Bác sĩ Đặng Thanh Duy, khoa Nội tiêu hóa, cho biết dị vật đường tiêu hóa là một trong những cấp cứu phổ biến. Một số dị vật có thể được cơ thể tự đào thải ra ngoài, tuy nhiên một số rất nguy hiểm và đòi hỏi phải được xử lý ngay. Đó là bởi dị vật có thể gây biến chứng nặng nề như tắc ruột, chảy máu, tạo ổ áp-xe, thủng đường tiêu hóa, hoặc đâm vào và làm tổn thương những động mạch có kích thước lớn xung quanh thực quản…
Bác sĩ khuyến cáo các gia đình cần tránh để trẻ tiếp xúc, chơi với các đồ vật nhỏ, sắc nhọn, pin, cúc, bi hay những đồ chơi nhỏ khác, đồng xu, đinh, ốc vít... Ngoài ra, cần phải đảm bảo loại bỏ hết xương khi cho trẻ ăn. Nếu phát hiện trẻ nuốt phải dị vật cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Bác sĩ phát hiện dị vật sống trong ruột bệnh nhân thường ăn 2 món rất phổ biếnNgười phụ nữ 40 tuổi có thói quen ăn gỏi cá, rau sống. Khi đi nội soi, chị bất ngờ vì được thông báo có loại ký sinh trùng dài 10cm, đang sống và vận động rất nhanh ở đoạn cuối đại tràng." alt=""/>Bác sĩ phát hiện 'vật thể lạ' trong dạ dày bệnh nhânTiến sĩ Vũ Thị Hồng Nhung cho hay: “CBDC có một số đặc điểm tương tự như tiền điện tử và giá trị được gắn với tiền pháp định của quốc gia. Tuy nhiên, CBDC có thể không giống với các loại tiền điện tử khác vì các giao dịch không ẩn danh do hình thức tiền tệ tập trung”.
Vị chuyên gia này cho biết, nếu như hồi tháng 5/2020 mới có 35 quốc gia cân nhắc đến CBDC, thì dữ liệu từ CBDC Tracker vào cuối năm ngoái cho thấy, có 114 quốc gia, chiếm hơn 95% GDP toàn cầu, đã tìm hiểu các đề xuất đa dạng về thiết kế, quyền truy cập và cơ sở hạ tầng của CBDC.
Trong đó, khoảng 60 quốc gia đã đạt tới giai đoạn phát triển chuyên sâu, thí điểm và triển khai CBDC; 11 quốc gia bao gồm Bahamas, Nigeria và các quốc gia trong Liên minh tiền tệ Đông Caribe, đã ra mắt đầy đủ một loại tiền điện tử của họ.
Cũng từ tháng 12/2022, tất cả các nền kinh tế G7 đã chuyển từ giai đoạn nghiên cứu sang giai đoạn phát triển CBDC. 18 trong số các quốc gia G20 đang trong giai đoạn phát triển CBDC chuyên sâu, cho thấy sự tiến bộ đáng kể và đầu tư vào nguồn lực mới.
Năm 2023, dự kiến hơn 20 quốc gia sẽ thực hiện các bước quan trọng để tiếp tục hoặc bắt đầu thí điểm CBDC, trong đó có Australia, Thái Lan, Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nga.
Nhiều lợi ích từ phát triển CBDC của Việt Nam
Tại Việt Nam, trong “Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tháng 6/2021, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2021 đến hết 2023 triển khai nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). Tiếp đó, vào tháng 10/2021, trong Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đến năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã xác định việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia là một trong những giải pháp để phat triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Tiến sĩ Vũ Thị Hồng Nhung cho rằng, đây là bước đi quan trọng cho thấy Chính phủ cam kết phát triển công nghệ tiên tiến này và triển khai thành công trên quy mô lớn.
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Bùi Duy Tùng, giảng viên Kinh tế tại Đại học RMIT Việt Nam phân tích, CBDC dựa trên công nghệ blockchain, góp phần hiện đại hóa hệ thống thanh toán bằng cách tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính và công ty Fintech ứng dụng và thử nghiệm các công nghệ hiện đại, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam.
“CBDC cải thiện độ tin cậy, an toàn và giảm thiểu rủi ro của hệ thống thanh toán nhờ tính minh bạch, xác minh và bảo mật. CBDC còn là một nền tảng có thể hỗ trợ hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện thành công lộ trình chuyển đổi số”, Tiến sĩ Bùi Duy Tùng cho hay.
Chuyên gia RMIT Việt Nam nhận định rằng, CBDC sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam bằng cách cho phép nhiều người hơn tiếp cận với các dịch vụ tài chính, đặc biệt là những người ở vùng sâu vùng xa không có tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, CBDC có thể được sử dụng ở khu vực không có kết nối Internet, cho phép mọi người thực hiện các giao dịch tài chính với chi phí thấp bằng thiết bị điện tử đơn giản, phổ biến rộng rãi.
Cùng với đó, CBDC sẽ cung cấp một công cụ hữu hiệu và hiệu quả để thực thi chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Việc phát hành CBDC cho phép Ngân hàng Nhà nước kiểm soát nguồn cung tiền một cách chính xác. Do đó, độ trễ chính sách giảm hơn nữa, nhờ vậy mà nâng cao năng suất và hiệu quả của việc điều tiết tiền tệ.
Tuy vậy, Tiến sĩ Bùi Duy Tùng dự đoán rằng một số câu hỏi thiết yếu phải được trả lời trước khi triển khai CBDC. Đầu tiên, cần cải cách quy định quan trọng cho phép Chính phủ phát hành tiền số. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xác minh xem mình có đang thực hiện đúng không, trước khi nộp đơn yêu cầu phê duyệt từ các cơ quan có thẩm quyền cấp quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới.
Song song đó, cần nâng cấp cơ sở hạ tầng số quốc gia để tương thích với việc phát hành CBDC tại Việt Nam. “Học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã thí điểm và ra mắt CBDC đặc biệt hữu ích cho Việt Nam nhằm giảm thiểu những khó khăn và vướng mắc trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển CBDC”, Tiến sĩ Bùi Duy Tùng khuyến nghị.