Vượt qua hơn 200 thí sinh đến hơn 40 trường THPT, đại học, học viện trên khắp cả nước, 05 đội thi xuất sắc nhất đến từ Trường Đại học Đại Nam, Trường Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Tòa án, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân… đã bước vào Chung kết cuộc thi khởi nghiệp xã hội - Social Innovation Launch (SIL) 2023.
Cuộc thi do Trường Đại học Đại Nam phối hợp với JCI Thăng Long và Youth Plus tổ chức nhằm ươm mầm, chắp cánh cho những tài năng trẻ có khát vọng khởi nghiệp. Đây chính là định hướng đào tạo của Trường Đại học Đại Nam: Khởi nghiệp sáng tạo, sinh viên ra trường có việc làm ngay với mức thu nhập tốt.
Ông Lê Đắc Lâm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Đại Nam chia sẻ: “Những chia sẻ, góp ý của Ban giám khảo, đại diện các doanh nghiệp, mentor... tại cuộc thi chắc chắn đã giúp các bạn trẻ có thêm kiến thức, kinh nghiệm để xây dựng phương án kinh doanh khả thi hơn, mang lại cơ hội thành công cao nhất. Trong thời gian tới, Trường Đại học Đại Nam sẽ tiếp tục phối hợp và tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa, thiết thực như SIL để tạo sân chơi cho các bạn trẻ thể hiện bản thân”.
Giám khảo của vòng Chung kết năm nay là những chuyên gia với kiến thức sâu rộng, những nhà lãnh đạo uy tín, thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp.
Chung kết là cuộc đối đầu “nảy lửa” của 05 đội thi với các dự án tiềm năng, gắn liền với 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Dự án “Tín chỉ Cacbon Việt Nam” với giải pháp dịch vụ giai đoạn đầu là đo đạc và tính toán trữ lượng cacbon bằng công nghệ ở 6 tỉnh miền Bắc Trung Bộ được nhận nguồn tài trợ bởi World Bank; vừa tạo nguồn thu nhập, sinh kế cho bà con, vừa khuyến khích trồng rừng. Dự án đã được thí điểm thành công ở Quảng Yên (Quảng Ninh) và đang tiếp tục được triển khai tại xã Thanh Vận (Bắc Kạn).
Đội MeCop với dự án giải pháp Content Marketing phát triển hoạt động TMĐT cho doanh nghiệp trên nền tảng số. Dự án không chỉ giúp người tiêu dùng tiếp cận những sản phẩm chất lượng cao mà còn lan tỏa văn hóa các địa phương.
Đội Cadudes với giải pháp xây dựng và phát triển web/app về chăm sóc sức khỏe tinh thần gồm 3 tính năng chính: Nhật kí cảm xúc cá nhân, Người bạn tâm giao và Chữa lành tâm hồn để giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần cho giới trẻ.
Đội A2Z - Save Food, Save Earth của nhóm sinh viên khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, Trường Đại học Đại Nam đưa ra giải pháp giảm thiểu lãng phí thực phẩm bằng cách kết nối doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua ứng dụng di động.
Dự án “Ngũ mộc thảo” của nhóm sinh viên khoa Dược, Trường Đại học Đại Nam với sản phẩm túi ngâm chân chiết xuất từ 5 loại dược liệu dạng túi trà tiện dụng cho người tiêu dùng, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng động.
Trải qua vòng 01 - Pitching (trình bày ý tưởng sản phẩm), 03 đội thi Tín chỉ Cacbon Việt Nam, MeCop, Cadudes chính thức bước vào vòng 02 - Trao đổi đề án (phản biện nhóm).
Dự án thiết thực, đầy tiềm năng cùng khả năng thuyết trình ấn tượng, màn tranh luận quyết liệt, máu lửa đã giúp dự án “Tín chỉ Cacbon Việt Nam” giành về chiếc cúp giá trị của SIL 2023 cùng tổng giải thưởng lên tới 20 triệu đồng.
