác với Quách Ngọc Ngoan, Trung Dũng dường như không chia sẻ trước truyền thông cảm xúc hay bình luận gì về cuộc thi. Nhiều khán giả cho rằng có lẽ nam diễn viên không phục trước kết quả vì trước đó Trung Dũng được dự đoán sẽ giành chiến thắng. Tuy nhiên chia sẻ với VietNamNet, Trung Dũng phủ nhận và cho rằng việc tham gia cuộc thi đã là một niềm vui, với anh kết quả như thế nào không quan trọng.
Trung Dũng trở thành á quân 'Tình Bolero 2020' dù chỉ thua Quách Ngọc Ngoan đúng 1 điểm. Trung Dũng chia sẻ: "Ngay từ đầu tham gia cuộc thi, tôi xác định đây là một gameshow để bản thân học hỏi và học cách làm ca sĩ chuyên nghiệp. Điều đó có nghĩa là kết quả có ra sao, quán quân hay á quân đối với tôi không hề quan trọng. Quan trọng nhất là đêm chung kết, tôi đã cháy và cố gắng hết mình. Những điều đó được khán giả đón nhận chính là niềm vui đối với tôi.
Nói thật lòng khi đi thi ai mà không muốn mình có ngôi vị cao nhất nhưng trên khấu, cảm nhận được sự cổ vũ của khán giả tôi mới nhận ra được cái mình cần và trân trọng nhất. Tôi muốn nói lời cảm ơn khán giả đã luôn ủng hộ hết mình và hy vọng sẽ ủng hộ tôi về sau".
Trung Dũng khiến nhiều người bất ngờ về giọng hát ngọt ngào. Nói về Quách Ngọc Ngoan, Trung Dũng thừa nhận đây là một đối thủ đáng gờm trong cuộc thi và kết quả này là hoàn toàn xứng đáng. "Tôi và Quách Ngọc Ngoan đã biết nhau hơn 10 năm. Cậu ấy có giọng hát mạnh và nội lực, đứng chung với Ngoan trên sân khấu đêm chung kết Tình Bolero 2020 là điều vô cùng tuyệt vời. Tuyệt vời hơn khi hai anh em đã tập luyện và cho ra bản mashup mở màn rất thành công và được khán giả yêu thích. Với tôi, Quách Ngọc Ngoan hoàn toàn xứng đáng với ngôi vị quán quân!
Đêm chung kết nhiều khán giả nói tôi hát bị đuối hơn những đêm trước, có thể là do một phần áp lực. Hơn nữa, đối thủ lại hát hay, đẹp trai và chuyên nghiệp (cười). Trong đêm chung kết, tôi đã được hát những bài hát mình yêu thích và được cháy hết mình, coi như là không còn gì để mất đêm đó", anh nói thêm.
Trung Dũng và Quách Ngọc Ngoan trong đêm chung kết. Trong suốt cuộc thi, có thể thấy mối quan hệ của Trung Dũng và giám khảo Phi Nhung khá thân thiết. Thậm chí nam diễn viên còn dành những cử chỉ ngọt ngào mỗi khi được Phi Nhung dành lời khen. Cả hai cũng thường xuyên trao đổi, đùa giỡn nhau trên mạng xã hội.
Nói về mối quan hệ đặc biệt này, Trung Dũng cho hay: "Tôi và Phi Nhung cũng biết nhau lâu rồi, hình như là hơn 10 năm. Hai anh em trước đây cũng có làm việc chung cùng nhau. Khi tham gia vào Tình Bolero 2020, tôi muốn được nghe những lời góp ý chân thành nhất từ Phi Nhung. Cô ấy cũng là người đang giúp đỡ, định hướng dòng nhạc phù hợp cho tôi trên con đường âm nhạc sắp tới".
Trung Dũng sẽ chuyển hướng sang con đường ca hát chuyên nghiệp. Trong bài phỏng vấn gần đây trên VietNamNet, Trung Dũng cũng tiết lộ thời gian tới anh sẽ chuyển hướng sang con đường ca hát chuyên nghiệp. Trung Dũng cũng tiết lộ sẽ ra mắt những MV ca nhạc đơn giản hát những ca khúc anh đã từng dự thi trong Tình Bolero 2020. Hỏi vui Trung Dũng có muốn tham gia một cuộc thi âm nhạc nào nữa để 'phục thù' không?, anh dí dỏm: "Chắc chắn là không vì tôi già rồi, hát làm sao lại được mấy bạn trẻ''.
Video phần thi của Trung Dũng trong đêm chung kết:
Tùng Nguyễn
Trung Dũng: Chuyện tôi có con là ngoài ý muốn!
Ở tuổi 47, Trung Dũng vẫn hết mình cho phim ảnh nhưng không phải vì tiền. Với anh ở tuổi này, được sống vui vẻ, làm những điều bản thân thích và được yêu hết mình mới là điều quý giá.
" alt="Trung Dũng lần đầu lên tiếng sau khi thua Quách Ngọc Ngoan ở chung kết 'Tình Bolero'" /> Lương Thùy Linh chinh phục 10 câu hỏi dễ dàng. Ngay câu hỏi thứ 8 đầu chương trình, Lương Thùy Linh đã phải nhờ đến quyền trợ giúp 50/50 vì "hơi khó" với cô dù ban đầu đã có nhận định đúng. Câu tiếp theo Hoa hậu tiếp tục dùng đến trợ giúp gọi điện thoại cho người thân và dễ dàng giành 14 triệu đồng.
Ở câu hỏi thứ 10, Lương Thùy Linh đưa ra đáp án chính xác mà không dùng đến 2 quyền trợ giúp còn lại, mang về 22 triệu đồng. Sang câu hỏi thứ 11, Hoa hậu kết nối với hai nhà thông thái của Ai là triệu phú và dễ dàng giành được tấm séc trị giá 30 triệu đồng nhờ đưa ra đáp án chính xác.
Tuy nhiên cô đã không chọn đúng món sắn luộc ở câu hỏi thứ 11. Lương Thùy Linh bước vào câu hỏi trị giá 40 triệu với nội dung: Món ẩm thực dân dã nào không nằm trong cuốn sách 'Miếng ngon Hà Nội' của nhà văn Vũ Bằng? Hoa hậu chia sẻ: "Cái này hơi khó vì Linh cũng chưa có thời gian đi hết Hà Nội hay đọc những cuốn sách về những món ăn về Hà Nội".
Sau đó Lương Thùy Linh loại bỏ đáp án "sắn luộc" (đáp án đúng) từ đầu và cho rằng đó không phải món ăn Hà Nội. Người đẹp quyết định sử dụng quyền trợ giúp cuối cùng là hỏi ý kiến bạn đồng hành và đưa ra đáp án "ngô rang". Kết quả, Lương Thùy Linh ra về với tấm séc 22 triệu đồng.
Lương Thùy Linh mất tấm séc 30 triệu đồng vì chọn sai món ăn. Mỹ Anh
Lương Thuỳ Linh đối đáp hài hước với MC Ai là triệu phú
Trên ghế nóng Ai là triệu phú, Hoa hậu Lương Thùy Linh nói với MC Phan Đăng: "Ngồi đây cũng khá là mát vì chúng ta đang ngồi trong phòng điều hòa mà".
" alt="Hoa hậu mất tấm séc 30 triệu ở Ai là triệu phú vì món sắn luộc" />Nhiều gara phải làm việc đến đêm để phục vụ khách. (Ảnh: Hoàng Hiệp) “Gần chục thợ máy, điện, sơn của chúng tôi làm việc hết công suất từ sáng đến tận 7-8 giờ tối vẫn chưa hết việc. Khách chủ yếu đem xe đến để kiểm tra, bảo dưỡng những hạng mục thiết yếu như: dầu máy, nước làm mát, điện, lốp, phanh,… Đặc biệt là anh em thợ sơn, đánh bóng có ngày phải làm đến 12 giờ đêm để kịp xong cho khách còn về quê”- anh Sơn chia sẻ.
Còn gara của anh Lê Hồng Đại tại thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã phải dừng nhận bảo dưỡng và sửa chữa lớn ngay từ 20 Tết vì lượng xe đang “tồn” đã quá đông. Mấy ngày hôm nay, anh Đại chỉ nhận những xe sửa chữa nhỏ, thời gian nhanh hoặc trường hợp khẩn cấp không sửa không được.
“Năm nay chúng tôi có lịch nghỉ sớm và chỉ làm đến hết 26 Tết. Dù đã thông báo đến đông đảo khách hàng rồi nhưng nhiều người “phút chót” mới mang xe qua khiến xe dồn lại khá nhiều”,anh Đại chia sẻ với VietNamNet.
Nhiều chủ xe có nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa cho hay, đến vào thời điểm này mà chưa đặt chỗ trước thì chắc chắn sẽ nhận được những cái “lắc đầu” của nhiều gara, hoặc có nhận sữa chữa thì cũng phải xếp hàng dài. Nhưng trong trường hợp quá cấp thiết thì vẫn phải chờ để sửa cho được việc.
Nhiều gara, cơ sở chăm sóc xe đứng trước mối lo thiếu hụt lao động trong những ngày cận Tết. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Giá chăm sóc xe tăng cao, khách vẫn sẵn sàng “xuống tiền”
Nhiều chủ phương tiện cho hay, giá dịch vụ những ngày cận Tết luôn bị đẩy lên cao, nhất là ở các trung tâm chăm sóc, làm đẹp xe với các hạng mục liên quan đến sơn, đánh bóng, nâng cấp và dọn dẹp nội thất,...