Giải Nhì thuộc về đội Mecop; Giải Ba được trao cho đội Cadudes. 02 đội thi đến từ Trường Đại học Đại Nam là A2Z - Save Food, Save Earth và Ngũ mộc thảo giành Giải Triển vọng.
Trịnh Huyền Trang - Trường Đại học Đại Nam chia sẻ: “06 tháng không phải một hành trình quá dài, nhưng chắc chắn là một bước đệm quan trọng để chúng em bước ra khỏi vùng an toàn, dám nghĩ, dám làm và dám theo đuổi ước mơ, nhiệt huyết, ý tưởng khởi nghiệp và tạo tác động xã hội”.
Nguyễn Huy Minh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay: “Cuộc thi không chỉ là nơi để ươm mầm ý tưởng mà còn là nơi để phát triển những người lãnh đạo và có trách nhiệm với xã hội”.
Bà Jen Vũ Hường - Giám đốc Chương trình và Cộng đồng BK Holdings, Nhà sáng lập cộng đồng doanh nhân Quốc tế HEC chia sẻ: “Tính khả thi của các dự án cùng màn thể hiện ấn tượng, quyết liệt và đầy thuyết phục của các đ ội thi cho thấy sự tài năng, bản lĩnh của các bạn trẻ. SIL là một mảnh đất màu mỡ để các bạn vun trồng ước mơ, khát vọng. Tôi tin rằng dự án của các bạn sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai”.
Thế Định
" alt=""/>Đã tìm ra quán quân cuộc thi Social Innovation LaunchCác nội dung trên điện thoại hay TV ngày nay có nhiều loại nội dung và đa số các loại có thời lượng ngắn thường ảnh hưởng nhiều sức sáng tạo của trẻ. Các đoạn hình ảnh hay đoạn nhạc có thể kích thích sự tò mò của bé, tuy nhiên việc xem các loại nội dung với chất lượng và giá trị thấp có thể khiến con bị cản trở trong quá trình hình thành sự sáng tạo ở bản thân.
4 quy tắc bố mẹ cần nhớ để khi cho con tiếp xúc với thiết bị điện tử
Để có thể kích thích sự sáng tạo của bé nhiều hơn, bố mẹ có thể không cần “cấm tiệt” việc sử dụng các thiết bị điện tử, và áp dụng thử các quy tắc sau:
Chọn lọc nội dung
Bố mẹ nên chọn lọc nội dung để con có thể tận dụng tối đa thời gian sử dụng các thiết bị để trau dồi thêm kiến thức.
Đặt giới hạn
Bố mẹ nên đặt giới hạn thời gian khi con dùng các thiết bị điện tử. Trẻ nên ý thức rằng thời lượng mình có thể sử dụng các thiết bị điện tử là bao lâu.
Sử dụng các thiết bị điện tử để giúp ích cho các môn học
Các thiết bị điện tử cũng có thể trở nên có ích khi bố mẹ biết cách kết hợp sử dụng thiết bị với các môn học năng khiếu để con có thể vừa học, vừa chơi.
Học các môn năng khiếu
Ngoài việc học, bố mẹ có thể điều hướng con khám phá các nhạc cụ hoặc tham gia các lớp học âm nhạc để hạn chế “thời gian chết” khi sử dụng thiết bị điện tử.
Phát triển tiềm năng âm nhạc trong con cùng trường âm nhạc Yamaha chuẩn Nhật Bản
Bên cạnh các loại nhạc cụ được tích hợp thêm ứng dụng trên thiết bị điện tử hỗ trợ cho việc tập luyện, bố mẹ còn có thể cho con tham gia các lớp năng khiếu âm nhạc để con có thể có thêm nhiều thời gian bổ ích. Tại các lớp học thuộc Trường âm nhạc Yamaha, bên cạnh giáo trình độc quyền từ Nhật Bản, con sẽ được học thêm những bài học thú vị khi luyện tập trên đàn, hoặc cách thức tự rèn luyện tại nhà bằng các thiết bị điện tử.