Anh Nguyễn Việt Thắng (trú tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội) vừa mang "vợ hai" Honda CR-V đi sơn dặm lại vài chỗ bị xước nhẹ, đồng thời đánh bóng toàn bộ chiếc xe tại một cơ sở gần nhà.
Ngày thường, công việc này chỉ mất hơn 1 ngày với khoảng 3 triệu đồng, nhưng do đã là ngày 23 Tết nên gara báo phải mất 3 ngày với chi phí là 4 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Thắng vẫn gật đầu bởi không muốn chiếc xe của mình bị xước ngang xước dọc để đi dịp năm mới.
Dịch vụ chăm sóc xe như sơn, đánh bóng, dọn dẹp nội thất,... được nhiều người sử dụng trong dịp cận tết. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Còn tại một cơ sở chăm sóc xe tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), từ sau ngày 23 Tết, giá dịch vụ như rửa xe hút bụi, dọn nội thất, khử mùi,... đang bắt đầu đắt khách và giá cũng bắt đầu tăng cao hơn so với ngày thường.
Theo lý giải của anh Giáp Ngọc Quý - chủ cơ sở thì do đội ngũ thợ chủ yếu là lao động ở các tỉnh xa, muốn về quê ăn Tết từ rất sớm, nhất là trong bối cảnh năm nay dịch bệnh còn khá phức tạp tại nhiều địa phương.
Vì vậy, để ổn định tâm lý cho đội ngũ thợ, anh phải tăng lương gấp rưỡi trong 1 tuần cận Tết để "giữ chân" người lao động. Chính điều này là nguyên nhân khiến giá dịch vụ tăng thêm từ 20 - 50% so với ngày thường.
"Dù muốn hay không thì hầu hết các gara đều buộc phải tăng giá trong dịp cận Tết này để bù lại chi phí nhân công cũng như tiền thuê mặt bằng cho những ngày đóng cửa sau Tết. Chúng tôi cũng có trao đổi với các chủ xe trước khi làm dịch vụ và hầu hết đều chấp nhận", anh Quý chia sẻ với VietNamNet.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dịch vụ thuê xe tự lái dịp Tết: Nguồn cung còn nhiều, khách mặc cả mạnh
Hằng năm, đến khoảng 15 tháng Chạp mà không đặt trước, khách gần như không thể thuê được xe tự lái để đi Tết. Tuy nhiên năm nay, dù đã rất cận Tết nhưng không quá khó để thuê được một chiếc xe với giá hợp lý.
" alt="Gara ô tô sáng đèn đến nửa đêm phục vụ ngày cận Tết" />Theo nghiên cứu tại các thành phố, trung bình chủ nhà ở Anh có thể kiếm được 330 bảng Anh (10,6 triệu đồng) mỗi tháng nhờ cho thuê chỗ đậu xe. Và trong một số trường hợp hiếm hoi, con số này có thể lên tới vài nghìn bảng mỗi tháng chỉ bằng cách cho thuê lại chỗ đỗ xe trên lối đi riêng của gia đình.
Nghiên cứu cũng cho thấy, Brighton là thành phố "sinh lợi" cao nhất nhờ dịch vụ này. Người dân sống tại thành phố ven biển có thể kiếm được trung bình 636 bảng Anh (20,5 triệu đồng) một tháng bằng cách cho thuê lối đi riêng hoặc chỗ đậu xe không sử dụng. Chỗ đỗ xe đắt nhất được niêm yết ở thành phố này là 5.000 bảng (161 triệu) mỗi tháng.
London cũng đứng đầu danh sách với mức thu nhập trung bình hàng tháng từ việc cho thuê chỗ đậu xe ở đây là 480 bảng Anh (gần 15,5 triệu đồng). Chỗ đỗ xe đắt nhất được niêm yết ở Thủ đô nước Anh có giá lên tới 1.057 bảng một tháng (hơn 34 triệu đồng).
Glasgow và Edinburgh của Scotland cũng là nơi người dân có khoản thu trung bình là hơn 400 bảng Anh mỗi tháng (hơn 13 triệu đồng) khi cho thuê chỗ đậu xe không sử dụng.
Mark Newman ở thành phố Sheffield là một trong số chủ nhà đã biến chỗ đậu xe của mình thành nơi kiếm ra thu nhập, phần lớn là nhờ những người hâm mộ bóng đá đến sân vận động gần đó để xem trận đấu vào cuối tuần.
“Lần đầu tiên tôi bắt đầu cho thuê chỗ đậu xe là khi một người đàn ông gõ cửa nhà tôi để hỏi về việc này khi muốn để nhờ xe và vào sân vận động xem trận đấu của Sheffield Wednesday, đồng thời sẵn sàng chi tiền cho việc này. Lúc đó, tôi phát hiện ra mình có một vị trí tuyệt đẹp để kiếm tiền", ông Mark cho biết.