Bên cạnh đó cơ sở vật chất tại các Trường âm nhạc Yamaha rất tiên tiến sẽ giúp trẻ vừa học vừa chơi một cách thông minh và hiện đại nhất.
Trường âm nhạc Yamaha - Địa điểm đào tạo âm nhạc chuẩn Nhật Bản Trường Âm Nhạc Yamaha là thương hiệu với lịch sử lâu đời và uy tín, được công nhận trên toàn thế giới đã có mặt trên 40 quốc gia và khu vực với hơn 5 triệu học viên toàn cầu đã tốt nghiệp cùng Hệ Thống Chứng Chỉ Âm Nhạc Yamaha (YGES) được công nhận quốc tế. Trường âm nhạc Yamaha mang đến các khóa học như: Cảm thụ âm nhạc, Piano, Guitar, Violin, Trống, Thanh nhạc… được xây dựng với giáo trình chuẩn Nhật Bản qua nhiều năm nghiên cứu và xây dựng của Tập Đoàn Yamaha. Để nhận được tư vấn về lộ trình học chi tiết và các chương trình ưu đãi khác liên hệ: Website: https://vn.yamaha.com/vi/education/ Facebook: Yamaha Music School Vietnam Hotline: 1900 299 279 |
Hồng Nhung
" alt=""/>4 quy tắc trẻ sử dụng điện thoại cần tuân thủ"Đồng niên của tôi lúc ấy có 37 người đi học. Nhưng ngay kì nghỉ hè đầu tiên, số ở lại học ngoài tôi chỉ còn vài người. Thấy bạn bè bỏ học tôi cũng từng có ý định từ bỏ việc học nhưng câu nói của bố về con đường đổi đời duy nhất chỉ có đi học đã giúp tôi trở lại trường", ông Xinh kể.
Ông nhớ lại: "Ngày đó, Mường Nhé gần như chỉ có đường rừng, cách duy nhất để đến trường là đi bộ. Từ nhà đến trường nội trú tỉnh là gần 300km, mờ sáng tôi dắt một ít xôi và lộ phí rồi phía trước tôi là hơn 10 ngày đi bộ ròng rã", ông Xinh bồi hồi nhớ lại.
Không chỉ mệt vì trải qua quãng đường dài, con đường đến với con chữ của ông Xinh còn trải qua các con suối nước cuộn chảy sau mưa, là băng rừng, vượt đèo, là nghe bên tai tiếng thú rừng rình rập... Mỗi một lần về rồi quay lại trường phải mất cả tháng nên gần như suốt mười năm đèn sách ở trường nội trú tỉnh cũng là từng ấy năm ông xa gia đình.
Cột mốc đáng nhớ của ông Xinh và cũng là của vùng đất Sín Thầu là vào năm 1983 - cậu thanh niên Hà Nhì ở tuổi 23 đã trở thành người đầu tiên cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp phổ thông.
"Ngày cầm bằng tôi bật khóc vì sung sướng. Nhờ học được con chữ, suy nghĩ của tôi cũng thay đổi, tôi muốn mang những kiến thức học được để sớm ứng dụng với chính nơi mình sinh ra như một cách để trả ơn", ông Xinh xúc động kể lại.
Ở Sín Thầu, dòng họ Pờ là dòng họ thành đạt nhất trong cộng đồng người Hà Nhì và gia đình ông Pờ Dần Xinh là gia đình góp phần làm rạng danh dòng họ. Sở dĩ nói vậy là bởi, gia đình ông Xinh có 3 thế hệ là đảng viên từ ông Pờ Pó Chừ, đến ông Xinh và sau đó là con trai ông Xinh - anh Pờ Hùng Sang từng là Bí thư Huyện đoàn và nay là huyện ủy viên, Bí thư đảng ủy xã Pá Mỳ, huyện Mường Nhé.
"Từ lời bố động viên theo việc học, tôi nhận ra và định hướng các con theo việc học. Thế hệ sau vươn xa hơn thế hệ đi trước. Từ việc bố là người biết con chữ đến tôi tốt nghiệp phổ thông và con trai tôi là người đầu tiên trong xã cầm trên tay tấm bằng cử nhân đại học", ông Xinh tâm sự.