“Tôi đồng ý cho ông ấy đậu xe ở lối ra vào nhà với giá 10 bảng Anh (332 nghìn đồng). Những trận đấu sau đó, người này tiếp tục đỗ vào cửa và tự bỏ một phong bì màu trắng vào trong nhà, trong đó có tờ 10 bảng cùng với lời cảm ơn", ông Mark tiếp tục kể.
Theo người đàn ông này, những vị "khách quen" đã đến và đậu xe để xem các trận bóng đá vào cuối tuần nhiều năm nay và mỗi lần như vậy, họ đều để lại 10 bảng cho khoảng 3 giờ đậu xe.
"Việc kiếm vài trăm bảng một tháng chỉ nhờ vào vị trí ngôi nhà gần sân bóng có lẽ là rất thú vị. Và quan trọng hơn là tôi hầu như chẳng phải làm gì", vị chủ nhà chia sẻ.
Theo The Sun
Mời bạn đọc chia sẻ bài viết, video cộng tác tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cụ ông đỗ xe ở bệnh viện theo hướng dẫn, khi về nhà bất ngờ nhận vé phạt vô lýANH - Một người đàn ông 73 tuổi đỗ xe ở bệnh viện để thăm người ốm và thanh toán 6 bảng cho ứng dụng thu tiền tự động. Nhưng không lâu sau, ông bất ngờ nhận được phiếu phạt tới 160 bảng vì không trả tiền theo quy định." alt="Chủ nhà kiếm tiền 'nhẹ tênh' nhờ cho thuê chỗ đậu xe xem bóng đá cuối tuần" />
- ·Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Getafe, 20h00 ngày 12/1: Nguy hiểm cận kề
- ·Game show Việt ngày càng bêu xấu hình ảnh nghệ sĩ Việt như thế nào?
- ·Đấu giá xe cổ của NSND Út Trà Ôn giúp đồng bào miền Trung
- ·Ô tô dừng quá 5 phút sẽ bị phạt: Cánh tài xế nói gì?
- ·Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Bayern Munich, 0h30 ngày 12/1: Cú vấp đầu tiên
- ·Gõ cửa thăm nhà tập 106: 9X đi tìm mặt bằng kinh doanh, gặp bạn trai như ý
- ·Món ngon: Xốt xoài kiểu Mexico dễ làm, lạ vị
- ·Kỳ vọng 2022: Việt Nam bùng nổ ô tô điện
- ·Nhận định, soi kèo Besiktas vs Bodrum, 23h00 ngày 11/01: Khẳng định đẳng cấp
- ·Tìm hiểu di sản mỹ thuật Nam bộ qua sách ảnh
Người giúp việc đau lòng khi biết bí mật của gia đình ông chủ. Ảnh minh họa: PX Mỗi lần gọi điện hỏi thăm, tôi thấy mẹ khá vui vẻ và hạnh phúc. Thỉnh thoảng, tôi trêu mẹ đã phải lòng ông chủ. Mẹ nghe vậy liền cười e thẹn.
Bố mất lúc tôi 10 tuổi, mẹ ở vậy nuôi chúng tôi lớn khôn. Từ lâu, tôi thúc giục mẹ tìm người bầu bạn nhưng bà chẳng ưng ai. Lần này, có vẻ như sau thời gian dài tiếp xúc, chăm sóc ông chủ, mẹ tôi đã nảy sinh tình cảm.
Hơn 3 tháng trước, mẹ gọi điện về, tâm sự với tôi rất lâu. Mẹ kể, ông chủ bày tỏ tình cảm và muốn tái hôn với bà. Con gái lớn của ông cũng tác hợp, mong hai người sớm làm bữa cơm ra mắt.
Tôi thấy an tâm nên giục mẹ đồng ý. Được con gái động viên, mẹ tôi chấp nhận chắp nối với ông chủ. Sau đó, con gái lớn của ông chủ gọi điện cho tôi. Chúng tôi trò chuyện vui vẻ và lên kế hoạch tổ chức buổi lễ nho nhỏ cho bố mẹ.
Cuối tuần vừa rồi, nửa đêm, mẹ tôi xuống bếp uống nước. Sợ mở đèn làm ông chủ tỉnh giấc, mẹ tôi mò mẫm đi trong bóng tối. Bà thấy phòng con gái lớn của ông chủ vẫn sáng đèn và có tiếng tranh cãi. Bà rón rén đến gần nghe trộm.
“Em không đồng ý bố tái hôn với cô H. Tại sao đến giờ chị mới nói với em? Nhà mình có điều kiện, sao lại để bố qua lại với người giúp việc. Gia đình chồng sắp cưới biết chuyện thì em nhục không thể tả”, con gái nhỏ của ông chủ gay gắt.
Nghe đến đó, mẹ tôi tủi thân, định quay về phòng thì tiếng cô con gái lớn vọng ra: “Em dại lắm. Sau này, chị em mình đều theo chồng thì ai chăm bố. Thuê người giúp việc mãi cũng không phải cách.
Bây giờ, mình tìm đâu ra người chăm chỉ, chu đáo như cô H. Nói là tái hôn nhưng họ không đăng ký kết hôn. Họ cứ ở vậy, chị em ta không phải trả lương lại yên tâm”.
Nghe đến đấy, mẹ tôi choáng váng. Bà tựa lưng vào tường, cố gắng hít thở sâu. Bình tĩnh trở lại, bà lặng lẽ về phòng. Mẹ tôi ấm ức, xót xa nhưng chẳng thể nói ra. Bà từ chối tái hôn, rồi quyết định nghỉ việc.
Tôi tức điên khi nghe xong câu chuyện của mẹ. Tôi muốn gọi điện, mắng cho họ một trận tơi bời. Tuy nhiên, mẹ tôi không đồng ý. Bà bảo đau đớn như thế đã đủ lắm rồi. Bà không muốn liên quan đến gia đình đó nữa.
Độc giả giấu tên
Thấy anh rể cũ chuẩn bị tái hôn, cô gái ghen tuông, hành xử khó hiểu
Vợ mất 3 năm, tôi không quen người phụ nữ khác, tập trung lo cho con cái. Gần đây, tôi dự định tái hôn với bạn học cũ thì em gái của vợ nhắn tin trách cứ, ghen tuông." alt="Ông chủ muốn tái hôn với người giúp việc, ngỡ cổ tích hóa ra bi kịch" />Những chiếc xe Loncin, Lifan có ngoại hình giống y hệt mẫu Dream II của Honda. Khi mới ra, những chiếc Dream “Tàu" mới kính coong, đẹp long lanh chỉ có giá khoảng hơn 10 triệu đồng, mức giá không tưởng ở thời điểm đó. Thậm chí có những lúc, một chiếc Loncin “nhái” Dream chỉ có giá 5-6 triệu đồng.
Gần nhà tôi lác đác có những gia đình sắm Dream “Tàu”, rồi Wave “Tàu”, tiếng pô giòn tan rền vang khắp đường làng. Câu chuyện về những chiếc xe máy “tàu” luôn thường trực trên bàn trà mỗi tối của bố và các bác, các chú. Việc nhà nào mua xe gì, ở đâu, bao nhiêu tiền, biển số thế nào,… đều được các cụ cập nhật liên tục.
Thế rồi, một “bước ngoặt” trong gia đình đó là khi bố tôi quyết định bán mấy lứa lợn, mẻ gỗ và dồn hết số tiền tích cóp để mua một chiếc Dream “Tàu” với giá 10 triệu. Ngày đầu tiên bố mang xe về, tôi đã không ngủ được cả đêm chỉ để… ngắm. Đó là tài sản lớn nhất với gia đình tôi lúc đó.
Chiếc xe cũng giúp bố mẹ tôi đỡ vất vả hơn mỗi khi chở đồ nông sản, hoa quả đi bán. Còn với một chàng trai 16-17 tuổi, việc gia đình có một chiếc xe máy không chỉ là niềm vui mà còn pha chút hãnh diện. Lúc rảnh, tôi dắt xe ra sân lau lau chùi chùi rồi lại dắt vào nhà.
Sau này, khi tốt nghiệp đại học, tôi đã được bố đồng ý cho mang chiếc xe ra Hà Nội để tiện đi lại, xin việc. Sau đó, những kỷ niệm đẹp về công việc, tình yêu của tuổi thanh xuân cũng “nở hoa” với tôi cùng chiếc Dream “Tàu” này.
Công bằng mà nói, thời điểm những năm 2000, nếu không có sự xuất hiện trên thị trường của những chiếc Loncin hay Lifan, có lẽ phải rất nhiều năm sau đó gia đình tôi mới có cơ hội sở hữu xe máy.
Trên thực tế, sự phát triển của xe máy giá siêu rẻ thời điểm đó đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, giúp người dân tiếp xúc với nền văn hóa cơ giới, thoát khỏi những chiếc xe đạp và bắt đầu mơ đến những chiếc xe đắt tiền hơn.
Tất nhiên, những chiếc xe máy siêu rẻ tuy kiểu đáng đẹp nhưng vận hành ọp ẹp, đi một thời gian là phát sinh muôn vàn vấn đề lỗi. Chất lượng vận hành không thể so với xe Dream Thái, xe Nhật.