Ngọn "đuốc" sống giữa cực Tây Tổ quốc
Vì tốt nghiệp phổ thông đầu tiên, ông Xinh được "săn đón" và nhanh chóng được đưa vào bộ máy đoàn thể, chính quyền cấp xã. Từ vị trí Bí thư Đoàn thanh niên năm 1983, 6 năm sau ông làm phó chủ tịch UBND kiêm trưởng công an. Năm 1994, ở tuổi 34 ông Xinh được bầu làm Chủ tịch UBND xã Sín Thầu rồi đảm nhận chức vụ Bí thư Đảng ủy xã cho đến lúc nghỉ hưu.
Từ một xã bị bủa vây bởi đói nghèo, ma túy, Sín Thầu dưới sự dẫn dắt của ông Xinh và tập thể Đảng ủy xã đã vươn lên thành xã duy nhất có "bốn không" - không người nghiện, không phá rừng, không di cư và không có truyền đạo trái phép.
Nói về những đóng góp của ông Pờ Dần Xinh, bà Pờ Mỳ Lế - Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu, cho biết, ông Pờ Dần Xinh kể cả lúc đang công tác hay là lúc nghỉ hưu đều được bà con ví như "ngọn đuốc sống" để bà con học hỏi và noi theo.
"Có thời điểm công tác, ông Pờ Dần Xinh đã hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng trường học. Bởi ông cho rằng mình làm được bà con mới làm và nghe theo, mình làm gương, bà con sẽ yêu thương, quý mến và kính trọng mình", Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu Pờ Mỳ Lế nhớ lại.
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, ông Xinh xúc động kể: Đời sống bà con Sín Thầu dần ổn định, kinh tế các gia đình ngày một khấm khá, có những hộ đã mua được xe ô tô, xe máy...
Dù vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại, những giá trị văn hóa người Hà Nhì đang bị mai một là điều khiến già làng Pờ Dần Xinh đau đáu.
Ông tâm niệm: "Làm gì để lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc của người Hà Nhì, gìn giữ cho các thế hệ con cháu đó là lời trăn trở lớn nhất của tôi".
Nghĩ là làm, không kể ngày đêm ông lại đi khắp các bản làng, gặp gỡ những người già am hiểu về văn hóa Hà Nhì để sưu tầm những câu chuyện kể truyền miệng; những phong tục tập quán tốt đẹp, những câu hát, điệu lý Hà Nhì cổ... tập hợp và hệ thống lại để lưu giữ cho các thế hệ sau này. Ông Xinh cũng là người có công trong việc tìm tòi phục dựng lại nhiều lễ hội, phong tục đặc sắc của người dân tộc Hà Nhì…
Năm 2016, ghi nhận công lao của ông Pờ Dần Xinh, Chủ tịch nước trao tặng ông danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa dân gian vì có công nắm giữ, truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống.
Đề cập đến ông Xinh dưới góc độ người có uy tín tại địa phương, Bí thư huyện ủy Mường Nhé Bùi Minh Hải nhìn nhận: Ông Pờ Dần Xinh là một minh chứng sống động cho vai trò, ý nghĩa lớn lao của già làng, trưởng bản, nghệ nhân có uy tín trong phong trào xây dựng nếp sống mới.
“Ông Pờ Dần Xinh và các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, những người có uy tín trong cộng đồng đã và đang góp phần không nhỏ vào sự chuyển mình đổi thay nơi cực Tây Tổ quốc”, ông Bùi Minh Hải nói.
Chuyện chưa kể về ngôi làng hơn 200 nóc nhà có đến 12 tiến sĩNgôi làng nhỏ nằm bên dòng sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc nổi tiếng vì có đến 12 vị tiến sĩ Nho học, 2 di tích lịch sử cấp quốc gia. Nơi đây còn có một tên gọi khác là “làng tiến sĩ”." alt=""/>Chuyện người đầu tiên tốt nghiệp THPT nơi biên giới