Honda đã ra dòng xe giá rẻ Wave Alpha vào năm 2002 như một cách “phản pháo” lại các dòng xe Trung Quốc nhái Nhưng làn sóng xe máy siêu rẻ từ Trung Quốc đã để lại một dấu ấn cạnh tranh mạnh mẽ làm thay đổi cục diện thị trường xe máy tại Việt Nam.
Xe Trung Quốc giá rẻ chiếm thị phần đã khiến những ông lớn thời điểm đó như Honda hay Suzuki phải thay đổi chiến lược. Honda đã ra Wave Alpha “lốc đen” với giá chỉ 11-12 triệu đồng, sau đó là Dream Việt với giá 15-16 triệu. Còn Suzuki đã giảm dần giá bán của những Viva hay Best để phù hợp hơn với đa số người Việt.
Và trong bối cảnh tất cả các hãng xe máy đều phải thay đổi, giảm giá để cùng tồn tại thì rõ ràng, người tiêu dùng là những người được hưởng lợi nhất. Tôi đang nghĩ, liệu làn sóng ô tô Trung Quốc giá rẻ mà ngập trang trang bị an toàn, liệu có phải là sức ép khiến giá xe tại Việt Nam sẽ hạ giá như vậy không?
Độc giả Nguyễn Hoàng Long
Bạn có trải nghiệm như thế nào về chiếc xe lần đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ với chúng tôi bằng bài viết, ảnh, video về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Vợ chồng tôi cãi nhau vì kế hoạch mua ô tô Trung Quốc cũ 200 triệu đồng
Sau nhiều năm đi làm để dành được một khoản tiền nhỏ 200 triệu, tôi định mua ô tô cũ và nhắm tới một vài thương hiệu Trung Quốc vì số tiền này nếu chọn xe của Nhật, Hàn chỉ đủ mua xe nhỏ đời sâu.
" alt="Xe máy Trung Quốc giá 5" />Ảnh cưới của Sonya Heath và Al Trong buổi hẹn đầu tiên, Sonya không gần ngại hỏi luôn đối phương về suy nghĩ, quan điểm của anh về việc xây dựng gia đình tương lai. Cô cảm thấy 2 người rất hợp nhau và muốn chắc chắn rằng anh chính xác là chàng trai thuộc về cô.
May mắn cho Al, anh đã vượt qua "cuộc phỏng vấn" một cách xuất sắc. Sonya trở về nhà và nói với gia đình rằng cô sẽ kết hôn với anh.
"Tôi nhớ mình nghĩ rằng anh chàng đó rất đẹp trai. Anh ấy là thứ gì đó khác biệt. Khi chúng tôi nói chuyện, tôi thấy anh là người ngọt ngào nhất. Trong buổi hẹn hò, tôi đã phỏng vấn anh. Tôi muốn chắc chắn rằng chúng tôi có sự liên kết. Tôi không muốn ở bên một tay chơi. Tôi về nhà và nói với mẹ rằng con nghĩ anh là một chàng trai mà con có thể kết hôn", Sonya cho biết.
Và 3 tháng sau, Al cầu hôn Sonya vào đêm Giáng sinh. Tất nhiên, cô nhận lời và cặp đôi kết hôn vài tháng sau đó. Kể từ đó đến nay, 30 năm đã trôi qua, họ có với nhau 3 người con và mối quan hệ vẫn nồng nàn như ngày đầu.
Bí quyết giữ lửa tình yêu
Sau khi lập gia đình, cặp đôi vẫn muốn dành thời gian cho nhau và đảm bảo rằng điều đó vẫn là ưu tiên hàng đầu. Khi được hỏi, cặp đôi cho rằng việc ưu tiên mối quan hệ của 2 vợ chồng lên trên cả con cái là bí quyết giữ lửa tình yêu.
Ngoài những lần đi nghỉ cùng cả gia đình, 2 vợ chồng luôn dành thời gian cho nhau. Mỗi năm họ đi du lịch một lần mà không có con cái. Họ vẫn giữ thói quen hẹn hò buổi tối như thời còn yêu. Sonya nói rằng thời gian trôi qua và cô yêu chồng ngày càng nhiều hơn.
"Ngay cả khi con gái chúng tôi còn nhỏ. Khi Al về nhà, việc đầu tiên anh ấy làm là gặp tôi. Chúng tôi sẽ đi nghỉ cùng gia đình và có cả những chuyến du lịch chỉ có 2 vợ chồng. Bạn yêu những đứa con, nhưng cuộc hôn nhân là thứ mà chúng tôi muốn duy trì.
Chúng tôi đang chuẩn bị kỷ niệm 30 năm. Tôi yêu anh nhiều hơn. Chúng tôi cùng quan điểm và quyết định đặt hôn nhân lên trước con cái", cô chia sẻ.
Kể từ khi các con khôn lớn, họ đều sống riêng. Từ năm 2019, cặp đôi đã phải quen với căn nhà không có bóng dáng con trẻ. Họ dành thời gian đi du lịch cùng nhau nhiều hơn, thực hiện nhiều cuộc phiêu lưu nhiều hơn, theo Metro.
"Tôi không thể tưởng tượng cuộc sống mà không có anh. Thật là một điều may mắn với tôi. Anh là không gian an toàn của tôi. Chúng ta đã làm được rất nhiều điều trong cuộc sống cùng nhau. Cùng nhau cười đùa và thật vui khi được đùa giỡn với nhau", Sonya nói.
Con vào kỳ nghỉ, vợ chồng người Việt đưa cả nhà lên rừng, xuống biển ở Úc
Con trai lớp 3 và con gái lớp 7 vừa vào kỳ nghỉ, anh Nguyễn Hòa - người đang làm việc tại sở cảnh sát ở Úc - đưa cả gia đình đi cắm trại tại khu rừng cách nhà 173km, trong 5 ngày." alt="Cặp đôi đính hôn sau 3 tháng hẹn hò và cuộc hôn nhân bền chặt sau 30 năm" />PhimHương vị tình thân do Trịnh Khánh Hà Việt hóa. Biên kịch Trịnh Khánh Hà sinh năm 1983, từng học khoa Văn ĐH KHXH&NV. Các phim Khánh Hà tham gia viết kịch bản và biên tập gồm: Hương vị tình thân, Mùa hoa tìm lại, Yêu hơn cả bầu trời, Về nhà đi con, Quỳnh búp bê, Chạy trốn thanh xuân, Tình khúc bạch dương, Mùa xuân ở lại, Matxcova mùa thay lá, Mưa bóng mây, Ngược chiều nước mắt, Zippo, mù tạt và em... Cô cũng là người Việt hóa kịch bản phim 'Hương vị tình thân' từ bản gốc của Hàn Quốc là 'My only one' (2018).... Trịnh Khánh Hà viết riêng cho VietNamNet chia sẻ cái nhìn của người trong cuộc.Phim remake là những bộ phim được làm lại dựa trên tác phẩm ra đời trước đó. Hiện nay, remake không còn xa lạ, thậm chí đã trở thành xu hướng trên toàn thế giới.
Điều này cho thấy remake phim có những ưu việt riêng của nó. Lựa chọn remake lại một tác phẩm đã có, nhà đầu tư, nhà sản xuất thường tính toán dựa trên mức độ thu hút khán giả của tác phẩm gốc, bao gồm khán giả và truyền thông.
Như vậy bộ phim chưa ra đời lập tức đã được quan tâm, hứa hẹn có một lượng người xem đáng kể.
Đối với những thành phần tham gia làm nên tác phẩm, nhất là biên kịch, việc dựa trên một cốt truyện và hệ thống nhân vật có sẵn thông thường sẽ giúp nhà làm phim bỏ qua được giai đoạn ban đầu là tìm đường. Họ bắt tay vào luôn quá trình sáng tác, thậm chí đã có một hệ thống nhân vật và những sự kiện lớn có sẵn, tùy thuộc vào mức độ “tái tạo” của ekip làm phim.
Có những bộ phim gần như lấy lại toàn bộ tác phẩm gốc. Song ở không ít bộ phim, những người sáng tác chỉ lấy bản gốc như cảm hứng ban đầu.
Mặt khác, remake lại phim cũng gặp không ít khó khăn. Gián tiếp, đó là sự quan tâm và kỳ vọng của khán giả đối với tác phẩm ban đầu dẫn đến sự đánh giá có phần khắt khe đối với tác phẩm ra đời sau nó.
Đa phần khán giả có sự tiếp xúc với tác phẩm gốc sẽ bị ấn định bởi câu chuyện và hình dung về nhân vật nên khi tiếp nhận tác phẩm mới đều lấy tác phẩm gốc làm thước đo xem có giống hay không, có hay bằng hay không. Điều này vô hình tạo áp lực với những người đi sau, quá bám sát tác phẩm gốc thì nội dung câu chuyện không còn gì mới mẻ, phóng tác quá nhiều thì bị đánh giá xa rời tác phẩm gốc.
Một bộ phim remake thành công, thì đó là do tác phẩm gốc hay, nhưng bộ phim remake chưa thành công, đó là phá nát nguyên tác.
Trên thực tế, tôi đã gặp trường hợp nhiều khán giả không hề xem bản gốc nhưng mang sẵn định kiến với tác phẩm mới, “bịa” ra rất nhiều phiên bản gốc khác nhau để so sánh với bản phim remake. Tất nhiên đây chỉ là một bộ phận nhỏ, chúng tôi vẫn nhận được sự quan tâm ủng hộ và đồng hành của phần lớn khán giả nên remake đến hiện tại vẫn được chuộng.
Remake không hề dễ dàng. Mỗi bộ phim ra đời đều mang đậm dấu ấn bản địa của đất nước nơi nó sinh ra. Người làm phim phải mất quá trình tìm hiểu đời sống văn hóa, xã hội, con người trong bộ phim gốc, từ đó mới có sự “dịch chuyển” phù hợp qua tác phẩm mới. Làm lại một bộ phim của nước ngoài nhưng điều tối kỵ nhất với người làm phim Việt Nam là xem phim không thấy hồn Việt ở đó.
Đối với sự chuyển ngang cùng bối cảnh thời đại, chuyện này đã khó, có những bộ phim được remake lại sau hàng chục năm, vài chục năm, bối cảnh xã hội, con người đều đã khác còn khó hơn. Về cơ bản, dòng phim tâm lý xã hội, gia đình, tình yêu được đánh giá là dễ remake hơn nhưng chúng ta cũng thấy, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của người phương Tây khác, Hàn Quốc khác, Nhật khác… Quan niệm đó sẽ ảnh hưởng đến từng chi tiết hành động, đến lựa chọn của từng nhân vật trong phim. Để hợp lý hóa được tình huống đó đã là khó khăn không nhỏ.
Đó là chưa kể đến những bộ phim có đề tài liên quan đến ngành nghề, những bộ phim có yếu tố chính trị, pháp luật, hầu như các tình huống trong phim phải “sáng tác” lại toàn bộ, cái giữ được chủ yếu là các mốc sự kiện và hồ sơ nhân vật.
Một khó khăn khác nữa của công tác remake ở Việt Nam, đó là việc sản xuất. Như chúng ta đã biết, để bộ phim được chọn remake lại, phần lớn đều là những tác phẩm có tiếng vang. Và đến nay, những phim Việt hóa đều được mua lại từ những đất nước có nền truyền hình, công nghệ làm phim tiên tiến, hiện đại hơn chúng ta nhiều.
Những thứ họ có từ tài chính, điều kiện sản xuất đa phần đều cao hơn chúng ta, đội ngũ diễn viên chuyên nghiệp cũng đông đảo hơn chúng ta. Làm lại bộ phim trong bối cảnh điều kiện sản xuất của bản gốc cái gì cũng hơn chúng ta, để hay hơn bản gốc, hoặc ít nhất là thu hút hơn bản gốc chắc chắn áp lực, thử thách đối với người làm phim là hoàn toàn không nhỏ.
Rất nhiều ý kiến cho rằng, việc remake phim là dấu hiệu cho thấy sự cạn kiệt về mặt ý tưởng. Nếu phủ định điều này thì câu hỏi đặt ra là vậy tại sao chúng ta không sáng tác tác phẩm mới mà lại làm lại tác phẩm của người khác. Từ góc độ của người làm nghề, tôi cho rằng, bản thân thường không quá hứng thú với remake kịch bản.
Ý tưởng remake thường đến từ nhà đầu tư, nhà sản xuất và chúng tôi ban đầu thực hiện công việc này xuất phát từ yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy nhiên không thể nói rằng, trong quá trình sáng tác lại đó, chúng tôi không tìm được sự hứng thú. Việc tìm ra chìa khóa để đưa một tác phẩm nước ngoài thành một bộ phim mang đậm hơi thở Việt Nam, biến câu chuyện xa lạ thành câu chuyện của mình cũng là quá trình kích thích và đầy thử thách về mặt nghề nghiệp.
Biên kịch Khánh Hà
Bài tiếp theo: Phim Việt hóa: Đừng đổ tại vì tiền ít nên kịch bản không hay
Phim truyền hình Việt hóa: Từ bom tấn đến bom xịtTừ 'Người phán xử' (2017) đến 'Hành trình công lý' (2022) có thể coi là một bước lùi của phim Việt hóa." alt="Người trong cuộc nói về cái khó của phim Việt hóa" />
- ·Soi kèo góc Venezia vs Inter Milan, 21h00 ngày 12/1
- ·Lần đầu tới nhà bạn gái, vô tình thấy một thứ trong ngăn kéo, tôi phát hoảng
- ·Tiện ích vượt trội của máy giặt sấy bơm nhiệt so với máy giặt, sấy độc lập
- ·Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh tham gia đêm nhạc gây quỹ đặc biệt
- ·Nhận định, soi kèo APOEL vs PAC Omonia, 22h59 ngày 12/1: Mất phương hướng
- ·TS Lê Thẩm Dương ra mắt cuốn sách với tiêu đề sẽ gây tranh cãi
- ·Xử phạt hành chính Nhà xuất bản Thông tấn
- ·Trị liệu tinh thần với sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh
- ·Nhận định, soi kèo Persis Solo vs PSM Makassar, 19h00 ngày 13/1: Nỗi đau kéo dài
- ·Choáng với chung cư dân đông như một thị trấn, vốn là khách sạn 6 sao